Cách điều trị đốm đồi mồi da
Đốm đồi mồi là những đốm sẫm màu trên da, thường gặp ở mặt, bàn tay, cánh tay, vai và ngực, gây mất thẩm mỹ, khó điều trị.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết đốm đồi mồi thường kích thước không đều, từ 0,5 đến 2,5 cm, được xem là dấu hiệu của lão hóa da. Tuổi càng cao, đốm càng nhiều, tiến triển cả về màu sắc lẫn kích thước. Tuổi tăng, da mỏng hơn, đàn hồi kém hơn nên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị tổn thương. Người trẻ tuổi làm việc nhiều dưới ánh mặt trời mà không bảo hộ da cũng dễ mắc bệnh.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây đồi mồi da, như lạm dụng đèn, đặc biệt ở những người có làn da sáng; sử dụng mỹ phẩm nhạy cảm với ánh nắng. Di truyền, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, lối sống thiếu khoa học… cũng gây tổn thương da, xuất hiện đốm đồi mồi.
Theo bác sĩ Yến, đốm đồi mồi không phải ung thư da song làm mất thẩm mỹ. Một số trường hợp đốm đồi mồi tăng trưởng nhanh về kích thước, màu sắc bất thường, kèm theo đau, ngứa hoặc ra máu…
Bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh đốm đồi mồi nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10h sáng đến 15h chiều. Thời gian này ánh nắng mặt trời chứa tia UV với cường độ cao nhất, ảnh hưởng đến da. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chỉ số SPF ít nhất 30 trước khi ra nắng 20-30 phút và thoa nhắc lại sau mỗi hai, ba giờ. Thoa thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc ra mồ hôi. Đeo kính râm, đội mũ rộng vành, mặc quần áo có tác dụng bảo vệ che chắn nắng.
Về điều trị, tùy thuộc tình trạng đốm da, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Bệnh nhẹ, có thể dùng kem làm sáng da chứa hydroquinone, hoặc kết hợp retinoids (tretinoin) và steroid nhẹ để làm mờ các đốm đồi mồi trong vài tháng.
Liệu pháp laser và ánh sáng xung mạnh, dùng hai đến ba liệu trình trị liệu để loại bỏ lớp trên cùng của da.
Video đang HOT
Liệu pháp lạnh đông là đưa nitơ lỏng vào các đốm đồi mồi để phá hủy sắc tố. Bác sĩ chấm nitơ lỏng lên tổn thương da nhỏ trong vòng 5 giây, hoặc xịt nitơ lỏng lên vùng tổn thương rộng hay một đám nhỏ các đốm đồi mồi. Khi vùng da này lành lại, tổn thương mờ dần và sáng hơn.
Tẩy da bằng AHA (alpha hydroxy acid): AHA có các phân tử nhỏ, dễ dàng thâm nhập vào bề mặt da, loại bỏ tế bào da chết theo cơ chế tự nhiên. Thoa AHA lên vùng da có đồi mồi để tăng cường độ ẩm, trẻ hóa làn da nhờ tái tạo tế bào mới, cải thiện sắc tố, làm đều màu da.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng hai kỹ thuật dermabrasion (mài mòn da) và microdermabrasion (siêu mài mòn da) để tái tạo bề mặt da, giúp da mịn màng hơn.
Các phương pháp trên có thể cải thiện làn da sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên chúng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như đỏ da, kích ứng, tăng sắc tố sau viêm… Do đó bệnh nhân cần phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn phương thức điều trị phù hợp cho da của mình.
Ngoài ra, nên áp dụng chế độ ăn đủ chất, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu vitamin A, E, C, omega-3, selen, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc. Tăng cường vận động, sống vui khỏe để giảm stress và làm chậm quá trình lão hóa chung cho cơ thể.
Điều gì xảy ra khi đeo khẩu trang sai cách?
Tái sử dụng, giặt không sạch, chạm tay vào mặt ngoài... có thể khiến khẩu trang thành nơi chứa mầm bệnh, gây hại cho người dùng.
Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng được Bộ Y tế khuyến cáo nhằm tránh lây virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khẩu trang có thể trở thành nguồn lây khi không được dùng đúng cách.
Trao đổi với Zing, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM), cảnh báo những nguy cơ có thể gặp.
Nguy cơ tiềm ẩn
- Khẩu trang y tế có thể tái sử dụng không?
- Khi đeo tới nơi công cộng, bề mặt ngoài của khẩu trang sẽ tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, virus, các tác nhân bên ngoài môi trường và giọt bắn của người khác. Mặt trong của khẩu trang cũng nhận toàn bộ dịch tiết từ miệng chúng ta khi nói chuyện, hắt hơi, ho cùng bụi bẩn, chất nhờn trên da mặt. Do đó, việc tái sử dụng khẩu trang làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Khẩu trang y tế có thể trở thành nguồn lây lan nếu sử dụng sai cách. Ảnh: Business Insider.
Bên cạnh đó, việc đặt khẩu trang ở nơi không đúng quy định khiến vi khuẩn có thể bám vào mặt bên trong. Nếu dùng lại, đây sẽ là tác nhân gây bệnh khi vi khuẩn bám vào da, mũi, miệng và lan sang tay hoặc những đồ dùng xung quanh.
Khẩu trang bị nhàu, nát cũng ảnh hưởng tới tính lọc, thấm. Việc sử dụng khẩu trang trong trường hợp này trở nên vô nghĩa.
- Sử dụng khẩu trang y tế không đúng cách sẽ gây tác hại gì?
- Khẩu trang y tế thường có nhiều lớp. Mỗi lớp có công dụng khác nhau để bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn, virus. Trong đó, lớp ngoài có tính chất chống nước, ngăn cản giọt bắn khi hắt hơi, ho, thở mạnh... Lớp giữa cũng giúp ngăn giọt bắn và lọc bụi, vi khuẩn. Lớp trong cùng mềm mịn tạo cảm giác thoải mái cho người dùng và thấm hút mồ hôi thông qua tính chất hút ẩm.
Việc đeo ngược khẩu trang, liên tục di chuyển chúng giữa mặt và cổ sẽ tạo điều kiện cho virus phát tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể. Người tiêu dùng cần lựa chọn khẩu trang còn hạn dùng, có ít nhất 3 lớp kể trên để đảm bảo công dụng.
Giặt khẩu trang vải phải đúng cách
- Khẩu trang vải kháng khuẩn có thể ngăn ngừa lây nhiễm virus và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng cần lưu ý những gì?
- Dù có độ che phủ bề mặt không cao bằng chất liệu không dệt, khẩu trang vải vẫn có khả năng ngăn cản dịch hô hấp từ người dùng, giúp họ hạn chế đưa tay trực tiếp lên miệng.
Khẩu trang vải có thể trở thành nguồn lây nếu không tuân thủ những quy tắc trong tái sử dụng. Ảnh: CNBC.
Việc vệ sinh khẩu trang vải không sạch sau khi đeo làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cho người dùng và cộng đồng. Do đó, khi tái sử dụng khẩu trang vải, chúng ta nên đảm bảo loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Nên giặt qua một lượt trước khi sử dụng.
- Ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút ở 100 độ C rồi giặt lại.
- Sau khi giặt, phơi khẩu trang ở nơi có ánh nắng mặt trời, tránh tạo điều kiện để virus ẩn náu và lan rộng.
- Không là khẩu trang, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
- Không sử dụng khẩu trang ướt. Hành động này sẽ làm khẩu trang dễ bám bụi, virus.
Khẩu trang vải chỉ nên tái sử dụng với 30 lần giặt để đảm bảo công dụng tốt nhất.
Nếu bạn có thói quen hoặc gặp dấu hiệu này, hãy nghĩ đến ung thư vú Ung thư vu la ung thư xâm lân thương găp nhât ơ phu nư, va la nguyên nhân thư hai gây tư vong do ung thư ơ nư giơi, sau ung thư phôi. Hiêu biêt vê cac triêu chưng va sư cân thiêt cua tâm soat bênh la rât quan trong, giup giam bơt nguy cơ cua ung thư vu. Nguy cơ ung...