Cách để có cây phượng vĩ đẹp mà an toàn trong sân trường
PGS.TS Đặng Văn Hà – Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay, phượng là loại cây thân và cành giòn, mềm, rất hay bị rỗng mục nên khi gặp mưa bão dễ gãy đổ.
Liên quan đến sự việc gây xôn xao dư luận những ngày gần đây về cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bị bật gốc đổ đè làm bị thương nhiều học sinh, PGS.TS Đặng Văn Hà đã có những chia sẻ với VietNamNet về loại cây này và cách trồng, chăm sóc, theo dõi đảm bảo an toàn.
Ông Hà cho hay, phượng vĩ là loại cây hay được chọn trồng trong các trường học, bởi có mùa hoa nở rộ vào mùa hè có màu sắc rực rỡ, ấn tượng gắn bó với nhiều thế hệ học trò.
Qua theo dõi nhiều năm, và cũng nghiên cứu chuyên ngành kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, ông Hà cho hay, đây là loại cây có đặc điểm sinh trưởng nhanh. Thân và cành giòn, mềm nên khi gặp mưa bão đó đã là một nguyên nhân dễ gãy đổ.
Chưa kể, cây phượng cũng rất hay bị rỗng mục.
“Hầu hết các cây phượng trồng khoảng tầm từ 20 năm trở lên đều có vấn đề, tự mục rỗng ruột. Đối với những cây già 40-50 thì những nguy cơ này càng cao. Điều này do đặc điểm tự nhiên của loại cây thôi. Do vậy đối với những cây trồng lâu năm thì phải đặc biệt theo dõi đến hiện tượng này”, ông Hà nói.
Khi cây bị rỗng ruột, thường có cả những hiện tượng tương tự về hệ rễ bên dưới đất như một số rễ cái chết dần.
PGS.TS, Đặng Văn Hà – Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường ĐH Lâm nghiệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ngoài ra, cây phượng cũng có thể bị tác động bởi yếu tố con người.
Theo ông Hà, có 2 nguyên nhân tác động từ phía con người mà ở các đô thị và trường học quan sát thấy diễn ra rất nhiều.
“Với những trường mới xây dựng, cũng hay chọn trồng cây phượng. Mà khi trồng thì thường muốn cây trông đẹp mắt ngay nên trồng cây lớn. Với một cây đường kính 20cm, cao khoảng 6-7m chẳng hạn, khi chuyển đến trồng thì thường các rễ cái, cành to đã bị cắt hết. Nhưng tại những chỗ rễ cái, cành to bị cắt, hay những chỗ trong quá trình vận chuyện bị xước vỏ thì đều là nguyên nhân dẫn đến mục rỗng. Bởi khả năng liền sẹo ở những chỗ có vết cắt của cây rất khó bởi gỗ cây mềm nhanh mục. Sau này khi thấy cây sống, mọi người tưởng rằng thế là an toàn nhưng khi gặp gió bão, những cây này dễ đổ, gãy”.
Thứ hai là tại các trường học có lịch sử 30 -40 năm trở lên thường hay trồng nhiều những cây phượng đến nay có tuổi đời cao. Điển hình như Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) với vụ việc cây đổ vừa qua.
Video đang HOT
“Nhiều trường trong quá trình cải tạo sân, thường đổ những lớp bê tông đến gần sát gốc cây. Nhưng đặc điểm của cây phượng là rễ ăn nổi, ngang, không đâm sâu xuống đất, nên khi đổ những lớp bê tông dày từ 15-20cm thì toàn bộ lớp rễ nằm dưới phần bê tông rơi vào tình trạng yếm khí, không hô hấp được và lâu dần sẽ chết dần. Qua đó cũng là nguyên nhân khiến cây dễ đổ”.
Cây phượng mục rễ đổ trong Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) khiến nhiều học sinh bị thương. Ảnh: Lê Na
Ngoài ra nguyên nhân gây đổ cũng có thể đến từ việc xây bồn xung quanh gốc. “Đa số trong trường học, thường tư duy thực dụng xây bồn kết hợp với ghế ngồi nghỉ cho học sinh, giáo viên. Bồn cao khoảng 40-45cm so với mặt đất cũ, rồi đổ một lớp đất mới vào sau khi xây bồn xong khiến thông khí, thoát nước kém, tổn hại đến rễ cây. Cây không chết ngay nhưng yếu dần do các rễ nhỏ bị hỏng. Ở những phần cổ rễ cũ chết đi sẽ mọc ra những rễ tơ mới để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Nên mắt thường nhìn thấy cây sống tươi tốt nhưng thực ra ở phía bên dưới đã bị mục rỗng hết rồi”.
Theo ông Hà, tình trạng này xảy ra rất nhiều. “Vì vậy mà nhiều nơi, nhiều làng, các cây được vinh danh cây cổ thụ, di sản năm nay thì hai ba năm sau cây chết. Nguyên nhân cũng do hiện tượng trên”.
Với những đặc điểm cũng như tuổi thọ của cây phượng không dài, ông Hà cho rằng, với những trường học muốn trồng để làm đẹp cảnh quan, khi đưa vào nên chọn những cây giống có kích thước vừa phải. “Cây phải có ngọn, cành và chưa đến giai đoạn trưởng thành. Đường kính khoảng 6-8cm, cao khoảng 4-5m là phù hợp. Lúc này thì hệ rễ của cây sẽ phát triển rất khỏe mạnh, sử dụng được lâu. Đặc biệt không nên trồng cây lớn mà bị cắt hết cành to, bởi sẽ rất nguy hiểm vì chuyện mục rỗng”.
Để đảm bảo an toàn, theo ông Hà, cần phải có biện pháp chống, cắt tỉa những cành mọc vống vươn lên; khống chế chiều cao của cây. “Định kỳ khoảng 3 năm cắt một lần thì sẽ tạo ra những lớp cành tán rất đều nhau. Nhưng thường ở ta, từ khi trồng đến khi chặt đi có mấy ai tác động gì đâu và việc cây nghiêng cây ngả mọi người cho đó là chuyện bình thường. Khi xảy ra sự việc mới hối tiếc”, ông Hà nói.
Theo ông Hà, đối với những cây lớn tuổi hiện đang trong sân trường, có thể phải đưa vào đối tượng diện theo dõi sát sao, thường xuyên để có phương án đảm bảo an toàn.
Trước mùa giông bão phải cắt tỉa cành, hạ chiều cao của cây. Đồng thời liên hệ các công ty, chuyên gia cây xanh xem xét định kỳ mức độ sâu bệnh của cây ra sao từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.
Những cô gái mang khao khát kiến tạo cuộc sống - Kỳ 1: Jang Kều và quỹ Sống
Hai năm nay, Jang Kều - Phạm Thị Hương Giang đã bắt đầu bước đi mới cho Nhà chống lũ - dự án mà cô gầy dựng lên 7 năm trước. Quỹ Sống đã tiếp nối Nhà chống lũ với khao khát mang đến một sự thay đổi bền vững hơn.
Chân dung Jang Kề u - người sáng lập Nhà chống lũ và quỹ Sống - Ảnh: VŨ THỦY
Sống của Jang Kều không chỉ hướng đến sự sống an toàn, bền vững cho con người mà còn là sự sống của cây cối, của cả cộng đồng. Sống xây dựng hệ sinh thái gồm cộng đồng bền vững, con người bền vững và thiên nhiên bền vững
Từ nhà chống lũ đến trồng rừng
Gặp Jang ở một văn phòng nơi cô đang làm cố vấn thương hiệu cho một nhãn hãng mới đặt chân đến Việt Nam. Dáng cao, mái tóc ngắn xoăn mì, bộ đồ tối giản kiểu menswear (phục trang của nam) và nụ cười rộng ở Jang toát lên một kiểu khí chất nghệ sĩ nhưng mạnh mẽ và thoải mái.
Dự án của Jang cũng luôn mang những cái tên rất lãng mạn: Làng hạnh phúc, Hạnh phúc xanh cho dự án cây xanh đô thị và Forest Symphony (Giao hưởng rừng xanh) với dự án trồng rừng.
"Năm 2016, tôi đi khảo sát ở miền Tây với dự định xây nhà chống lũ khi dự án đã làm hòm hòm tại miền Trung. Tháng 4 miền Tây nắng nóng kinh khủng và mọi người bắt đầu nói miền Tây hạn hán rồi. Hạn mặn không phải câu chuyện của Nhà chống lũ lúc đó nhưng khiến tôi đau đáu.
Câu chuyện lúc đó cũng không khác mấy câu chuyện hiện tại, nhưng hạn mặn năm nay đến sớm hơn rất nhiều và khủng khiếp hơn" - Jang kể về ngọn nguồn dự án đầu tiên của Forest Symphony ở miền Tây.
Tháng 9-2019, sau rất nhiều hoạt động chuẩn bị, 10.000 cây bần đã được trồng ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) với một phần vốn góp của chính quyền địa phương và nguồn quỹ từ hoạt động gây quỹ cộng đồng của quỹ Sống.
"Miền Tây cần phải bắt đầu thích nghi với đời sống hạn mặn, với điều kiện tự nhiên mới của Đồng bằng sông Cửu Long. Phải trồng các loại cây, nuôi những loại con sống được ở nước mặn, trong đó cây bần là một ví dụ" - Jang nói về lý do trồng rừng bần.
Những cánh rừng bần trồng ven sông, biển không chỉ chống sạt lở, chống sụt lún, giảm hiệu ứng nhà kính mà còn tạo quần thể sinh học mà người dân có thể sinh sống, nuôi trồng.
"Cây bần có thể khai thác để làm giấy, quả bần cũng có thể làm thức ăn, rễ cây bần có thể nuôi thủy sản, cắt ra làm nút chai rượu vang. Tôi tin rằng nếu con người luôn giữ tâm thế khiêm nhường với thiên nhiên thì chúng ta luôn có những cách thức để cuộc sống của chúng ta và cả thiên nhiên được bền vững" - Jang chia sẻ.
Kiên trì để nhìn thấy sự thay đổi
"Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt nhiểu khó khăn, nhưng tôi không muốn làm những thứ ngắn hạn. Chúng tôi có thể chở nước đến, có thể tặng tiền người dân ở vùng hạn mặn, nhưng phải nén bất lực trong lòng để làm việc dài hạn" - Jang chia sẻ về hành trình "trồng cây, xây nhà" ở miền Tây.
Cô bảo việc trồng cây bây giờ vẫn chưa thay đổi được điều gì, nhưng 10-20-30 năm nữa sẽ nhìn thấy tác động. Còn việc xây nhà mất nhiều thời gian nhưng sẽ giúp người dân không bị thủy triều đe dọa trong chừng 50 năm tiếp theo.
"Ở miền Tây khảo sát thì nhiều vô kể, nhưng thuyết phục một năm trời chỉ có hai nhà đồng ý làm. Mình không dám hi sinh nguyên tắc tối thiểu của mình đó là sự chung tay" - Jang chia sẻ.
Nếu theo dõi các dự án Nhà chống lũ, mọi người đều biết dự án chỉ hỗ trợ kỹ thuật và 50% kinh phí, còn lại 50% do hộ dân đóng góp.
"Nếu không có nguyên tắc đó thì không thể đi được lâu dài. Tự người dân và tự cộng đồng mới có thể giải quyết được vấn đề của chính họ. Khi cộng đồng nhận thức được, bắt tay vào giải quyết vấn đề thì hiệu quả sẽ rõ nét hơn nhiều.
Nếu họ chỉ nhận sự giúp đỡ thì họ sẽ bị động, chờ mong, ỷ lại, dần dà sẽ nghĩ giúp đỡ là chuyện đương nhiên. Chúng tôi có thể gây quỹ để xây cả 50 ngôi nhà của dự án Làng hạnh phúc ở miền Tây, nhưng tất cả phải chế ngự sự bất lực để đi đến cùng sự thay đổi" - Jang chia sẻ.
Sự thay đổi đó chính là thay đổi tư thế của người dân về tương lai. Sự kiên nhẫn của Jang và đội ngũ đã được đền đáp. Cô bảo 700 ngôi nhà đã làm ở các vùng miền, "không chỉ nhân sinh quan của người dân thay đổi mà lối sống cũng thay đổi".
Họ rửa chân trước khi vào nhà, trồng rau trái đem ra chợ bán để có thêm thu nhập lo cho con học hành, "không sống cuộc sống được chăng hay chớ nữa".
Nhưng đó vẫn chưa phải là điểm dừng mà Sống mong muốn. Dự án Làng hạnh phúc trước hết là hướng đến cuộc sống an toàn, sau đó là hồi phục các giá trị văn hóa.
"Khi môi trường tự nhiên ngày càng bị hủy hoại, người dân không thể sống được ở làng quê, người dân bán đất, rời làng để lên thành phố hoặc thậm chí sống lay lắt không còn là cuộc sống ở những vùng nông thôn. Cấu trúc làng xóm bị phá vỡ, văn hóa thui chột.
Với việc thành lập quỹ Sống sau 5 năm vận hành Nhà chống lũ, chúng tôi muốn thúc đẩy lối sống bền vững, làm sao con người sống hài hòa với thiên nhiên, gìn giữ thiên nhiên, gìn giữ giá trị văn hóa" - Jang chia sẻ.
Sống còn hướng đến tác động nhận thức của những cộng đồng có tri thức hơn, "những người không khó khăn nhưng cũng đang sống không bền vững". "Họ cũng chính là những người tiêu thụ nhiều nhất, gián tiếp hủy hoại thiên nhiên nhiều nhất. Biết trồng bao nhiêu cây, làm bao nhiêu nhà cho đủ nếu không nâng cao nhận thức của con người" - Jang chiêm nghiệm.
Xây nhà và phủ xanh Việt Nam
Từ năm 2013 đến nay, quỹ Sống đã xây dựng khoảng 700 căn nhà trên khắp cả nước, gồm cả nhà chống lũ và nhà tái định cư cho người dân chịu ảnh hưởng bởi động đất và sạt lở.
Sau 10.000 cây bần được trồng ở Cù Lao Dung, tháng 4 vừa qua Forest Symphony đã nhận được công văn của UBND tỉnh Sóc Trăng chấp thuận triển khai thêm một dự án trồng bần ở khu vực 50ha bãi bồi ven biển. Sống cũng đang dần đi đến những bước cuối cùng để hoàn thiện công viên Hạnh phúc xanh ở quận 12 (TP.HCM).
Nhưng với Jang và quỹ Sống, đó mới chỉ là khởi đầu cho dự án trồng cây "sẽ kéo dài 70 năm với hàng triệu cây xanh trong các cánh rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, công viên thành phố".
Trường ĐH công lập nào xét học bạ ngành Marketing, quản trị kinh doanh Không còn kỳ thi THPT quốc gia, năm nay, nhiều trường ĐH đã sử dụng phương thức xét tuyển kết quả học THPT (học bạ) của thí sinh để tuyển sinh. Hỏi: Hiện nay tại khu vực Hà Nội có những trường ĐH công lập nào xét tuyển bằng học bạ đối với ngành Marketing hoặc Quản trị kinh doanh? Trả lời: Hai...