Cách đánh giá bảo mật ứng dụng trước khi cài lên iPhone
Lâu nay chúng ta vẫn duyệt và bấm cài đặt các ứng dụng mà mình cần trên điện thoại trong “vô thức”. Nhưng giờ đây Apple cung cấp một công cụ mới cho phép bạn giảm thiểu rủi ro đó.
Apple đang muốn gia tăng các giải pháp bảo vệ quyền riêng tư người dùng
Từ cuối năm 2020, cửa hàng ứng dụng App Store bắt đầu cung cấp nhãn “App Privacy” (quyền riêng tư của ứng dụng) cho tất cả danh mục ứng dụng được niêm yết. Qua thông tin này, bạn có thể nhìn nhận chính xác hơn cách các ứng dụng theo dõi bạn, cũng như đưa ra quyết định có nên tải chúng xuống hay không qua chia sẻ của trang How To Geek :
Vì sao Apple đột ngột chuyển qua giám sát quyền riêng tư?
Với sự ra mắt của iOS 14 vào năm ngoái, Apple bắt đầu tập trung mạnh mẽ hơn về khía cạnh quyền riêng tư trên điện thoại thông minh và các ứng dụng của nó. Đây cũng là một trong những cách mà Apple muốn khách hàng phân biệt sản phẩm của họ với đối thủ, thông qua việc giám sát và đưa ra các biện pháp bảo vệ lợi ích (trong đó có quyền riêng tư) cho khách hàng của mình.
Cho đến gần đây, cách các ứng dụng iPhone và iPad có thể theo dõi bạn hoặc sử dụng dữ liệu cá nhân của bạn không hoàn toàn minh bạch với người dùng. Ngoài việc thực thi nhiều giải pháp bảo mật cho iPhone, Apple triển khai thêm một loại nhãn chuyên dụng cho quyền riêng tư số của các ứng dụng. Giờ đây, bạn chỉ cần xem qua là có thể tạm đánh giá hiệu suất bảo mật của ứng dụng để đưa ra quyết định với chúng.
Cách kiểm tra chi tiết quyền riêng tư của ứng dụng trên App Store
Bấm vào mục See Details ở phần App Privacy để xem chi tiết về bảo mật của ứng dụng
Trước tiên, hãy mở App Store trên iPhone rồi tìm ứng dụng mà bạn muốn kiểm tra hoặc cài đặt. Sau đó, nhấn vào tên ứng dụng đó để mở phần mô tả chi tiết và cuộn xuống phần App Privacy (chính sách riêng tư) ở ngay dưới phần Rating & Reviews. Hãy bấm vào mục App Privacy sẽ thấy bản tóm tắt về quyền riêng tư mà nhà phát triển ứng dụng đã báo cáo với Apple (và công khai với người dùng). Dưới đây là ba hạng mục chính và ý nghĩa của thông tin trong phần gán nhãn App Privacy của một ứng dụng trên App Store:
Data Used to Track You (dữ liệu được dùng để theo dõi bạn): Các thông tin được sử dụng để theo dõi bạn trên các ứng dụng và trang web thuộc sở hữu của các công ty khác ngoài Apple, qua đó giúp các nhà quảng cáo xây dựng hồ sơ cá nhân hóa dựa trên các hành vi trực tuyến của người dùng để cho phép họ hiển thị nội dung quảng cáo cụ thể với từng người.
Data Linked to You (dữ liệu được liên kết với bạn): Các thông tin được thu thập và liên kết với danh tính cá nhân của bạn, ví dụ như Facebook sẽ biết tên thật và một số thông tin cụ thể của bạn mà nó thu thập trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng.
Data Not Linked to You (dữ liệu không được liên kết với bạn): Các thông tin được thu thập nhưng không được dùng để liên kết với danh tính trực tuyến của bạn. Nói cách khác, dữ liệu được thu thập nhưng không được dùng để xây dựng hồ sơ cá nhân hóa của người dùng.
Mỗi ứng dụng sử dụng dữ liệu theo nhiều cách khác nhau, vì thế có thể bạn sẽ không thấy đầy đủ 3 mục trên trong phần mô tả chi tiết của App Privacy. Ví dụ, nhãn App Privacy của ứng dụng Facebook sẽ không có mục “Data Not Linked to You” nhưng ứng dụng Signal lại chỉ có mục này trong phần mô tả về quyền riêng tư của nó.
Có những trường hợp cá biệt như Facebook thì danh mục các dữ liệu bị nó thu thập để theo dõi bạn kéo dài hơn hẳn nhiều ứng dụng khác, đó có thể là một trong những lý do mà Facebook không hài lòng khi Apple công khai về hành vi của ứng dụng này. Nhưng đó là cách mà Apple muốn tạo ra sự khác biệt với đối thủ: Bảo vệ lợi ích và quyền riêng tư của người dùng.
Chi tiết về chính sách sử dụng dữ liệu cá nhân của ứng dụng iOS đã được công khai
Bạn có thể làm gì khi không thích cách một ứng dụng sử dụng dữ liệu của bạn?
Nếu bạn thấy một số thông tin và quyền truy cập nhạy cảm của một ứng dụng trên App Store không phù hợp với mình, thì tùy chọn đầu tiên mà bạn có thể tránh chúng là không cài đặt ứng dụng đó và thử tìm các ứng dụng thay thế phù hợp hơn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng Signal thay vì WhatsApp nếu lo ngại về việc liên kết dữ liệu để theo dõi người dùng.
Tùy chọn thứ hai là yêu cầu nhà phát triển tạo ra một phiên bản ít xâm phạm quyền riêng tư hơn, dù tỷ lệ đặt cược về khả năng thành công của tùy chọn này là thấp và cũng mất thời gian. Với cách quản lý và công khai về chính sách riêng tư của ứng dụng mới, chúng ta có thể hy vọng dưới áp lực của Apple thì ngành công nghiệp ứng dụng sẽ chú ý hơn tới vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng. Còn với Apple, họ đang “bắn” một mũi tên trúng cả hai đích: Tạo ra sự khác biệt với đối thủ và bảo vệ người dùng của họ.
5 tính năng khiến người dùng iPhone muốn cài iOS 14 ngay và luôn
Không chỉ mang đến một diện mạo mới trên iOS 14, Apple còn đẩy mạnh các chính sách về bảo mật thông tin để bảo vệ người dùng iPhone khỏi việc bị theo dõi.
Phiên bản iOS 14, dự kiến sẽ được tung ra vào cuối mùa thu, sẽ mang đến cho người dùng các chức năng tiện ích mới như tiện ích trên màn hình, thư viện ứng dụng, picture-in-picture,...
Không chỉ vậy, Apple còn đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách riêng tư về bảo mật thông tin người dùng.
Các tính năng về bảo mật mới này của Apple sẽ khiến các ứng dụng khó khăn hơn trong việc theo dõi người dùng.
Cụ thể, Apple sẽ thông báo cho bạn biết khi nào các ứng dụng đang truy cập vào camera hay micro của thiết bị. Thêm vào đó, bạn cũng có thể lựa chọn việc chia sẻ vị trí gần đúng với các ứng dụng chứ không phải vị trí chính xác của mình.
Một cách ngắn gọn: Apple đang hạn chế việc các ứng dụng hoặc trang web theo dõi bạn. Sau đây là một số điểm chính trong các thay đổi về quyền riêng tư mà Apple sẽ thực hiện trong bản cập nhật iOS 14 sắp tới.
Các quảng cáo sẽ được hạn chế hơn
Với iOS 14, các tin tức quảng cáo sẽ hạn chế xuất hiện hơn những phiên bản iOS tiền nhiệm. Tuy được xem là có lợi cho người dùng vì họ sẽ không bị làm phiền, nhưng điều này có thể ảnh hưởng đến các công ty 'sống' dựa vào quảng cáo trực tuyến.
Facebook vừa qua đã đưa ra thông báo rằng, việc giới hạn quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ Mạng Quảng cáo Thông minh - Audience Network đến hơn 50%.
Theo Facebook, mạng lưới này đã thu về gần 1.5 tỷ USD vào năm 2018 và sự thay đổi của Apple sẽ gây hại đến các nhà phát triển và nhà phát hành đang dựa vào nguồn thu này.
Ngoài ra, Facebook cũng đề cập rằng doanh thu của chính mình cũng sẽ bị ảnh hưởng khi các thay đổi này được thông qua sắp tới.
Tính năng Báo cáo Theo dõi trên Safari
Trình duyệt Safari trên iOS 14 sẽ được tích hợp tính năng ngăn cản các trang web theo dõi người dùng. Trong bản cập nhật mới này, Apple sẽ cải thiện tính năng này bằng cách đưa ra một bản báo cáo đầy đủ về số lượng theo dõi đã bị chặn, trang web nào được cho phép theo dõi và những website nào đã bị chặn.
Để sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần nhấn vào nút AA trên thanh tìm kiếm và chọn "Báo cáo Theo dõi."
Theo như khảo sát của CNBC, Apple đã chặn 205 yêu cầu theo dõi, trong đó có mạng xã hội Facebook, công ty phát triển và cung cấp dịch vụ phục vụ quảng cáo Internet - DoubleClick và tính năng phân tích của Google.
Tuy nhiên, những yêu cầu theo dõi không phải lúc nào cũng xấu. Ví dụ, các trang web sẽ theo dõi để thông báo cho các nhà phát hành biết lượt xem của các bài viết trên trang. Hoặc các thông tin theo dõi có thể được dùng để tạo ra các quảng cáo liên quan đến những trang người dùng hay xem.
Trong vấn đề này, Apple sử dụng một công cụ tìm kiếm tên DuckDuckGo để nhận biết các yêu cầu theo dõi và ngăn chặn việc chúng truy cập các thông tin cá nhân của người dùng.
Ngoài ra, Safari sẽ có khả năng quản lý các mật mã được lưu lại và sẽ thông báo cho bạn khi chúng bị rò rỉ. Theo như Apple, việc này sẽ được thực hiện bằng cách so sánh mật mã của người dùng với các sự cố rò rỉ trước đó để đưa ra thông báo.
iPhone sẽ hiện thông báo những ứng dụng nào đang sử dụng camera hoặc micro
iOS 14 sẽ đi kèm với một chấm nhỏ trên góc trên bên phải của màn hình, ở trên vạch tín hiệu của bạn. Chấm nhỏ này sẽ thông báo cho người dùng biết khi nào một ứng dụng đang truy cập và sử dụng camera hoặc micro thiết bị.
Nếu như ứng dụng vừa hoặc đang sử dụng camera thì chấm nhỏ này sẽ có màu xanh lá. Nếu là micro thì chấm nhỏ sẽ có màu cam.
Nếu bạn vuốt từ trên xuống, Apple sẽ đưa ra một thông báo ứng dụng nào vừa truy cập camera hoặc micro.
Đây chỉ là cách mà Apple thông báo cho người dùng biết ứng dụng nào đã hoặc đang sử dụng các tính năng này. Và bạn cũng sẽ biết ứng dụng nào vừa sử dụng chúng trong trường hợp bạn không để ý.
Báo cáo Theo dõi đối với các ứng dụng trên App Store
Không dừng lại ở các trang web, camera và micro, Apple đã đẩy mạnh việc bảo mật thông tin bằng cách, gắn những nhãn đánh dấu để người dùng có thể biết các ứng dụng sẽ thu thập những dữ liệu nào trong mục "Miêu tả ứng dụng" trên App Store.
Việc này cho phép người dùng nhận biết các loại thông tin mà họ sẽ cung cấp khi sử dụng ứng dụng như thông tin thanh toán, vị trí, thông tin liên lạc, lịch sử duyệt web,...
Thực tế điều này cũng không có gì lạ lẫm. Một số ứng dụng cần những thông tin này để hoạt động như Uber, Lyft hay Grab. Chúng đều cần thông tin về vị trí để tài xế có thể biết bạn đang ở đâu. Tuy nhiên, bây giờ thì bạn có thể xem qua các thông tin đó trước khi tải về bất kỳ ứng dụng nào.
Chia sẻ vị trí gần đúng thay vì vị trí chính xác
Các ứng dụng đôi lúc sẽ cần các dữ liệu về vị trí của bạn để hoạt động một cách tốt nhất. Điển hình là các ứng dụng dự báo thời tiết hoặc các ứng dụng về tin tức.
Tuy nhiên, chúng không cần biết vị trí chính xác của bạn, có thể chỉ là dữ liệu về các khu vực xung quanh. Ngược lại, các ứng dụng di chuyển như Grab thì lại cần dữ liệu vị trí chính xác hơn.
Để giải quyết điều này, Apple đã tích hợp tính năng chia sẻ vị trí gần đúng thay cho vị trí chính xác vào iOS 14. Với tính năng này, người dùng sẽ có 2 dạng dữ liệu để chia sẻ với các ứng dụng: gần đúng và chính xác khi sử dụng các ứng dụng.
Nguời dùng sẽ có thể lựa chọn chia sẻ dữ liệu gần đúng hoặc chính xác bằng cách bật hoặc tắt lựa chọn "Chính xác" ở góc trên bên trái bản đồ trong thông báo. (Ảnh: Apple)
Với những thay đổi này, Apple cho phép người dùng có khả năng quản lý và kiểm soát mức dữ liệu mà bản thân chia sẻ nhằm hạn chế các vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân của mình.
Lỡ tay mua ứng dụng tiền triệu trên App Store, đây là cách để bạn được hoàn tiền Đãng trí quên tắt chế độ dùng thử, hay lỡ dại đưa em nghịch máy dẫn đến tài khoản âm tiền vì bị App Store trừ tiền, đây là cách nhanh chóng để bạn nhận được sự hỗ trợ từ Apple. Đã có nhiều khi bạn vò đầu bức tóc vì tự dưng thấy tài khoản ngân hàng bị trừ cả triệu đồng...