Cách cựu vụ phó Bộ Công Thương “gợi ý” để sở hữu biệt thự Vườn Đào
Theo cáo trạng, sau khi nhận 14,2 tỷ đồng từ 2 doanh nghiệp, vợ chồng ông Nguyễn Lộc An dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự tại số 14D3 khu đất đấu giá 18,6ha ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trong vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Công ty cổ phần thương mại tư vấn đầu tư xây dựng Bách Khoa Việt và Công ty TNHH thương mại & dịch vụ Long Hưng, ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, bị cáo buộc nhận hối lộ 14,2 tỷ đồng từ lãnh đạo 2 doanh nghiệp.
9,2 tỷ đồng của Công ty Bách Khoa Việt
Theo cáo trạng, cuối năm 2012, Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch Công ty Bách Khoa Việt, quen ông An, khi đó là vụ phó phụ trách mảng xăng dầu, khí đốt. Ông An nói với Phương nếu muốn kinh doanh xăng dầu sẽ giúp.
Đầu năm 2013, Phương gọi ông An để nhờ giúp Bách Khoa Việt được kinh doanh xăng dầu. Sau đó, ông An hướng dẫn Phương thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước.
Khoảng 2 năm sau, Bách Khoa Việt có văn bản đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Bộ Công Thương đã giao ông An là trưởng đoàn kiểm tra các điều kiện của công ty này.
Nắm thông tin trên, Phương đã đến gặp ông An ở nhà khách Bộ Công Thương ( quận 1, TPHCM), đưa 200 triệu đồng để được vị vụ phó giúp đỡ.
Ông Nguyễn Lộc An (Ảnh: C.T.).
Ngày 4/2/2015, Bách Khoa Việt được Bộ Công Thương cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Khoảng tháng 8 cùng năm, tại căn hộ số 1206 chung cư 671 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) – nhà ông An, Phương tiếp tục nhờ ông An giúp cho Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
“An đồng ý và nói cứ làm đi, An sẽ giúp. Đồng thời, tại cuộc gặp này, An nói đang có ý định mua một căn nhà to hơn nhưng không đủ tiề.n và gợi ý Phương hỗ trợ An tiề.n mua nhà”, cáo trạng nêu.
Video đang HOT
Thấy ông An nói vậy, Phương đồng ý vì biết sau này sẽ cần ông An giúp đỡ.
Đầu tháng 9/2015, ông An chủ động gọi điện thoại đề nghị Phương hỗ trợ 9 tỷ đồng để mua nhà, dặn Phương chuyển tiề.n và.o tài khoản ngân hàng của vợ ông An. Phương sau đó chỉ đạo giám đốc công ty thực hiện.
Ngày 2/4/2016, Bách Khoa Việt có văn bản kèm theo hồ sơ gửi Bộ Công Thương đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Đề nghị này bị trả lại vì doanh nghiệp chưa đáp ứng được một số điều kiện.
Tuy nhiên, ông An cũng chủ động hướng dẫn Phương hợp thức các điều kiện để được cấp phép rồi gửi lại hồ sơ và đề nghị xin cấp giấy phép lên Bộ Công Thương.
Ngày 20/5/2016, ông An tiếp tục là trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương tại Bách Khoa Việt. Dù không thực hiện kiểm tra hết toàn bộ hệ thống cửa hàng, đại lý nhưng đoàn kiểm tra và công ty này vẫn ký biên bản, trong đó có nội dung: “Đoàn kiểm tra nhận thấy công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định”.
Ngày 6/6/2016, ông Đỗ Thắng Hải, khi đó là Thứ trưởng Bộ Công Thương, ký Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Bách Khoa Việt.
5 tỷ đồng của Công ty Long Hưng
Theo cáo trạng, Công ty Long Hưng được thành lập với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện.
Đến khoảng giữa năm 2014, Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, nhận thấy để chủ động trong việc nhập khẩu, kinh doanh dầu FO thì cần được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Quỳnh đã tìm và gặp ông An. Khi đó, ông An nói rằng bản thân đang tham mưu, đề xuất Bộ Công Thương, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Long Hưng nộp hồ sơ, ông An hứa sẽ giúp.
Do đó, khi Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành, Quỳnh nhờ ông An giúp và được tư vấn, hướng dẫn hợp thức hoàn thiện hồ sơ. Từ đó, Long Hưng thực hiện theo và gửi hồ sơ, đề nghị xin cấp giấy phép lên Bộ Công Thương.
Một góc khu biệt thự Vườn Đào, quận Tây Hồ (Ảnh: Ngọc Tiến BĐS).
Ông An cũng là trưởng đoàn kiểm tra tại Công ty Long Hưng. Diễn biến sau đó tại công ty này cũng tương tự với doanh nghiệp của bà Phương.
Ngày 4/2/2015, ông Đỗ Thắng Hải ký giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Long Hưng.
Đến khoảng tháng 7/2015, Quỳnh gặp ông An tại TP Hà Nội và được vị vụ phó “gợi ý” đang có nhu cầu mua nhà tại khu đấu giá Vườn Đào, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Khoảng 2 tháng sau, ông An chủ động đề nghị Quỳnh “hỗ trợ” 10 tỷ đồng để mua căn nhà trên.
“Quỳnh hiểu ý của An và thực tế biết rõ nội dung “gợi ý” của An là trước đó chưa được hưởng lợi gì qua việc An giúp Công ty Long Hưng; mặt khác, An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép… của Công ty Long Hưng bất kỳ lúc nào nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của Công ty Long Hưng không bị ảnh hưởng, Quỳnh đồng ý”, cáo trạng chỉ ra.
Sau đó, ông An chủ động cho Quỳnh số tài khoản của vợ An để Quỳnh chuyển tiề.n.
Tuy nhiên, sau khi vợ Quỳnh biết và phản đối, Quỳnh nói lại với ông An và thống nhất sẽ chỉ chi 5 tỷ đồng. Nửa còn lại, ông An trả lại Quỳnh.
Theo cáo trạng, sau khi nhận 14,2 tỷ đồng từ Quỳnh và Phương, vợ chồng ông An dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự tại số 14D3 khu đất đấu giá 18,6ha ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ; còn 200 triệu ông An chi tiêu ăn uống, sinh hoạt cá nhân.
Cựu phó vụ trưởng bị nữ đại gia tố giác việc nhận hối lộ hơn 9 tỷ đồng
Sau khi đưa hối lộ số tiề.n hơn 9 tỷ đồng cho ông Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương), bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt đã làm đơn tố giác.
Như VietNamNet đã đưa, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ra trước TAND TP Hà Nội để xét xử ông Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương) và 3 bị can khác về các tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo cáo buộc, cuối năm 2012, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt quen ông Nguyễn Lộc An. Khi đó, ông An nói, nếu bà Phương muốn kinh doanh xăng dầu thì ông An sẽ giúp.
Đầu năm 2013, và Phương gọi điện nhờ ông An giúp Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng xầu. Ông An hướng dẫn bà Phương thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Bà Phương đã thuê cây xăng số 1 tại số 220 quốc lộ 13, quận Bình Thạnh, TPHCM và được làm đại lý cho Công ty Thái Sơn.
Đầu năm 2015, Công ty Bách Khoa Việt có văn bản đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Ngày 22/1/2015, Bộ Công Thương có quyết định giao ông Nguyễn Lộc An làm Trưởng đoàn kiểm tra điều kiện cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty Bách Khoa Việt.
Ông Nguyễn Lộc An. Ảnh: Bộ Công an
Biết đoàn kiểm tra đến kiểm tra điều kiện cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu cho Công ty Bách Khoa Việt, bà Trần Thị Loan Phương đã đến Nhà khách Bộ Công Thương ở TPHCM gặp ông An, đưa cho cựu Phó vụ trưởng 200 triệu đồng. Bà Trần Thị Loan Phương nhờ ông An giúp Công ty Bách Khoa Việt được cấp giấy phép và được ông An đồng ý.
Ngày 4/2/2015, Công ty Bách Khoa Việt được Bộ Công Thương cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân xăng dầu.
Khoảng tháng 8/2015, bà Phương tiếp tục đến nhà ông An ở Hà Nội nhờ giúp Công ty Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Khi đó, ông An đồng ý và nói cứ làm đi, ông ta sẽ giúp.
Tại cuộc gặp này, ông An nói rằng mình đang có ý định mua căn nhà to hơn nhưng chưa đủ tiề.n và gợi ý bà Phương "hỗ trợ" tiề.n mua nhà.
Đến đầu tháng 9/2015, ông An chủ động gọi điện đề nghị bà Phương "hỗ trợ" 9 tỷ đồng để mua nhà, dặn bà Phương chuyển khoản vào tài khoản của vợ ông An. Sau đó, 9 tỷ đồng đã được chuyển vào tài khoản theo đúng ý của ông An.
Ngày 9/9/2023, bà Phương đã chủ động làm đơn tố giác việc ông Nguyễn Lộc An nhận hối lộ và tích cực hợp tác với CQĐT làm rõ bản chất vụ án.
VKSND Tối cao cho rằng, hành vi của bà Trần Thị Loan Phương là đưa hối lộ. Tuy nhiên, khi hành vi chưa bị phát giác, bà Phương đã nhận thức được sai phạm nên chủ động làm đơn tố giác việc ông Nguyễn Lộc An nhận hối lộ. Bà Phương đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với CQĐT làm rõ bản chất vụ án.
Trên cơ sở tố giác của bà Phương, CQĐT đã thu thập đủ chứng cứ và khởi tố ông An. Căn cứ quy định tại BLHS và Nghị quyết 03 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, CQĐT miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương nhưng tịch thu toàn bộ số tiề.n 9,2 tỷ đồng sung công quỹ.
Năm 2002, ông Nguyễn Lộc An bị TAND tỉnh Lạng Sơn xét xử và tuyên phạt mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Trốn thuế, theo Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999. Sau đó, tòa phúc thẩm tuyên y án.
Tháng 11/2024, ông An bị TAND TP HCM xử phạt 4 năm tù về tội Nhận hối lộ trong vụ án Xuyên Việt Oi.
Thiếu tiề.n mua "nhà to hơn", cựu vụ phó được doanh nghiệp hỗ trợ 9 tỷ đồng Theo kết luận điều tra, sau khi nhận lời giúp Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, ông Nguyễn Lộc An "gợi ý" lãnh đạo công ty này hỗ trợ tiề.n mua nhà. Trong vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Công ty cổ phần Thương mại Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bách Khoa Việt,...