Cách chữa nứt gót chân siêu dễ mà bạn chưa biết
Sử dụng aspirin chữa nứt gót chân mang lại hiệu quả rất cao.
Nguyên nhân gây ra nứt gót chân
Bạn có thể trị nứt gót chân tại nhà.
- Do thiếu nước từ bên trong cơ thể.
- Chế độ ăn uống không hợp lí, ăn không đúng giờ giấc, thức ăn không đầy đủ chất, thiếu các vitamin làm da khô sạm. Ăn quá ít rau củ quả, uống ít nước.
- Đứng nhiều và lâu, đi trên những vật thể gồ gề( đá, sỏi) mà không mang giầy dép, sàn nhà không sạch sẽ, tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa (xà phòng, thuốc tẩy quần áo).
- Việc mang giày, dép không đúng kích thước, làm da bị cọ xát quá nhiều cũng làm da chân khô nứt.
- Tuổi tác cao, da mất nước, thiếu chất, vitamin, khoáng chất cũng ảnh hưởng đến da chân. Việc tăng cân nhanh, thừa cân cũng là nguyên nhân.
Trị nứt gót chân với aspirin
Nguyên liệu
- 10 viên thuốc giảm đau aspirin
- 250ml cồn sát trùng y tế 70 độ
Thực hiện:
Bước 1: Nghiền nát 10 viên aspirin thành bột.
Bước 2: Đổ bột vào dung dịch cồn đã chuẩn bị từ trước, trộn đều và bỏ trong chai thủy tinh nhỏ, đậy kín nắp.
Video đang HOT
Bước 3: Để chai thủy tinh chứa hỗn hợp này ở nơi thoáng mát trong vòng 1-2 ngày.
Vậy là bạn đã hoàn thành công thức chữa nứt gót chân tại nhà rất đơn giản và rẻ tiền. Nghiền nát aspirin.
Cách sử dụng:
Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy dùng một miếng gạc mỏng thấm hỗn hợp trên rồi đắp vào vị trí gót chân bị nứt nẻ.
Quấn chặt bằng bao nilong, để cố định miếng gạc, hãy mang thêm vớ vào rồi đi ngủ, giữ nguyên qua đêm.
Sáng hôm sau rửa sạch bằng nước và lau khô chân. Cuối cùng, bạn hãy thoa thêm một ít kem dưỡng ẩm cho chân nhé.
Theo Phunutoday
Chứng nứt gót chân, cách chữa đơn giản tại nhà
Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, những bệnh này thường gặp ở da khô mùa đồn thường gặp và thường diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô.
Biểu hiện như gót chân bị bong tróc và nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, cần ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.
Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, nhưng tựu chung có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Cụ thể, do thời tiết mùa đông quá lạnh lại hanh khô khiến da khô và mất nước. Gót chân thường bị mất độ ẩm tự nhiên do: Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên, cơ thể bị mất nước hoặc không uống đủ nước, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân... làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt.
Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó "dạt" sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân... khiến gót chân rất dễ bị nứt.
Người mắc một số rối loạn hoặc các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường... cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Người dùng thuốc kháng histamin và thuốc lợi tiểu cũng được xem là có hiện tượng gót khô. Loại trừ nguyên nhân lão hóa do tuyến mồ hôi ở bàn chân giảm hoạt động, người trẻ nếu thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể khiến gót chân bị nứt nẻ.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường xung quanh như tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời rất lạnh hoặc nóng, trong khi môi trường trong nhà quá khô cũng có thể gây nứt gót chân. Một số nguyên nhân khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách cũng tạo đà cho lớp da gót chân dày, chai, gặp khi trời hanh khô rất dễ bị nứt.
Một số bài thuốc chữa nứt gót chân hiệu quả:
1. Dùng dầu dừa
Dầu dừa hiện đang rất phổ biến bởi nó có nhiều công dụng làm đẹp. Bạn cũng có thể tự làm dầu dừa để chữa nứt gót chân. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên làm sạch đôi chân của mình rồi thoa dầu dừa lên gót chân trước khi đi ngủ. Đi một đôi tất sạch rồi lên giường đi ngủ, buổi sáng thức dậy, bạn rửa sạch đôi chân của mình với nước ấm.
2. Dùng mật ong
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và kháng khuẩn rất tốt, vì vậy nó là thảo dược chữa nứt gót chân rất tốt. Hòa một chén mật ong vào chậu nước ấm. Kì cọ đôi bàn chân của mình thật nhẹ nhàng trong vòng 10 phút.
3. Dùng chuối hoặc đu đủ
Hai loại quả chứa rất nhiều vitamin này lại là thần dược chữa nứt gót chân, nó có tác dụng giữ ẩm cho vùng gót chân của bạn. Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn lấy một quả chuối chín, tốt nhất là vỏ đã xuất hiện những vết đồi mồi, lốm đốm hoặc một miếng đu đủ thật chín đem nghiền ra thật nhuyễn. Đắp phần đủ đủ hoặc chuối đã nghiền lên gót chân đang nứt nẻ của bạn, chờ trong 10 - 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa.
4. Dùng cám gạo
Cám gạo có chứa nhiều vitamin B, và là thảo dược tự nhiên giúp tẩy tế bào da chết. Bạn chỉ cần cho thêm một ít dầu dừa và mật ong để hỗn hợp đặc quánh lại. Bôi hỗn hợp này lên vùng gót chân bị nứt và giữ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa. Đây là biện pháp chữa nứt gót chân khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, được những người phụ nữ nông thôn sử dụng khá nhiều.
5. Dùng chanh
Trong việc chữa trị nứt gót chân, chanh được xem là loại quả có tác dụng tẩy tế bào da chết hiệu quả nhất. Hằng ngày, bạn cắt một lát chanh nhỏ, chà lên phần gót chân bị nứt rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Cách làm đơn giản này sẽ giúp gót chân của bạn loại bỏ tế bào chết hiệu quả - một biện pháp để chữa trị nứt gót chân.
6. Dùng nước hoa hồng
Bạn trộn đều nước hoa hồng với glycerin và thoa lên gót chân trong vòng 20 phút. Sau đó rửa lại chân bằng nước thường. Nếu đều đặn thực hiện phương pháp này mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu đôi gót sen mềm mại và mịn màng tuyệt vời chỉ trong vòng một tháng.
7. Dùng dầu ôliu
Nên thoa dầu ô liu vào gót chân trước khi đi ngủ và đi thêm đôi tất mỏng để da tẩm thấu hoàn toàn dầu ô liu. Nếu không ưa các loại kem và thuốc đặc trị nứt gót chân, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên để có được đôi gót sen mềm mại. Dầu ô liu là một lựa chọn hoàn hảo bởi nó có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mịn da rất tốt.
8. Dùng nước muối ấm
Hẳn trong bếp nhà bạn sẽ có muối ăn. Vậy đây chính là nguyên liệu bạn dễ tìm nhất để chữa nứt gót chân rồi. Hòa muối vào nước ấm cho tan hết rồi ngâm chân trong vòng 10 phút. Tiếp tục ngâm chân trong nước mát để máu được lưu thông thật tốt.
Cách phòng ngừa nứt gót chân:
- Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày
- Uống nhiều nước hàng ngày
- Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên
- Chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm và Omega 3
- Không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân
- Không chà chân quá kỹ
Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng... nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì có thể bạn bị bệnh viêm da cơ địa.
Lưu ý:
Ngoài các cách trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại kem trị nứt gót chân. Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân, muốn hiệu quả cần kết hợp chăm sóc da với dùng kem chuyên trị nứt gót. Một sản phẩm tốt trước hết phải làm cho triệu chứng giảm đi một cách nhanh chóng, kết quả có thể thấy rõ trong vòng 5 ngày sử dụng.
Sản phẩm đó phải cùng lúc phát huy 3 tác dụng: tróc da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da bằng cách hình thành một lớp bảo vệ để làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt. Tuyệt đối không dùng kéo hay dao cạo lớp da dầy sẽ khiến lớp da ấy dễ bị nhiễm khuẩn và tình trạng nứt không cải thiện.
Theo PNKV
4 tuyệt chiêu trị dứt điểm mụn bọc ở mũi Mụn bọc ở mũi gây mất thẩm mỹ và khó có thể chữa lành nếu không biết áp dụng đúng phương pháp chữa trị. Mụn bọc ở mũi là những mụn mủ to, nhô lên trên bề mặt da khiến da dễ bị sưng tấy, đau ngứa. Nếu không biết chữa trị đúng cách, mụn bọc ở mũi còn có thể trở nên...