Cách chữa nấc hiệu quả nhất hóa ra là hút nước thật mạnh bằng ống hút
Điều đó sẽ kích thích cùng lúc hai dây thần kinh phế vị (vagus) và hoành cách vị (phrenic), giúp bạn đuổi cơn nấc đi xa.
Mỗi khi bị nấc cụt, phản ứng đầu tiên của chúng ta sẽ là mở điện thoại ra, lên google và tra cách để làm nó biến mất. Và bạn có thể tìm thấy vô vàn phương pháp: từ nín thở, uống thật nhiều nước, ngậm chanh cho đến một thìa đường hoặc mật ong.
Nhưng một nghiên cứu đăng trên tạp chí Alimentary Pharmacology & Therapeutics năm 2015 đã khảo sát tất cả các phương pháp cổ truyền này để đi đến một kết luận: Không có phương pháp nào trong số đó có hiệu quả đáng kể. Cách hiệu quả duy nhất hoá ra là đợi cơn nấc tự động biến mất.
Đối với đa số chúng ta, những cơn nấc cụt tạm thời chỉ là một bất tiện nhỏ. Nhưng sẽ thật không may đối với những người thường xuyên bị nấc cụt, hay còn gọi là chứng nấc mạn tính. Sự co thắt không chủ ý của cơ hoành có thể tạo ra những cơn nấc đeo đuổi họ cả ngày, gây khó chịu, mệt mỏi và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hi vọng bây giờ đã được mở ra, sau khi, một phó giáo sư thần kinh tại Trung tâm Y tế Đại học Texas, Hoa Kỳ phát minh ra một thiết bị chữa nấc đơn giản mà hiệu quả. Trên thực tế, nó là một chiếc ống hút được thiết kế đặc biệt.
Tác giả phát minh là phó giáo sư, bác sĩ Ali Seifi cho biết các bệnh nhân của ông chỉ cần hút hai hơi, hết một nửa cốc nước với chiếc ống hút này, cơn nấc ngoan cố của họ sẽ biến mất.
Những cơn nấc cụt đến từ đâu?
Như đã nói, nấc cụt xảy ra khi cơ hoành co lại một cách không tự nguyện. Nó tạo ra lực hút trong lồng ngực, kéo không khí từ dạ dày lên thực quản. Khi cơ hô hấp giãn ra, không khí được tống ra ngoài qua miệng. Sau đó khoảng dây, phản ứng đóng dây thanh âm tạo ra một tiếng ” hic ” đặc trưng.
Các cơn co cơ lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi phút, thông thường kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ. Cá biệt, có những cơn nấc kéo dài đến vài ngày.
Các nhà khoa học cho biết nấc cụt là một phản ứng bẩm sinh của con người. Những đứa trẻ sơ sinh thường hay nấc cụt để đẩy không khí ra khỏi dạ dày, giúp chúng có nhiều không gian hơn để chứa sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy trẻ nấc cụt có thể giúp tăng tiết sữa từ 15-25%, mang lại lợi ích sống sót đáng kể.
Thật không may, những cơn nấc cụt khi trưởng thành thường mang lại cảm giác khó chịu hơn là một lợi ích cụ thể.
Một số nguyên nhân sinh lý gây ra nấc cụt ở người trưởng thành bao gồm: ăn quá nhanh dẫn đến nuốt phải quá nhiều không khí, trào ngược dạ dày thực quản, uống nước có gas, rượu hoặc ăn thức ăn cay. Cười mạnh hoặc cười quá lâu cũng có thể kích hoạt các cơn nấc cụt.
Nhưng nấc cụt cũng có thể là hệ quả thường thấy của một số bệnh lý, chẳng hạn như tổn thương dây thần kinh phế vị sau phẫu thuật hoặc tai nạn. Bệnh nhân đột quỵ, đa xơ cứng hoặc viêm màng não cũng có thể bị nấc cụt mạn tính.
Nguyên ý hoạt động của thiết bị chữa nấc
Bác sĩ Ali Seifi cho biết ông đã có ý tưởng về một thiết bị chữa nấc khi chứng kiến bệnh nhân của mình, một người bị nấc cụt thường xuyên do chấn thương sọ não. Mục đích là phải kích thích được hai dây thần kinh phế vị (vagus) và hoành cách vị (phrenic) cùng lúc.
Seifi tự hỏi: ” Tại sao mình không thử làm một chiếc ống hút? “. Và thế là ông đã chế tạo ra nguyên mẫu thiết bị được gọi là HiccAway. Nó là một chiếc ống hút có một đầu bình thường, đầu còn lại ở phía dưới có một van áp suất, đòi hỏi bạn phải hút mạnh hơn so với khi dùng ống hút bình thường.
Áp lực hút này làm cho cơ hoành của bạn co lại, ngăn chặn các luồng không khí không thể kiểm soát được. Đồng thời, nó cũng khiến dây thanh âm của bạn đóng lại một cách nhịp nhàng và chặn thứ âm thanh phiền nhiễu phát ra từ tiếng nấc.
Để sử dụng nó, bạn chỉ cần ngâm chiếc ống hút vào nửa cốc nước và bắt đầu uống. Những người dùng HiccAway báo cáo rằng chỉ cần hút hai hơi, cơn nấc cụt của họ đã biến mất:
Chiếc ống hút này sẽ giúp bạn cắt mọi cơn nấc dai dẳng
Theo bác sĩ Seifi, chiếc van ở đáy ống hút có thể được điều chỉnh với nhiều mức áp lực khác nhau, để phù hợp với khả năng hút của cả người lớn và trẻ em. Và ông đã thực hiện một nghiên cứu trên 249 tình nguyện viên thuộc đủ các lứa tuổi để chứng minh sự hiện quả của nó.
Kết quả đăng trên tạp chí JAMA Network Open cho thấy 90% người dùng HiccAway báo cáo nó có tác dụng tốt hơn các phương pháp chữa nấc truyền thống.
Hiện HiccAway đang được bán tại Mỹ với giá khoảng 15 USD (tương đương 350.000 VNĐ) mỗi chiếc. Bác sĩ Seifi cho biết chiếc ống hút được thiết kế an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng HiccAway, chỉ cần chúng biết sử dụng ống hút.
Vật liệu được lựa chọn để làm HiccAway cũng là nhựa sinh học không độc. Nó không chứa BPA, BPS, BPF hay bất kỳ hóa chất BP độc hại nào.
Theo tuyên bố của nhà sản xuất, bệnh nhân ung thư, tiểu đường, những người mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh, những người đang điều trị hóa chất hoặc hồi phục sau phẫu thuật dễ bị nấc cụt là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ thiết bị này.
Mẹo chữa nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả
Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt gây khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho người bị nấc. Lúc này, hãy áp dụng những cách chữa nấc cụt an toàn, hiệu quả mà không bị nấc lại.
Bịt tai 20 - 30 giây
Khá đơn giản, bạn dùng 2 đầu ngón tay bịt chặt 2 lỗ tai trong vòng 20 - 30 giây. Hai ngón tay có tác dụng tác động vào dây thần kinh bên trong tai. Điều này sẽ gửi tín hiệu "thư giãn" thông qua dây thần kinh lên não, kích thích dây thần kinh phế vị, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.
Uống nước
Nín thở trong lúc uống nước làm cho lượng carbon dioxide trong máu tăng lên, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt. Tuy nhiên không phải ngửa cổ dốc tu ực cái là xong, mà bạn nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ liên tục đồng thời nín thở trong khi uống.
Ngửa đầu uống nước cũng có thể hết nấc cụt. Đầu tiên hãy ngậm 1 ngụm nước, sau đó ngửa đầu ra sau tạo thành một đường thẳng từ cằm xuống cổ. Tiếp theo, chỉ cần nuốt ực ngụm nước đang ngậm trong miệng thì cơn nấc cụt sẽ ngừng ngay.
Gập người uống nước: cúi người 1 góc 90 độ, cằm hơi đưa về phía trước tạo đường thẳng từ cằm xuống cổ. Sau đó uống 1 ngụm nước và nuốt ngay. Lực nước đi vào cổ họng sẽ giúp bạn cắt cơn nấc cụt ngay lập tức.
Thở vào 1 túi giấy
Hãy bịt chặt miệng của một túi giấy nhỏ xung quanh miệng. Sau đó, bạn hít sâu vào rồi thở ra từ từ trong túi giấy. Thực hiện thở trong túi khoảng 10 lần, sau đó thở bình thường 10 nhịp thở khác. Nên ngưng thực hiện phương pháp này cho tới khi nhịp thở bình thường.
Nuốt 1 thìa đường
Đường là một phương thuốc tự nhiên chữa nấc cụt hiệu quả. Bạn nên cho 1 muỗng cà phê đường vào miệng rồi ngậm và nuốt dần. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.
Đường trong miệng có tác dụng giúp ổn định các xung động thần kinh, qua đó cơ hoành được ổn định, không còn co thắt liên tục do các xung kích thích, từ đó hết nấc cụt.
Lè lưỡi hết cỡ
Việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ có tác dụng lớn trong việc đánh bay nấc cụt. Lúc này thanh quản được mở rộng giúp không khí dễ lưu thông, kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc.
Hít vào thật sâu, thật đầy rồi thở ra từ từ
Đây được gọi là phương pháp "hít vào cực đại" (supra-supramaximal inspiration). Bạn hãy hít một hơi thật sâu, hít càng nhiều không khí càng tốt. Sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ. Lúc này, bạn sẽ từ từ thở ra trong khoảng 30 giây.
Việc bạn bị nấc cụt là do cơ hoành co lại, khi bạn hít sâu và giữ lâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại nữa. Khi cơ hoành ngừng hoạt động, nấc cụt cũng tự nhiên biến mất.
Nín thở vài giây
Hít một hơi thật dài, thật sâu, sau đó nín thở, nhắm mắt và đếm thầm trong đầu từ 1 đến 10. Cách này sẽ làm cho khí carbon dioxide chất đầy trong phổi, cơ hoành thư giãn và giúp giảm bớt nấc cụt.
Muốn trị nấc cụt hiệu quả, hãy áp dụng những mẹo này Ai trong chúng ta cũng từng bị nấc cụt 1 vài lần. Dưới đây là những mẹo chữa nấc cụt an toàn và hiệu quả, ghi nhớ ngay để áp dụng lúc cần nhé! Cơn nấc cụt làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người. Ảnh đồ họa: P.Công Nấc cụt, còn gọi là nấc...