Cách chữa lẹo mắt hiệu quả
Mới đây, một bệnh nhi 13 tuổi tại Phú Thọ đã tử vong sau khi chữa lẹo mắt tại nhà một cựu cán bộ của trạm y tế xã. Thông thường, lẹo mắt sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu.
Thông thường lẹo sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu. Ảnh minh họa.
Tử vong vì chữa lẹo mắt
Ngày 13/8 vừa qua, cháu Nguyễn Thị Thúy H. (13 tuổi), trú tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) bị lẹo ở mắt nên được gia đình đưa tới trạm y tế xã Võ Lao để điều trị. Tuy nhiên, do điều trị không khỏi, cháu H. được cho về nhà.
Đến sáng ngày 16/8, bố cháu H. đưa con gái tới nhà riêng của ông Hà Văn Thuần (59 tuổi), trú tại khu 4, xã Võ Lao để điều trị. Ông Thuần từng là cán bộ tại Trạm Y tế xã Võ Lao. Sau khi nghỉ chế độ, ông Thuần sinh sống tại khu 4, xã Võ Lao và tiến hành khám chữa bệnh. Người dân hay gọi đây là phòng khám Thuần Thêm.
Tại đây, ông Thuần đã trộn hai lọ thuốc vào nhau để tiêm cho cháu H. Trong khi ông Thuần đang tiêm, cháu H. kêu đau bụng, khó thở, mặt tím tái.
Ngay sau đó, ông Thuần rút kim ra và sơ cứu cháu H. tại nhà. Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ cấp cứu. Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau, bệnh nhi tử vong.
Làm gì khi bị lẹo mắt?
ThS Hoàng Thanh Nga – bác sĩ Mắt, thuộc Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, cho biết: “Chắp và lẹo mắt là hai loại bệnh khác nhau thường gặp ở bờ mi mắt, nhưng dễ gây nhầm lẫn. Chắp và lẹo mắt đều gây đau nhức bờ mi, phù nề làm hạn chế tầm nhìn cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày”.
Bác sĩ Nga nhấn mạnh, cách chữa trị lẹo và chắp ở mắt là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc phân biệt hai loại bệnh sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Theo đó, lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi, được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào tuyến chân lông mi.
Lẹo mắt khi xuất hiện sẽ khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa. Sau đó, ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo, khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng hoặc có cảm giác cộm như bị bụi bay vào mắt.
Video đang HOT
“Thông thường, lẹo sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu. Khi mủ vỡ ra thì đồng thời các triệu chứng tại chỗ cũng sẽ giảm đi sau 4 – 6 ngày”, bác sĩ Nga cho hay.
Tuy nhiên, trong trường hợp mắt mọc lẹo, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, để giảm bớt triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, phụ huynh có thể thực hiện phương pháp chườm ấm.
Với cách làm này, cha mẹ có thể dùng khăn ấm đặt lên vùng bị lẹo của con trong 10 – 15 phút, với tần suất 3 – 5 lần mỗi ngày. Thực hiện cho đến khi hết lẹo.
“Việc chườm ấm này sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn và lấy sạch những chất tiết vàng tại mi mắt. Bên cạnh đó, chườm ấm cũng giúp giảm đỏ và sưng”, chuyên gia giải thích. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng có thể được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân có lẹo mắt bị nhiễm trùng.
Thuốc kháng sinh thường được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt như polymyxin. Ngoài hai phương pháp trên, trong trường hợp mụn lẹo to, gây khó nhìn, đau đớn, tiết nước mắt nhiều và không hết sau 1 tuần, bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu chích rạch mụn lẹo để lấy mủ ra.
Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen… để giảm triệu chứng hoặc sau chích rạch. Bác sĩ Nga lưu ý, việc quan trọng là không dùng tay gãi hay chà xát vào mụn lẹo. Hành động này có thể gây tổn thương cho mắt và tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Nhận biết chắp mắt
Theo ThS.BS Hoàng Thanh Nga, chắp mắt là tình trạng u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị tắc, khiến chất bã ứ đọng xâm nhập vào các mô lân cận. Từ đó, gây viêm hạt mạn tính. Chắp mắt khác hoàn toàn với lẹo do hình thành bởi viêm nhiễm.
“Chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn, thậm chí là không đau. Nếu chỗ chắp sưng quá to, người bệnh có thể nhìn mờ. Chắp sưng có thể kéo dài từ 2 – 8 tuần. Ngoài ra, nếu xuất hiện mục trắng nhỏ ở trong bụng mắt, cần đi kiểm tra bởi có thể đó là dấu hiệu của chắp”, bác sĩ Nga lý giải.
Cũng theo chuyên gia này, chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ, nhưng hầu hết đều là vô khuẩn. Do đó, việc sử dụng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả.
Chắp mắt có thể được điều trị bằng phương pháp chườm nóng, nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Bên cạnh đó, khi bị chắp mắt to hay dai dẳng, người bệnh có thể sử dụng corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Cần chích nạo sạch các chất nhầy do chắp mắt ở sâu trong sụn để tránh tái phát.
“Nếu chắp mắt vẫn tái phát sau nhiều lần, cần lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Đây là cơ sở để chẩn đoán các ung thư tại mi mắt như: Ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã. Những loại ung thư này có thể bị chẩn đoán nhầm thành chắp mắt”, bác sĩ Hoàng Thanh Nga nhấn mạnh.
Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú trọng tới việc giữ vệ sinh mắt và bờ mi cho con, nhất là sau khi đi qua những vùng khói bụi. Tuyệt đối không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, tra thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi ra đường, trẻ cần được bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính
Đối với người lớn, cần đeo kính cả khi làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ. Tuyệt đối không trang điểm vùng mi mắt khi đang bị lẹo, hạn chế dùng kính áp tròng. Ngoài ra, cần hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt ở trẻ.
Muốn phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa, cần ghi nhớ 5 "nên" và 2 "tránh"
Ngoài phòng tránh các bệnh về da thì phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa cũng đóng vai trò quan trọng để bạn có một sức khoẻ tốt chống chọi với sự thay đổi thời tiết thất thường cũng như Covid-19.
Muốn phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa, ngoài việc bảo hộ đôi mắt cẩn thận khi tiếp xúc với mưa bẩn thì vệ sinh mắt hay thăm khám định kì khi có các biểu hiện bất thường như đỏ rát, có nhiều rỉ (ghèn) mẳt,... là cần thiết để có một đôi mắt khỏe mạnh.
Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu, người già, người thường phải làm việc ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.
1. Những bệnh nhiễm trùng mắt trong mùa mưa phổ biến
Các dạng nhiễm trùng mắt trong mùa mưa phổ biến bao gồm:
- Đau mắt đỏ (viêm kết mạc): là bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Cụ thể: Viêm kết mạc do virus thường là do virus Adenovirus, Picornavirus, Rubella, Rubeola và virus Herpes. Còn viêm kết mạc do vi khuẩn thường là do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus, Streptococcus và Moraxella. Bệnh thường lây lan do tiếp xúc.
Đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt phổ biến trong mùa mưa bão (Ảnh: Internet)
- Viêm loét giác mạc: loét giác mạc là bệnh xảy ra khi giác mạc của bạn bị trầy hoặc xước không được chăm sóc đúng cách gây nhiễm trùng và viêm. Biến chứng của viêm loét giác mạc là sẹo giác mạc, lồi mắt cua, bị teo nhãn và có thể suy giảm hay mất một phần thị lực.
Nguyên nhân gây ra các bệnh này là do thói quen vệ sinh mắt không đúng cách khi đi ngoài trời mưa về kèm theo điều kiện vệ sinh không sạch sẽ.
Một số dạng nhiễm trùng mắt khác: viêm bờ mi, lẹo mắt,...
2. Hướng dẫn phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa đúng cách
5 "NÊN"
- Rửa mắt sau khi đi ở ngoài trời mưa về. Việc vệ sinh mắt giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, các bụi bẩn có nguy cơ làm trầy xước giác mạc gây ngứa,... Bạn có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng.
Trước khi rửa mắt hãy chú ý rửa sạch và sát khuẩn tay (Ảnh: Internet)
- Vệ sinh kính áp tròng: Nếu sử dụng kính áp tròng đi mưa, bạn nên vệ sinh lại nó bằng nước rửa kính áp tròng rồi mới sử dụng lại. Đặc biệt, hạn chế việc đứng ở những nơi có thể bị văng nước bẩn vì có thể gây nhiễm trùng cho mắt nhạy cảm.
- Đeo kính khi đi mưa. Bảo vệ đôi mắt khi đi mưa bằng kính mát, kính bảo hộ,... cũng là một biện pháp giúp phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa hiệu quả. Gió, bụi, vi khuẩn bay trong không khí hay trong nước mưa sẽ được cản lại nhanh chóng.
- Khám mắt định kì, chú ý tới những biểu hiện bất thường của mắt như các cơn đau, ngứa, rát, đỏ trong thời gian dài. Điều này cũng bao gồm cả việc đã được điều trị mà không thấy thuyên giảm thì cần tới khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Có chế độ ăn uống khoa học. Một chế độ ăn tốt, giàu vitamin A, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể có cơ chế phòng vệ tốt hơn trước những yếu tố nguy cơ nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.
2 "TRÁNH"
Ngoài các điều nên làm để phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa thì bạn cũng nên hạn chế, loại bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe của mắt, góp phần phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa như sau:
- Chà mắt. Đây là một thói quen phổ biến khi bị ngứa mắt. Điều này "vô tình" đưa vi khuẩn từ tay lên mắt tạo điều kiện xâm nhập và gây bệnh dễ dàng hơn.
Không nên chà mắt để phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa hiệu quả (Ảnh: Internet)
- Dùng chung khăn rửa mặt. Mỗi thành viên trong gia đình nên có khăn rửa mặt riêng để tránh lây lan các bệnh về da, mắt nói chung. Tốt nhất, nên dùng riêng khăn tắm và khăn rửa mặt; bạn cũng không nên dùng khăn tắm (khăn lau người) để đưa lên lau mặt.
Cấp tốc vượt 150km đường biển và đường bộ kịp "giờ vàng" cấp cứu bệnh nhân đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng vừa cấp cứu thành công ca bệnh đột quỵ não xảy ra tại huyện đảo Lý Sơn cách bệnh viện hơn 150km. Người bệnh được hồi phục tốt, hoàn toàn không có biến chứng nhờ can thiệp y tế kịp thời trong những giây phút cuối của "giờ vàng". Khi mạng sống được đo...