Cách chữa hôi chân
Vệ sinh thường xuyên, dùng giấm, thuốc xịt, thay tất, giày thường xuyên để bàn chân sạch sẽ, không có mùi.
Hôi chân là một hiện tượng rất phổ biến. Nguyên nhân do mồ hôi tích tụ, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn trên da và gây ra mùi hôi. Mọi người đều có thể bị đổ mồ hôi chân. Thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai thường dễ bị ra mồ hôi chân vì cơ thể sản xuất hormone khiến họ đổ mồ hôi nhiều hơn.
Những mẹo dưới đây có thể giúp giảm mùi hôi chân, theo Healthline:
Ảnh: Healthline
Sử dụng xà phòng nhẹ và bàn chải chà để rửa chân ít nhất một lần một ngày trong khi tắm buổi sáng hoặc buổi tối. Chú ý làm khô chân hoàn toàn sau khi rửa, nhất là ở kẽ ngón chân. Đây là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển nhất.
Cắt và làm sạch móng chân thường xuyên.
Video đang HOT
Loại bỏ lớp da cứng khỏi bàn chân. Da cứng khi bị ngấm nước có thể trở thành một nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sống.
Thay tất của bạn ít nhất một lần một ngày. Nếu chân ra mồ hôi, bạn nên thay vớ thường xuyên hơn.
Giày ướt khiến vi khuẩn phát triển trên bàn chân nhanh hơn. Do đó, nên để giày khô hoàn toàn sau mỗi lần đi và thay đổi bằng một đôi khác. Tránh đi giày quá chật hoặc bí.
Chọn tất thấm hút mồ hôi tốt, dày, mềm làm từ sợi tự nhiên hoặc tất thể thao.
Mang dép hở mũi khi thời tiết ấm áp và đi chân trần trong nhà khi thích hợp để cho chân khô ráo.
Dùng bông thoa một lượng nhỏ cồn chà xát lên bàn chân mỗi đêm giúp làm khô chân. Tránh xoa lên các vết nứt trên da.
Thoa thuốc xịt chân chống nấm hoặc bột ngâm chân mỗi ngày một lần.
Dùng lót khử mùi vào giày.
Nếu cần giảm bớt mùi hôi chân, bạn nên thoa thuốc chống mồ hôi hoặc xịt khử mùi lên chân.
Dùng xà phòng kháng nấm và kháng khuẩn phù hợp.
Khi mùi mồ hôi trở nên nghiêm trọng và không khỏi, bạn nên đi bác sĩ để kê đơn thuốc.
Theo VNE
Cảnh sát Cơ động hiến máu hiếm cứu cháu bé thoát khỏi tay tử thần
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết 3 chiến sĩ của Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh Gia Lai vừa hiến máu hiếm cứu người trong trường hợp khẩn cấp.
Trước đó, khoảng 10h00' ngày 20-2, bệnh nhân Trần Tấn Phát (3 tháng tuổi, trú tại xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu trình trạng khẩn cấp.
Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiến hành thăm khám, hội chẩn và quyết định phải truyền máu cấp cứu cho bệnh nhân. Bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu - đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em và có diễn biến cấp tính.
Các chiến sĩ CSCĐ tham gia hiến máu hiếm cứu người.
Xét nghiệm máu, thấy bệnh nhân Trần Tấn Phát thuộc nhóm máu hiếm O, hiện tại Kho máu dự trữ tại Bệnh viện đã cạn kiệt, Bệnh viện đã vận động toàn thể cán bộ viên chức trong bệnh viện hiến máu cứu bệnh nhân nhưng không không ai có nhóm máu trùng với bệnh nhân.
Nhận được thông tin, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh Gia Lai đã huy động 7 đồng có nhóm máu O nhanh chóng có mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiến 3 đơn vị máu để cứu bệnh nhân Trần Tấn Phát. Trong những ngày tới, nếu gia đình bệnh nhân cần hỗ trợ, đơn vị tiếp tục huy động cán bộ chiến sỹ tham gia hiến máu cứu người.
Thành Toan
Theo cand
Bác sĩ phẫu thuật: 'Trong phòng mổ, thời gian như không tồn tại' 6h sáng đến viện, 8h vào phòng mổ đến nửa đêm mới ra ngoài, bác sĩ Trần Quốc Khánh ví "thời gian như biến mất" trong phòng phẫu thuật. 22h, còi hụ xe cứu thương rú bên ngoài phòng cấp cứu bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Một phụ nữ luống tuổi, nằm trên cáng cứu thương với một thanh sắt cắm sâu...