Cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Đau đầu trong suốt thai kỳ là tình trạng phổ biến, tuy nhiên điều trị chúng thì khá phức tạp. Bởi trong quá trình mang thai, chúng ta không thể sử dụng thuốc một cách tùy tiện.
Vì sẽ rất dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Thậm chí, việc tự ý sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Hiểu được điều đó, hôm nay chúng tôi xin chi sẻ cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Nào, chúng ta cùng tham khảo nhé!
Đau đầu trong suốt thai kỳ là tình trạng phổ biến, tuy nhiên điều trị chúng thì khá phức tạpVì sao mẹ bầu lại thường xuyên đau đầu?
Từ tháng thứ tư trở lên, mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau đầu. Chúng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Ảnh hưởng của nội tiết tố trên cơ thể, khi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể cao có thể khiến các mạch máu co lại và gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi.Mắc các bệnh lỳ về viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu trong giai đoạn mang thai.Thai nhi càng phát triển càng chèn ép và cản trơe quá trình lưu thông máu lên não. Quá trình tuần hoàn máu bị cản trở và gây ra tình trạng đau đầu ở bà bầu.Những tác động bên ngoài như tiếng ồn từ xe cộ, công trình khiến cơ thể mẹ bầu căng thẳng, mất ngủ và gây ra tình trạng đau đầu.Thiếu chất, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn ảnh hưởng xấu đến cơ thể chị em, khiến chị em dễ dàng rơi vào tình trạng mệt mỏi và đau đầu.
Xem thêm: Khó thở khi mang thai tháng đầu có đáng lo ngại không?
Cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Như đã trình bày, chị em không thể tự ý dùng thuốc điều trị đau đầu tại nhà. Bởi thuốc điều trị đau đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi. Và sau đây là những cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Uống trà gừng
Gừng giúp kháng viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Do đó, khi nhức đầu bạn hãy thử uống một ly trà gừng nóng và nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Chắc hẳn cơn đau sẽ thuyên giảm.
Xông tinh dầu
Các loại tinh dầu phổ biến như sả chanh, oải hương, bạc hà, tinh dầu quế… đều có tác dụng giảm đau và được các bác sĩ khuyến khích sử dụng.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Điện thoại di động, máy tính và các thiết bị điện tử khác đều phát ra ánh sáng và các tia bức xạ xấu. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh của mẹ bầu, gây ra các cơn đau đầu. Do đó, khi mang bầu chị em nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị này.
Video đang HOT
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, sở thích ăn uống của mẹ bầu sẽ thay đổi khá nhiều. Tuy nhiên, muốn khắc phục hiệu quả chứng đau đầu chị em nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển toàn diện của bé cưng. Đồng thời, đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, giúp chị em thoát khoải tình trạng đau đầu kinh niên.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển toàn diện của bé cưng
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm sinh tố hoặc nước ép trái cây tươi thay vì nước có ga hoặc nước ngọt đóng chai. Bổ sung thêm sữa tươi, anh đào, khoai tây, rau chân vịt, mía, bông cải xanh… vì đây là những loại thực phẩm rất tốt cho quá trình lưu thông máu lên não.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều là những cách khắc phục tình trạng đau đầu hiệu quả ở mẹ bầu, nhất là đau đầu do mắc phải một số bệnh lý về tai mũi họng.
Nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý
Trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi rất nhiều, chị em chưa thích nghi với những sự thay đổi này nên thường xuất hiện tình trạng choáng váng và đau nửa đầu. Bạn hãy cố gắng đành đủ thời gian để nghỉ ngơi. Nhất là vào buổi trưa, hãy cố gắng chợp mắt khoảng nửa giờ để cơ thể lấy lại năng lượng để hoạt động trong nửa ngày còn lại.
Trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi rất nhiều, chị em chưa thích nghi với những sự thay đổi này
Bên cạnh đó, chị em cũng nên có chế độ vận động phù hợp. Đăng ký tham gia các lớp yoga dành cho bà bầu. Những động tác yoga sẽ giúp quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, chắc hẳn chị em đã biết cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả tại nhà đúng không nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe phụ nữ hay thai kỳ và sinh nở, chị em hãy truy cập website Viknews Việt Nam của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Theo Viknews.
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Tại sao nói ăn rau ngót dễ sảy thai?
Ăn rau ngót là sảy thai? Thực tế có đúng như vậy không hay chỉ là quan niệm sai lầm?
Có thai mẹ nào cũng phải có ý thức giữ gìn, ăn gì cũng phải suy nghĩ xem ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi hay không. Dù rau ngót đối với người bình thường rất lành tính và bổ nhưng với bà bầu thì cần cân nhắc kỹ. Câu trả lời cho thắc mắc trên sẽ có trong bài viết của Viknews Việt Nam sau đây.
Dinh dưỡng có trong rau ngót
Theo Đông y, rau ngót rất lành tính, có vị ngọt mát, rất tốt cho hệ tiêu hóa, chứa nhiều gluxit, canxi, photpho, vitamin C, B1, B2, B6 và các axit amin thiết yếu như lysin; metionin; phenylalalin, treonin, izoleucin...
Do đó, rau ngót ngoài là món rau phổ biến trong bữa cơm của người Việt Nam còn có tác dụng phục hồi rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là những người già, người bị thiếu máu, mới ốm dậy, và chữa được tưa lưỡi, đái dầm ở trẻ em.
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Bà bầu khi mang thai nên có chế độ ăn phong phú và cân đối tất cả các nhóm dưỡng chất để mẹ khỏe, con khỏe.
Nhưng đối với rau ngót thì phải cân nhắc kỹ vì đây là loại rau phổ biến mà rất nhiều người thích ăn. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu không nên ăn rau ngót vì loại rau này có tác dụng làm sạch ruột rất tốt. Ăn nhiều và thường xuyên dễ dẫn đến sảy thai. Chính vì thế, những người sau khi nạo phá thai hay sảy thai thường được bác sỹ khuyên uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, chia 2 lần uống lúc đói, mỗi lần cách nhau 10 phút, sau 15-20 phút, rau nhau sẽ ra sạch.
Khi mang thai, tuyệt đối bà bầu không nên dùng thuốc hay thực phẩm có chứa papaverin - chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, nhưng trong rau ngót lại có chất này nên bà bầu trước đó đã đẻ non, bị sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất tránh xa rau ngót.
Bà bầu có nên ăn rau ngót không?
Bà bầu có sức khỏe tốt, bình thường thì có thể ăn nhưng ăn ít và phải chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, không bị phun thuốc, và bắt buộc ăn khi chín.
Nguy cơ gặp phải khi bà bầu hay ăn rau ngót
Ngoài những phân tích về việc bà bầu ăn rau ngót dễ bị sảy thai ở trên thì những bà bầu dù có sức khỏe tốt cũng nên hạn chế ăn vì có thể gặp phải những nguy cơ sau:
Cản trở hấp thụ canxi, phốt pho
Canxi, phốt pho là 2 khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với bà bầu và thai nhi. Phần lớn lượng canxi và photpho mẹ tiếp nhận sẽ góp phần cấu tạo nên bộ xương thai nhi. Thiếu canxi mẹ dễ bị loãng xương, răng yếu. Thai nhi dễ bị mềm xương sọ, thóp rộng.
Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hóa, rau ngót sẽ sinh ra chất gọi là Glucocorticoid. Nếu chất này có quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi cho cơ thể.
Bị mất ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với bà bầu, nhưng tiêu thụ quá nhiều rau ngót sẽ gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ. Nếu dừng không ăn rau ngót thì có thể ngủ được trở lại nhưng những người già hay bà bầu hay bị mất ngủ không nên dùng rau ngót.
Một số tác dụng phụ khác
Đặc biệt, không nên uống quá nhiều nước rau ngót sống trong thời gian dài vì sẽ gây nghẽn phổi, khó thở, ăn uống kém dần, đau nhức cơ thể, cao huyết áp, đau đầu, thiếu máu ở não.
Lời khuyên khi ăn rau ngót
- Chỉ nên ăn số lượng nhỏ, không quá 50g/ngày và tránh ăn liên tục.
- Khi mua rau cần chú ý mua rau tươi, sạch, nguồn gốc rõ ràng, không bị phun thuốc.
Lời khuyên khi bà bầu muốn ăn rau ngót
- Trước khi nấu cần rửa sạch, không nên vò rau sẽ làm giảm chất dinh dưỡng.
- Tránh không uống nước rau ngót tươi dễ gây mất ngủ, khó thở, giảm khả năng hấp thụ canxi, photpho.
- Nếu bà bầu quá thích ăn rau ngót thì thời gian 3 tháng đầu rất quan trọng, không nên ăn dù là ít. Những tháng tiếp theo có ăn thì cũng chỉ tối đa 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 50g và cần ăn chín như nấu canh chẳng hạn.
Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không đã được giải thích rất rõ trong bài viết trên. Dù rất thích ăn rau ngót thì bà bầu cũng nên hạn chế, không nên uống nước rau ngót tươi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng không ăn. Những tháng sau tùy cơ địa, nhưng không được ăn nhiều hay ăn liên tục.
Theo Viknews
Bí quyết khắc phục hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịu. Ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt của mẹ bầu. Nếu bạn cũng đang khổ sở vì tình trạng này, đừng quá lo lắng. Bài viết bên dưới của Viknews Việt Nam sẽ mách bạn bí quyết khắc tình trạng này hiệu quả và...