Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo ‘phản khoa học’

Theo dõi VGT trên

Khi biến thể Delta càn quét Indonesia, người dân nước này lan truyền các phương pháp chữa Covid-19 tại nhà song được các chuyên gia y tế khuyến cáo “không có căn cứ khoa học”.

Nhiều bệnh viện ở Indonesia đang ứng phó với lượng bệnh nhân tăng và tình trạng thiếu oxy. Người dân không thể tiếp cận hệ thống y tế, cố gắng tự xoay xở giúp đỡ bạn bè hoặc người thân mắc bệnh. Họ tìm kiếm các phương án thay thế để tự chữa tại nhà hoặc kéo dài thời gian trước khi có giường bệnh, máy thở. Trong khi đó, nhiều loại thuốc, thực phẩm được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học “chữa Covid”.

Thuốc chống ký sinh trùng

Nhiều người Indonesia chia sẻ bài viết về Ivermectin, một loại thuốc chống ký sinh, có thể điều trị Covid-19. Sự quan tâm đến thuốc tăng vọt sau khi nhiều hãng truyền thông địa phương đăng tải thông tin sai lệch, rằng thuốc đang được chính phủ xem xét phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế, Ivermectin vẫn trong quá trình thử nghiệm, đến nay chưa chứng minh hiệu quả điều trị Covid-19. Các hãng truyền thông đưa tin dựa trên nghiên cứu sơ bộ của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM), công bố hôm 15/7. Song ngay sau đó, người đứng đầu BPOM, Penny Lukito, khẳng định thuốc chưa được cấp phép khẩn cấp.

Nhầm lẫn nảy sinh vì Ivermectin được đưa vào danh sách cùng với các loại thuốc khác, hai trong số đó đã được phê duyệt khẩn cấp. Theo bà Lukito, Ivermectin xuất hiện vì nó đang được thử nghiệm lâm sàng tại 8 bệnh viện, nhưng đến tháng 10 mới có kết quả.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo thuốc này chỉ sử dụng trong một số cơ sở lâm sàng nhất định. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, Ivermectin được quảng cáo như phương pháp điều trị chính thức.

Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo phản khoa học - Hình 1

Một hộp thuốc Ivermectin, chưa được chứng minh là có thể điều trị Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Reza Gunawan ủng hộ sử dụng thuốc, trên tài khoản Twitter có hơn 350.000 người theo dõi. Được hỏi về lý do, ông trả lời: “Ivermectin tương đối an toàn, chi phí thấp, hiệu quả, thuận tiện và dễ sử dụng. Nó có thể hỗ trợ chương trình tiêm chủng đang diễn ra”. Song ông thừa nhận mình không phải một “bác sĩ y khoa”.

Video đang HOT

Nhà sản xuất Merck cho biết chưa nghiên cứu khoa học nào chứng minh Ivermectin có tác dụng chống Covid-19. Tiến sĩ Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Griffith, Australia, cảnh báo không nên sử dụng thuốc mà thiếu sự giám sát của bác sĩ, bởi có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng.

Uống sữa tạo kháng thể

Trên mạng xã hội, nhiều người truyền tai nhau uống sữa sẽ tạo kháng thể chống Covid-19. Một số video cho thấy dân Indonesia đổ xô đi mua một loại sữa đóng lon. Tin đồn bắt nguồn từ các nhóm WhatsApp. Do nhu cầu đột biến, giá sữa tăng tới 455%.

Nhà sản xuất loại sữa này ở Indonesia cho biết chưa từng tuyên bố sản phẩm tạo được kháng thể ngừa nCoV.

Thực tế, thông tin uống sữa chống Covid-19 đã xuất hiện từ tháng 4 năm ngoái. Trang web “The Bullvine” của Mỹ khẳng định “sữa có chứa lactoferrin, một loại protein giúp đẩy lùi virus. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C và kẽm cũng đóng vai trò tăng cường khả năng miễn dịch”. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đây là thông tin sai lệch.

Đại diện Tổ chức Dinh dưỡng Anh tuyên bố: “Không có thực phẩm hoặc chất bổ sung nào bảo vệ bạn khỏi Covid-19. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, nhiều chất dinh dưỡng thực sự có ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng”.

Trước thông tin cho rằng các loại đồ ăn, thức uống và gia vị như dừa tươi, sữa tiệt trùng có thể phòng chống hay thậm chí chữa Covid-19, tiến sĩ Siti Nadia Tarmizi, lãnh đạo cơ quan phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Indonesia, nói: “Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào cho thấy các loại thực phẩm như vậy có hiệu quả ngừa Covid-19 chứ đừng nói đến chữa khỏi”.

Quan chức Bộ Y tế Indonesia cho biết thêm đã nhiều lần cảnh báo người dân không tích trữ các mặt hàng trên, song nhiều người vẫn làm ngơ.

Keo ong và “chất tăng cường miễn dịch”

Bên cạnh Ivermectin và sữa, sản phẩm được chia sẻ khác là keo ong – loại hợp chất ong mật thu được trong quá trình lấy mật hoa kết hợp với nước bọt của chúng, thường dùng trị viêm loét. Tin đồn xuất phát từ một bài đăng trên Twitter với nội dung: “Keo ong Anh, đã được chứng nhận không sử dụng thành phần chất cấm theo quy định Hồi giáo, hiệu quả chữa Covid-19 và các loại bệnh khác”.

Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo phản khoa học - Hình 2

Một cơ sở kinh doanh keo ong, mật ong tại Đức, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

Keo ong được cơ quan quản lý thực phẩm Indonesia cấp phép tại từ năm 2018 như một phương thuốc bổ truyền thống. Trang web chính thức tuyên bố sản phẩm chống virus, song không chỉ rõ có ngừa nCoV hay không. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy dùng keo ong hiệu quả điều trị Covid-19. Công ty tiếp thị sản phẩm ở Indonesia chưa lên tiếng về vấn đề này.

Bên cạnh đó, tin đồn sử dụng “chất tăng cường miễn dịch” cũng lan truyền chóng mặt, không chỉ ở Indonesia mà nhiều nước khác. Tiến sĩ Faheem Younus, trưởng khoa truyền nhiễm Đại học Maryland, cho rằng thuật ngữ “tăng cường miễn dịch” rất chung chung. Hiện chưa có bằng chứng chất này chống lại Covid-19.

Một số người dùng mạng xã hội đề xuất uống dầu tràm, thường dùng bôi ngoài da điều trị kích ứng, để ngăn ngừa Covid-19. Các chuyên gia khẳng định đây là thông tin sai lệch. Trên thực tế, dầu tràm có thể gây ra các vấn đề hô hấp nếu hít phải.

Đổ xô mua thuốc xổ giun sau tin đồn về 'thần dược' chữa Covid-19

Nhiều người tại Indonesia và một số nước khác đã mua thuốc xổ giun sau tin đồn vô căn cứ về khả năng chữa Covid-19.

Đổ xô mua thuốc xổ giun sau tin đồn về 'thần dược' chữa Covid-19 - Hình 1

Chưa có bằng chứng cho thấy ivermectin có tác dụng chữa Covid-19 SHUTTERSTOCK

Theo Channel NewsAsia ngày 9.7, nhiều người Indonesia bất chấp những cảnh báo y tế khi đổ xô đi mua trữ "thần dược" chữa Covid-19 từ lời đồn vô căn cứ của một số chính trị gia và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Tình trạng trên xảy ra trong bối cảnh Indonesia chứng kiến làn sóng lây nhiễm Covid-19 tăng mạnh với hàng trăm ca tử vong mỗi ngày.

Các nhà thuốc trên cả nước đang cháy hàng ivermectin, một loại thuốc thường được sử dụng để trị nhiều loại ký sinh trùng như chấy và giun, sau khi một số thông tin trên mạng xã hội tung tin đồn về khả năng điều trị Covid-19.

"Những người đó đến đưa ảnh chụp màn hình thông tin cho rằng ivermectin có thể chữa Covid-19. Chúng tôi đang hết hàng vì quá nhiều người mua", theo ông Yoyon đứng đầu một tập đoàn kinh doanh dược phẩm ở Jakarta.

Ông cho biết tình trạng khan hiếm đã đẩy gia thuốc lên đến 21 USD/chai. Đến nay, Indonesia ghi nhận 2.417.788 ca mắc Covid-19 với 63.760 ca tử vong.

Trên Twitter, một người tên Reza Gunawan tự xưng là "bác sĩ tổng thể" với 350.000 người theo dõi cho rằng "ivermectin là một trong những chìa khóa an toàn và hiệu quả nhằm chấm dứt đại dịch của nhiều bác sĩ, với nhiều chứng cứ khoa học".

Ông Iman Sjafei đồng sáng lập trang tin Asumsi viết trên trang này cho biết 5 người quen của ông đã hồi phục nhờ dùng thuốc trên, sau khi mắc Covid-19. "Có thể là giả dược. Có lẽ vậy. Nhưng cũng có thể là đúng", ông viết thêm.

Bộ trưởng Indonesia Erick Thohir còn khen ngợi ivermectin và kêu gọi gia tăng sản xuất trong nước để đối phó với dịch bệnh.

"Tôi không phải là bác sĩ, nhưng giữa tuyệt vọng và khó khăn, tôi cho rằng bất cứ thứ gì cũng đáng thử", cựu bộ trưởng thủy sản Susi Pudjiastuti nhận định.

Do tư tưởng phản đối vắc xin và các thuyết âm mưu trên mạng, nhu cầu đối với thuốc trên gia tăng từ Brazil cho đến Nam Phi và Li Băng.

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã gây áp lực về việc chứng nhận thuốc trên trong điều trị Covid-19. "Có rất nhiều người đáng tin thề thốt trên một cha của họ rằng ivemectin tốt cho cơ thể khi mắc Covid-19", ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhà sản xuất Merck khẳng định "không có căn cứ khoa học này cho khả năng hiệu quả đối với Covid-19", đồng thời cảnh báo về các vấn đề an toàn nếu thuốc trên không được dùng đúng.

Các nhà khoa học, Tổ chức Y tế thế giới và nhiều cơ quan chức nhận dược phẩm, kể cả tại Indonesia, đều nhấn mạnh rằng thiếu chứng cứ cho thấy thuốc xổ giun ivermectin có thể chữa Covid-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng NaiBé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng Nai
06:13:50 23/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch
14:05:28 23/01/2025
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người nàyBắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
10:08:59 24/01/2025
'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết
09:00:24 23/01/2025
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớmBổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm
09:03:12 23/01/2025
8 phương pháp đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ8 phương pháp đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ
08:18:54 23/01/2025
Thói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứngThói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứng
08:20:23 23/01/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàngÁi nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng
15:01:24 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồngNgười phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng
15:01:43 24/01/2025
Shark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ýShark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ý
12:50:09 24/01/2025
Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?
12:56:44 24/01/2025
HIEUTHUHAI nhận mưa lời khen từ Trấn Thành vì một câu nóiHIEUTHUHAI nhận mưa lời khen từ Trấn Thành vì một câu nói
14:45:43 24/01/2025

Tin mới nhất

Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

10:05:12 24/01/2025
Vài phút sau khi uống, bé xuất hiện tình trạng tím tái, suy hô hấp, tim đập chậm. Trẻ được đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, ngừng thở và ngừng tim.
Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

10:00:59 24/01/2025
Đôi khi, mọi người có thể nhầm lẫn giữa cảm giác khát và cảm giác đói. Vậy nên hãy lưu ý, uống đủ nước ưu tiên nước lọc, ăn trái cây hoặc uống nước trái cây không thêm đường.
Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

09:58:35 24/01/2025
Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ với khẩu phần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng đạm, đường, chất béo và rau xanh, các thức ăn nên được chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa và có thể chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

06:37:37 24/01/2025
Khi phát hiện người xung quanh bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế được các di chứng về sau.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.
Nguy cơ dịch cúm bùng phát dịp Tết, phòng chống thế nào?

Nguy cơ dịch cúm bùng phát dịp Tết, phòng chống thế nào?

14:16:22 23/01/2025
Hay thói quen sinh hoạt thay đổi, trong dịp Tết, nhiều người thức khuya, ăn uống không điều độ, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng.
Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết

Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết

13:24:01 23/01/2025
Bạc hà là một loại thảo mộc quen thuộc, được sử dụng từ lâu trong ẩm thực và y học cổ truyền. Trà bạc hà với hương thơm the mát, dễ chịu không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

08:19:34 23/01/2025
Tuy vậy, việc đi bộ sớm khi chưa kịp ăn sáng không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Với một số người, gắng sức khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhanh, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt

Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt

07:25:00 23/01/2025
Đối với người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ...
Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết

Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết

07:22:23 23/01/2025
Sau khi cắt lọc những chỗ tổn thương, các bác sĩ tiến hành tạo hình vạt da che phủ ngay chỗ bị mất. Theo người nhà của bệnh nhân, trong lúc thái thịt, bệnh nhân vô ý nên bị lưỡi dao cắt đứt búp ngón tay.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng

07:20:04 23/01/2025
Được biết, hoàn cảnh gia đình ông P rất khó khăn. Ông P mất sức lao động nhiều năm do các bệnh phối hợp (tăng huyết áp, đái tháo đường). Vợ bán vé số nuôi cả gia đình.
Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

06:20:02 23/01/2025
Sưng mộng răng là một trong các giai đoạn của viêm nướu răng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, sưng viêm và áp xe răng.

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh gây ám ảnh mạng xã hội!

Bức ảnh gây ám ảnh mạng xã hội!

Netizen

16:47:39 24/01/2025
Một bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc mới đây đã khiến cư dân mạng nước này bàn luận, tranh cãi kịch liệt.
Thành lập các công ty "ma" để tuồn hàng hóa từ Trung Quốc vào tiêu thụ

Thành lập các công ty "ma" để tuồn hàng hóa từ Trung Quốc vào tiêu thụ

Pháp luật

16:45:25 24/01/2025
Ngày 24/1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã bắt tạm giam 5 bị can để điều tra về tội Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới .
Dino Game nâng cấp tại Dinogame.app – Hành trình khủng long đầy thú vị

Dino Game nâng cấp tại Dinogame.app – Hành trình khủng long đầy thú vị

Mọt game

16:43:34 24/01/2025
Dino Game – tựa game huyền thoại từng gắn bó với những phút giây mất mạng trên trình duyệt Google Chrome, nay đã được nâng cấp toàn diện tại Dinogame.app
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Trắc nghiệm

16:29:22 24/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Sáng tạo

16:09:55 24/01/2025
Hãy áp dụng ngay mẹo làm sạch dưới đây, chắc chắn sẽ làm sạch vết rỉ sét ở trong nồi chiên không dầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cho phép giải mật các vụ ám sát gây chấn động

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cho phép giải mật các vụ ám sát gây chấn động

Thế giới

16:03:30 24/01/2025
Cũng trong năm này, luật sư đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho những người Mỹ da đen Martin Luther King Jr bị ám sát tại một khách sạn ở thành phố Memphis, bang Tennessee.
"Anh trai say Hi" bị "ném đá" chính thức lên tiếng về sai lầm của bản thân

"Anh trai say Hi" bị "ném đá" chính thức lên tiếng về sai lầm của bản thân

Sao việt

14:58:08 24/01/2025
Bước ra khỏi Anh trai say Hi, Hùng Huỳnh trở thành một trong những ca sĩ thăng hạng tên tuổi và được đông đảo khán giả quan tâm, yêu mến.
Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Sao châu á

14:53:09 24/01/2025
Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.