Cách “chữa cháy” cho tài liệu giấy tờ bị ướt cực nhanh mà không phải ai cũng biết
Trong quá trình sử dụng, chắc không ít lần bạn lỡ tay làm đổ nước lên giấy tờ, tài liệu. Đừng vội cuống cuồng mà hãy bình tĩnh, tuần tự thực hiện những bước sau để giúp giấy tờ quan trọng không bị hỏng nhé.
Cách 1:
Đầu tiên, bạn hãy đặt các tờ giấy trắng khô kẹp giữa các tập giấy bị ướt. Lưu ý hãy làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận vì giấy có thể bị rách và nhòe.
Mỗi khi kẹp xong một tờ giấy khô, bạn hãy gập chúng sang cùng bên với những trang đã kẹp, lần lượt cho đến hết. Tiếp đến đặt lên trên tập giấy một miếng bìa nhựa.
Chồng thật nhiều sách lên trên tập giấy vừa rồi rồi để nguyên trong vòng nửa ngày chờ tập giấy khô.
Video đang HOT
Nhấc các quyển sách và lần lượt từng miếng giấy khỏi tập tài liệu bị ướt. Khi kẹp như vậy, những trang giấy khô sẽ hút bớt nước ẩm cho các trang bị ướt, đồng thời những quyển sách lớn và nặng sẽ giúp các trang tài liệu bị ướt luôn phẳng phiu, không bị nhăn. Vậy là bạn đã có lại tập tài liệu khô cong như ban đầu rồi.
Cách 2:
- Nhanh chóng lấy tập tài liệu bị ướt khỏi khu vực nước.
- Dùng khăn bông hoặc vải thấm bớt nước, không nên dùng giấy ăn để tránh vụn giấy làm hỏng tài liệu.
- Dùng một miếng giấy trắng sạch ngăn cách giữa các trang giấy để nước không thấm sang trang khác.
- Cắm bàn là và điều chỉnh ở nhiệt độ làm nóng nhẹ nhất, đặt tài liệu lên giá là rồi dùng khăn giấy phủ lên vùng giấy bị ướt.
- Tiếp đến là nhẹ nhàng từ trái qua phải lớp giấy vừa phủ hoặc ấn bàn là xuống rồi nhấc lên để tài liệu được bằng phẳng, kiểm tra xem các tờ tài liệu đã khô chưa, nếu chưa khô thì tiếp tục làm lại động tác này đến khi khô hẳn.
Theo Khsm Phá
Vụ xử cựu lãnh đạo NaviBank: Tạm dừng để bổ sung tài liệu, chứng cứ
Sáng 7.3, kết thúc phần xét hỏi, HĐXX hội ý và ra quyết định tạm dừng phiên tòa nhằm yêu cầu VKSND tối cao tại TP.HCM bổ sung chứng cứ, hồ sơ. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào thứ 2, ngày 12.3 tới.
HĐXX căn cứ vào các điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự cho rằng việc bổ sung tài liệu chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tài liệu, chứng cứ mà HĐXX yêu cầu VKSND tối cao tại TP.HCM cung cấp gồm: Bản sao bản án hình sự sơ thẩm số 46, ngày 27.1.2014 của TAND TP.HCM; Bản sao bản án hình sự phúc thẩm số 02, ngày 7.1.2015 của TAND Tối cao tại TP.HCM; Bản sao kê tài khoản của 4 chủ tài khoản là nhân viên ngân hàng NaviBank mở tại VietinBank chi nhánh TP.HCM. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận thông báo này, VKSND Tối cao gửi cho tòa án tài liệu chứng cứ được yêu cầu. Trường hợp VKSND Tối cao không cung cấp được thì thông báo cho tòa án bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Các bị cáo là cựu lãnh đạo ngân hàng NaviBank tại phiên xét xử sơ thẩm về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng". Ảnh: Lý Tín
Hai bản án mà HĐXX yêu cầu bổ sung là hai bản án xét xử Huỳnh Thị Huyền Như tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", trong đó chiếm đoạt của NaviBank 200 tỷ đồng. Hai bản án này đã có hiệu lực pháp luật.
Với việc HĐXX tạm dừng phiên tòa để bổ sung tài liệu chứng cứ, Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, bào chữa cho các bị cáo là cựu lãnh đạo ngân hàng NaviBank nói: "Trước đây, trong hồ sơ vụ án truy tố 10 bị cáo là cựu lãnh đạo ngân hàng NaviBank không có những tài liệu, chứng cứ mà HĐXX yêu cầu bổ sung nói trên. Bây giờ, HĐXX đã yêu cầu bổ sung thì những tài liệu chứng cứ đó trở thành hồ sơ vụ án. Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, HĐXX phải đánh giá, xem xét những tài liệu, chứng cứ nói trên một cách toàn diện. HĐXX có quyền xem xét, kiến nghị đối với hai bản án cáo buộc Huyền Như gây thiệt hại cho NaviBank khi bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ở phần xét hỏi, HĐXX đã từng từ chối yêu cầu của bị cáo Nguyễn Hùng Sơn, nguyên Phó tổng giám đốc, về việc Huyền Như hay VietinBank mới là người chiếm đoạt 200 tỷ đồng của NaviBank".
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp - bào chữa cho các bị cáo nói rằng HĐXX phải xem xét những tài liệu chứng cứ được bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án.
Dân Việt đã đưa tin về việc TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 10 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) về tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 10 bị cáo gồm: Nguyên Tổng giám đốc Lê Quang Trí, các nguyên Phó tổng giám đốc Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn và 6 người nguyên là trưởng các phòng ban của Navibank.
Cáo trạng cáo buộc, từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho ViettinBank đã gặp gỡ, trao đổi với nhiều đối tượng môi giới, đại diện các đơn vị, ngân hàng về việc nhận gửi tiền với lãi suất ưu đãi, phí môi giới cao... Ngay sau khi các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào ViettinBank, Như dùng thủ đoạn lập chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản nhằm rút, chuyển tiền đi trả nợ cho cá nhân Như. Như chiếm đoạt 3.986 tỷ đồng, trong đó có 200 tỷ của NaviBank.
Các bị cáo bị cho rằng đã làm trái những quy định của nhà nước dẫn đến việc Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng của NaviBank.
Theo Danviet
Xử vụ Navibank: 200 tỷ đồng thiệt hại của vụ án đang ở đâu? Các bị cáo cựu lãnh đạo Navibank cho rằng số tiền 200 tỷ đồng không phải là tiền thiệt hại của vụ án, bởi số tiền này đang nằm tại Vietinbank chứ không phải bị "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Cựu lãnh đạo Navibank khẳng định Navibank không thiệt hại 200 tỷ đồng. Trả lời các câu hỏi của luật...