Cách chọn chồng giàu của một cô gái thành đạt
Các bạn gái, hãy tự hoàn thiện bản thân mình, có một nền tảng tài chính, địa vị xã hội tương đối trước khi nghĩ sẽ phải lấy chồng giàu. Khi bạn có một địa vị tài chính, địa vị xã hội và một chút duyên số tự khắc những người chồng phù hợp với tài chính, địa vị xã hội sẽ tìm đến.
Gần đây, tôi có đọc được rất nhiều bài viết các chị em nói về tiêu chí lấy chồng phải “giàu”. Nếu chỉ nghe, đọc lướt qua cái title thì rất nhiều người giật mình và thốt lên rằng: “Ồ, phụ nữ thời nay quá thực dụng”.
Ngoại trừ một số phụ nữ thành đạt trong tài chính thì muốn lấy một ông chồng “giàu” đúng nghĩa đen. Còn lại đại đa số phụ nữ chúng ta đều muốn lấy một ông chồng “giàu” theo nghĩa là chỗ dựa vững chắc về tài chính, tinh thần cho cuộc sống của gia đình tương lai.
Tiền, bao nhiêu là đủ? Chẳng bao giờ là đủ cả. Thế nên chị em đừng nhắc tới từ “chọn chồng giàu” mà cánh đàn ông nghe qua là ớn. Tôi bản thân là một phụ nữ nghe qua cũng thấy sợ. Hãy đổi qua title: Hãy lấy một người chồng phù hợp.
Ảnh minh họa.
Tôi là một phụ nữ, đã lấy chồng được 5 năm và có con. Tôi quan niệm, “nồi nào, vung nấy”. Nó khác so với quan điểm “môn đăng hộ đối” đấy nhé. Và vì vậy bạn như thế nào thì chồng bạn cũng sẽ tương tự như thế. Liệu cơm gắp mắm, liệu con gả chồng, hãy căn cứ vào những thứ mình có để đòi hỏi ở người chồng tương lai, đương nhiên chúng ta có quyền đó.
Tôi, một cô gái bình thường về hình thức, gia cảnh, công việc nhưng so với mặt bằng chung hiện tại thì chồng tôi giàu. Vậy bí quyết lấy chồng giàu của tôi nằm ở quan niệm sống của tôi.
Trước khi lấy chồng, tôi là một cô gái khá cá tính. Tôi luôn nghĩ rằng sẽ lấy chồng không quan tâm đến gia cảnh chồng giàu nghèo mà quan trọng chồng phải là người có tri thức, thông minh, công việc tiềm năng (dĩ nhiên, gia đình phải cơ bản). Hai vợ chồng sẽ cùng nhau làm việc để xây dựng tương lai.
Tôi không lựa chọn hay đưa ra tiêu chí giàu nhưng với cá tính, công việc, quan hệ một phần do duyên số, tôi có rất rất nhiều người để ý. Trong số đó có những anh gia cảnh bình thường hoặc nghèo. Có rất nhiều anh giàu từ ngày xưa. Và hầu hết các anh đó đều tài năng, hiện tại các anh ý đều rất giàu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Gia đình chồng tôi khá giả hơn gia đình tôi rất nhiều. Khi gần lấy nhau rồi tôi mới biết điều này, bởi vì lúc đi tán và yêu nhau anh ăn mặc rất bình thường, đi xe wave cũ. Việc anh ăn mặc hay đi xe cũ trong khi nhà anh khá giả không phải thử thách tôi, mà là thu nhập của anh tại thời điểm đó rất bình thường, gia cảnh khá giả là của bố mẹ anh.
Tôi rất đồng tình với quan điểm này của anh. Tôi là một cô gái độc lập, tự tin, có tài chính, biết quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái, nấu ăn ở mức bình thường. Chồng tôi không giàu, gia đình cơ bản, nhưng anh là người tốt, rất chăm chỉ, có chí tiến thủ và có rất nhiều thứ khiến tôi tin tưởng chúng tôi sẽ có tương lai ổn định.
Khi yêu nhau, lương tôi cao gấp 3 lần lương anh. Tôi là thạc sỹ còn anh kỹ sư thôi. Nhưng, hiện tại thì công việc của tôi gặp khó khăn không kiếm ra tiền. Và hiện tại tôi đang ăn bám chồng.
Nhưng cuộc sống chúng tôi khá bình đẳng, vui vẻ và hạnh phúc. Chúng tôi vẫn san sẻ công việc nhà với nhau mặc dù anh đi làm cả ngày rất bận. Hiện tại thì các anh tán tôi, người yêu cũ của tôi đều giàu hơn chồng tôi hiện tại. Nhưng tôi không tiếc nuối, mà ngược lại các anh đó vẫn còn tiếc nuối tôi. Các anh đó đều tự mua được nhà riêng, còn chúng tôi vẫn ở nhà bố mẹ cho (cười).
Ảnh minh họa.
Tôi vẫn nhắc lại rằng sau khi lập gia đình, tình yêu rất quan trọng nhưng tài chính cũng quan trọng không kém. Phải biết mình đảm bảo tài chính rồi hẵng lấy chồng, sinh con. Phụ nữ đừng tự đẩy mình vào một bi kịch cuộc sống khi lấy một người chồng không tương xứng rồi ly dị, đẩy những đứa con của mình vào nỗi buồn mà các bé không đáng phải nhận.
Vậy, tôi muốn đưa ra quan điểm của mình rằng. Các bạn gái, hãy tự hoàn thiện bản thân mình, có một nền tảng tài chính, địa vị xã hội tương đối trước khi nghĩ sẽ phải lấy chồng giàu. Khi bạn có một địa vị tài chính, địa vị xã hội và một chút duyên số tự khắc những người chồng phù hợp với tài chính, địa vị xã hội sẽ tìm đến.
Đừng suốt ngày đòi hỏi bình đẳng giới, trong khi luôn muốn lấy chồng giàu, phụ nữ cũng cần kiếm tiền. Hai vợ chồng có tương xứng cả về địa vị, tài chính thì cuộc sống mới bền lâu và hạnh phúc được. Tuy nhiên, khi địa vị và tài chính lấy đi thời gian chăm sóc con cái gia đình thì phụ nữ phải là người biết lui vào hậu trường để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Theo VNE
Mẹ chồng nghĩ con dâu ăm bám và đẻ con của... thằng khác
Mẹ chồng thỉnh thoảng lại mỉa, nói em là kẻ ăn bám và còn nghi con em sinh ra không phải cháu bà...
Con chợt chưng hửng sau câu nói của bà, bao nhiêu vẻ háo hức trên mặt con bỗng tan biến hết. Mẹ biết, dù còn chưa hiểu được vì sao bà lại nói vậy khi con chào bà để về quê ngoại chơi, nhưng thái độ và cái nguýt thật dài của bà cũng khiến con đứng sững: "ừ, đi đi, muốn đi muốn về đâu cũng được, lúc về đây mẹ con cháu cũng tự đến chứ bà đâu có rước!"
Con ngơ ngác đưa mắt tìm mẹ, lúng búng, ngập ngừng, chừng như không biết đứng đó hay đi ra. Nhìn con mới tội nghiệp làm sao, còn mẹ thì quay đi lau vội hàng nước mắt lăn dài. Ôm con trong lòng rồi mẹ vẫn thấy cổ họng mình nghẹn đắng. Là tại mẹ, vì đã đẩy con đến nơi này - nơi chẳng có một chút tình thương nào dành cho con...
Bố mẹ gặp nhau khi cả hai còn ở nước ngoài. Lúc ấy mẹ đang học dở đại học, nhưng vì gia đình khó khăn, rồi ông ngoại lại mất do tai nạn nên mẹ mới đăng kí đi xuất khẩu lao động, mong kiếm tiền phụ bà nuôi các cậu, các dì của con. Mẹ gặp và yêu bố, ở nơi xa xôi và thiếu thốn tình cảm gia đình đó. Bố mẹ đã nương tựa vào nhau để vượt qua những mệt mỏi, nhớ nhà và rất nhiều vất vả.
Để gần 4 năm sau, bố mẹ hết sức vui mừng vì có con. Nhưng chưa thể về nhà để tổ chức đám cưới được, nên bố đành gọi điện nhờ ông bà nội đem trầu cau, lễ lạt sang bên ngoại coi như dạm ngõ, để mẹ có thể làm dâu của ông bà.
Vì con không xinh mà mẹ chồng cho rằng đó không phải cháu mình.
Lúc ấy, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ. Bà ngoại nói ở nhà kinh tế cũng khá hơn rồi nên mẹ không phải gửi tiền về nữa, để dành mà nuôi con. Nhưng ông bà nội lại gọi điện bảo nhà đang làm ăn lớn nên bố mẹ phải dồn hết tiền gửi về. Sau đó, mỗi tháng lĩnh lương bố mẹ cũng đều trích ra phần lớn gửi về nội. Số còn lại chỉ vừa đủ để chi tiêu.
Kết thúc hợp đồng lao động 5 năm, mẹ đưa con về trước còn bố xin gia hạn thêm 3 năm. Ông bà thì nói mẹ cứ ở đó làm việc để vợ chồng chăm sóc cho nhau, nhưng mẹ lại muốn về để con lớn lên có ông bà, họ hàng. Hơn nữa, dù sao về nhà cũng có điều kiện chăm sóc con tốt hơn, chứ ở lại bố mẹ vừa làm vừa nuôi con cũng rất vất vả. Nhưng nào ngờ, đó lại là bắt đầu những ngày đắng cay của mẹ con mình...
Khác với thái độ niềm nở khi gọi điện cho mẹ trước đây, ông bà nội đón mẹ với thái độ vô cùng lạnh nhạt. Từ sân bay, mẹ cũng chỉ được gặp bà ngoại 1 chút rồi phải theo ông bà về quê nội. Vừa xuống xe, chưa kịp nghỉ ngơi mẹ đã được "giáo huẩn": "Con về đây là ăn chung, ở chung, nên tiền bạc mang về đưa hết bố mẹ giữ để chi tiêu. Còn nữa, quà cáp tất cả sắp sẵn ra đó, bố mẹ còn đem biếu họ hàng".
Đau lòng nhất là ông bà không hề hỏi han gì đến con cả, và có lần vô tình mẹ nghe bà nói với bố qua điện thoại: "Tôi hỏi thật, nó có phải con anh không mà sao tóc thì cháy, da lại đen nhẻm, không giống ai ở cái nhà này hết vậy?". Lúc ấy, mẹ cảm thấy như đất dưới chân sụp xuống, thương con đến thắt ruột. Con của mẹ, dù không xinh đẹp nhưng là do bố mẹ đứt ruột sinh ra, cũng là máu mủ của bà, sao bà lại nỡ nói thế?
Cứ ngỡ ông bà lạnh nhạt như vậy vì mẹ con mình mới về đây lần đầu, còn chưa quen biết. Nhưng lâu dần tình hình cũng chẳng cải thiện hơn. Cứ như vậy, mẹ con mình dường như bị "kì thị" trong ngôi nhà to lớn này - ngôi nhà được xây bằng tiền "góp vốn" của bố mẹ. Vì sự thật là ông bà chẳng hề "làm ăn lớn" như đã nói. T
ừ khi về, tiền bạc bố gửi bà đều giữ hết, nên muốn chi tiêu bất cứ thứ gì mẹ đều phải ngửa tay xin. Thật chẳng dễ dàng gì, nhiều khi tiền sữa của con cũng bị kì kèo, thêm bớt từng đồng. Đã bao lần mẹ muốn đi làm để tự chủ hơn, nhưng phần vì con còn bé, phần khác vì mẹ không có bằng cấp gì nên chưa xin được việc. Vậy nên cuộc sống của mẹ con mình cứ nặng nề như địa ngục vậy.
Bà luôn cho rằng mẹ là kẻ ăn bám, dốt nát,... còn con thì là đứa nhà quê, xấu xí dù con rất ngoan và lễ phép.
Nhiều lần, bà nói xa nói gần rằng mẹ con mình giống như 2 cục nợ vậy, và tỏ ra hết sức coi thường. Chẳng khi nào thấy bà bế cháu 1 lần mà toàn thấy những lời quát nạt. Ngay cả các cô chú trong nhà cũng nhìn mẹ con mình như hai kẻ xa lạ từ đâu đến. Nhiều khi ăn cơm đông người ông còn bảo mẹ bế con xuống bếp ngồi cho rộng mà không ai ý kiến gì. Nỗi tủi hơn đó chắc cả đời mẹ chẳng thể quên được.
Đôi lần, mẹ muốn gọi điện cho bố để kể hết những ấm ức trong lòng, nhưng thật khó vì gần như lúc nào mẹ cũng bị kiểm soát! Có lần thấy mẹ khóc khi nói chuyện với bố, bà liền "mỉa": "Người ta có cưới có cheo đàng hoàng, chứ đằng này tự đưa xác đến, thì đòi gì cao sang...". Mẹ đành ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong, để bố yên tâm làm việc.
Mẹ động viên mình cố gắng chịu đựng đến khi bố về mà sao lâu quá! Bà thì cứ gọi điện "động viên" bố cố gắng ở lại đó làm, nên mẹ chẳng biết khi nào nhà mình mới đoàn tụ nữa. Mẹ thì có thể chịu đựng được, nhưng thực sự mẹ không muốn con phải lớn lên trong môi trường chẳng có tình thương như thế này. Để mỗi lần bà "lườm nguýt" con như sáng nay, mẹ lại đau đến thắt ruột. Con yêu, mẹ phải làm sao đây?
Theo VNE
Lấy chồng giàu, tôi đã thấy hèn rồi Tôi đã cảm thấy đau khổ và nhục nhã lắm rồi. Nhưng mà tôi nghĩ, tại chồng tôi lo lắng cho bố mẹ nên tôi không nói gì. Đêm tân hôn đã chịu nhục Yêu anh, tôi cảm thấy tự hào vì mình có người yêu đẹp trai, giàu có lại biết quan tâm, ga lăng với tôi. Trước đây, tôi không hề...