Cách chọn cam Canh ngon, ngọt trăm quả như một
Dù là cam Canh xịn hay cam Canh được trồng ở các nơi khác, nếu biết cách chọn lựa, bạn vẫn sẽ mua về cho mình được những quả ngon, ngọt để thưởng thức.
Hàng năm, cứ cách Tết âm lịch 2-3 tháng, cam Canh lại được bày bán rất nhiều ở các quầy bán hoa quả lớn nhỏ cho tới chợ online. Cam Canh vốn có nguồn gốc từ làng Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay, cam Canh được nhân giống rộng ra và được trồng ở nhiều nơi khác.
Tuy nhiên, dù là cam Canh xịn hay cam Canh được trồng ở các nơi khác, nếu biết cách chọn lựa, bạn vẫn sẽ mua về cho mình được những quả ngon, ngọt để thưởng thức.
Dù là cam Canh xịn hay cam Canh được trồng ở các nơi khác, nếu biết cách chọn lựa, bạn vẫn sẽ mua về cho mình được những quả ngon, ngọt để thưởng thức (Ảnh: HC)
Chị em có thể tham khảo cách chọn cam Canh ngon ngọt dưới đây:
Cam Canh ngon là những quả khá nhỏ, chỉ nhỉnh hơn quả quất Tết lớn hay bằng 1/2 -1/3 nắm tay người lớn vì những quả có khối lượng nhỏ sẽ tích tụ được nhiều chất hơn. Những quả cam to thì thường không có độ ngọt bằng.
Quan sát màu sắc của quả cam Canh, bạn có thể biết được quả đó có ngon ngọt hay không. Những quả có màu đỏ pha vàng hoặc xanh lẫn vàng hay những quả bị rám đều cho hương vị ngọt sắc, rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Với những quả cam có một nửa màu xanh đậm, một nửa màu đỏ pha vàng là quả của những cây đang bị sâu bệnh tấn công thì không nên chọn. Phần múi cam bên đỏ pha vàng sẽ ngọt còn phần múi cam xanh sẽ nhạt, khô.
Chọn những quả cam Canh vỏ mỏng, rất nhẵn và phần đáy quả hơi lõm vào trong, cuống quả đầy, ít lõm. Vỏ cam mỏng đến nỗi nó làm lộ những múi cam ở bên trong.
Sờ vào quả cam có cảm giác căng mọng, nặng tay, hơi mềm và không quá cứng.
Vỏ cam màu xanh là những quả bị sâu bệnh, ăn nhạt còn những quả vỏ sần sùi không ăn được, khô nước, chị em nên tránh.
Theo Khám Phá
Chảo chống dính mấy năm vẫn bền như mới nhờ vài mẹo "dễ như ăn kẹo"
Một trong những sai lầm mà chúng ta thường làm khiến chảo chống dính nhanh hỏng là để chảo thật nóng, sau đó mới đổ dầu vào nấu.
Chảo chống dính là dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp. Tuy nhiên, việc sử dụng chảo không đúng cách đã khiến cho tuổi thọ của chảo giảm xuống, chỉ dùng một thời gian ngắn là đã bong tróc lớp chống dính. Với những mẹo nhỏ dưới đây sẽ là cách để tăng độ bền cho chảo chống dính.
1. Rửa chảo bằng bã chè khi mới mua về
Chảo chống dính mới khi mua về thường có mùi dầu hoặc mùi kim loại rất khó chịu và độc hại. Rửa bằng nước rửa chén thông thường đôi khi không giúp bạn loại bỏ hết mùi khó chịu này. Bạn hãy đổ đầy nước vào chảo, cho bã chè vào một túi nhỏ rồi chà sát trên mặt chảo. Bạn cũng có thể dùng lá trà xanh đun sôi khoảng 2 - 3 lần để khử mùi.
2. Cho dầu ăn vào chảo trước khi bật bếp
Khi nấu ăn, chúng ta thường có thói quen, để chảo thật nóng sau đó mới đổ dầu vào để chiên, xào thức ăn. Tuy nhiên, việc làm này chỉ phù hợp với các chảo chất liệu từ nhôm, gang thông thường.
Đối với chảo chống dính nên đổ dầu trực tiếp vào chảo, sau đó mới cho lên bếp và đun nóng dầu. Nếu để chảo chống dính nóng trước khi đổ dầu sẽ làm chất chống dính trên bề mặt chảo bị bong ra, gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ của chảo.
3. Chỉ dùng thìa/muỗng gỗ khi nấu ăn trên chảo
Nếu sử dụng thìa, muỗng nhựa, gặp nhiệt độ cao chúng sẽ chảy nhựa hay sử dụng chất liệu nhôm sẽ khiến bề mặt chảo bị xước. Tốt nhất bạn nên sử dụng thìa, muỗng chất liệu gỗ để nấu, xào thức ăn trên chảo chống dính nhé.
4. Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
Bạn nên lưu ý rằng ở nhiệt độ cao chất chống dính sẽ bắt đầu bị phân hủy và gây hại cho sức khỏe.
Vì thế, tùy vào chất liệu và chất lượng chảo chống dính mà khi sử dụng cần lưu ý điều chỉnh mức nhiệt hợp lý. Tốt nhất chỉ để lửa cháy ở trung tâm đáy chảo, không cháy lan lên thành chảo. Sử dụng ở mức nhiệt trung bình và thấp sẽ đảm bảo tốt nhất cho tuổi thọ của chảo chống dính.
5. Không dùng chảo để nướng hoặc kho thực phẩm
Dù có lớp chống dính hiệu quả, nhưng nếu sử dụng chảo chống dính để kho và nướng thức ăn, lớp chống dính sẽ nhanh bị hư hại và bong tróc do nhiệt độ cao.
6. Rửa bằng nước ấm
Bà nội trợ cần giữ bề mặt lòng chảo hoàn toàn sạch sẽ, bởi dầu mỡ, cặn đường, muối sót lại và thức ăn thừa dễ làm giảm khả năng chống dính của chảo. Chảo sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát ấm.
Lưu ý: Không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.
7. Bảo quản trên cao
Treo lên giá cao là cách bảo quản chảo chống dính tốt nhất. Các mẹ không nên để xoong nồi khác chồng lên chảo, tránh làm xước lớp chống dính hoặc biến dạng chảo.
Theo Khám Phá
Đừng dại dột cho những vật dưới đây vào nếu không muốn lò vi sóng phát nổ Lò vi sóng có rất nhiều công dụng hay trong gia đình nhưng nếu không sử dụng đúng cách, lò vi sóng cũng có thể là vật dụng cực kỳ nguy hiểm. Lò vi sóng từ lâu đã trở thành trợ lý đáng tin cậy trong gia đình, nhưng liệu chúng có thực sự an toàn? Các nhà khoa học khuyến cáo: đừng...