Cách chia sẻ với người yêu nếu bạn mắc bệnh tình dục
Thật không dễ dàng khi bạn định nói với người yêu về bệnh STDs của mình. Tìm hiểu những gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp bạn tháo gỡ những lo ngại đó.
ảnh minh họa
Theo tổ chức y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 250 triệu người bị mắc bệnh STDs (Các bệnh lây qua đường tình dục), trong đó người ở độ tuổi sinh sản chiếm 10%.
Bạn là người đang bị bệnh STDs? Bạn băn khoăn không biết phải nói cho nàng/chàng biết về điều này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu 7 gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp bạn tháo gỡ những lo ngại đó:
1. Hãy để nàng/chàng sớm biết về tình trạng sức khoẻ của bạn
Để bảo vệ sức khoẻ cho người yêu, hãy tìm cách nói chuyện với nàng/chàng về bệnh STDs của mình trước khi hai bạn có ý định quan hệ tình dục, không nên quá lo lắng và căng thẳng về sức khoẻ tình dục của mình. Hãy đảm bảo rằng, tình dục là phải an toàn, vì vậy, nàng/chàng cần được biết về tình trạng sức khoẻ của bạn.
2. Nói chuyện một cách thẳng thắn
Video đang HOT
Hãy trò chuyện trực tiếp với người yêu về bệnh STDs của bạn, không nên nói điều này với nàng/chàng thông qua tin nhắn điện thoại hoặc e mail.
3. Câu chuyện của bạn không nên bị gián đoạn
Chọn thời gian, không gian phù hợp để bạn nói chuyện với nàng/chàng về tình trạng sức khoẻ của mình, một địa điểm nào đó mà bạn có thể nói chuyện riêng tư một cách thoải mái mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.
4. Để nàng/chàng biết STDs là bệnh rất phổ biến
Tiếp cận đến chủ đề câu chuyện như là một vấn đề của thực tế. Hãy nói cho nàng/chàng biết rằng, bệnh STDs xuất hiện ở mọi giới và rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là bệnh herpes, Chlamydia và HPV.
5. Gợi ý nàng/chàng đi kiểm tra sức khoẻ tình dục
Hãy gợi ý nàng/chàng đi kiểm tra sức khoẻ tình dục. Trên thực tế, nhiều bệnh STDs không có bất kỳ triệu chứng nào, có thể nàng/chàng không biết điều đó.
6. Sử dụng biện pháp bảo vệ khi “yêu”
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa và phương pháp bảo vệ để ngăn chặn việc lây nhiễm bệnh STDs cho nàng/chàng.
7. Hãy suy nghĩ lạc quan
Nếu nàng/chàng không muốn “thân mật” với bạn, hãy chấp nhận điều này, không nên mặc cảm và lo ngại về tình trạng sức khoẻ tình dục của mình. Đơn giản chỉ là nàng/chàng không phải là người phù hợp với bạn.
Theo VNE
Sự thật đáng sợ về bệnh tình dục
Có thể rất nhiều người không biết những sự thật về khả năng lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục như dưới đây.
Vẫn có thể lây nhiễm dù đã dùng bao cao su. Đừng nghĩ rằng dùng bao cao su là bạn có thể yên tâm loại bỏ mọi lo lắng về nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục. Trên thực tế căn bệnh tình dục có thể lây lan qua hai con đường, qua da đã mắc bệnh và qua chất nhờn.
Một số căn bệnh tình dục như herpe hay HPV có thể xuất hiện ở đùi, bẹn, hậu môn và đùi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có nguy cơ nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục ngay cả khi đã đeo bao.
Bệnh tình dục không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Có những chứng bệnh tình dục rất dễ nhận biết qua những biểu hiện rõ ràng bất thường nhưng cũng có những chứng bệnh diễn ra rất âm thầm. Vậy nên không thể bằng mắt thường để kết luận rằng bạn có mắc bệnh tình dục hay không. Giải pháp tốt nhất cho bạn là nên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra những bất thường và có hướng điều trị.
Có thể mắc bệnh ngay trong lần đầu "ái ân". Đừng nghĩ rằng, lần đầu quan hệ tình dục thì bạn không cần thiết phải dùng bất cứ biện pháp phòng bị nào. Ngược lại dù đó là lần đầu đi chăng nữa thì bạn cũng đừng quên phòng vệ cho bản thân mình khỏi nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ mắc các chứng bệnh lây lan qua đưòng tình dục.
Một phụ nữ bị nhiễm chlamydial mà không được chữa trị còn có thể dẫn đến vô sinh. Kiểm tra viêm nhiễm chlamydia đơn giản và nhanh gọn như hít thở không khí vậy. Do đó, mọi phụ nữ quan hệ tình dục đều nên bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình bằng cách tiến hành kiểm tra chlamydia, và nếu bị nhiễm, hãy nhanh chóng điều trị trước khi việc lây nhiễm có cơ hội gây ra những thiệt hại vĩnh viễn.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục lây lan qua cả đường miệng. Vi rút HIV, HPV, lậu, chlamydia, giang mai và viêm gan đều có thể được truyền qua miệng. Các bệnh này có thể được lây truyền thông qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và miệng. Những tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh có thể rất nguy hiểm.
Uống thuốc tránh thai không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tình dục. Nhưng sự thực thì thuốc tránh thai chỉ có một mục đích duy nhất là tránh thai mà thôi, nó không có tác dụng "chiến đấu" chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đáng kể, nhưng thuốc uống tránh thai thì không.
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh tình dục. Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục , không phân biệt giới tính, chủng tộc, tầng lớp xã hội, hoặc khuynh hướng tình dục. Thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có khả năng quan hệ tình dục dễ dàng hơn so với những người lớn tuổi.
Không quan hệ cũng có thể mắc bệnh. Virus Herpes có thể lây truyền qua một nụ hôn sâu, đặc biệt nếu niêm mạc miệng bị trầy xước, nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao hơn. Ngoài ra còn một số đường lây bệnh lây truyền qua đường tình dục ít phổ biến như miệng, họng, đường hô hấp, mắt, đường máu.
Bệnh tình dục rất dễ tái phát. Nếu một trong 2 người không được điều trị (ở một số bệnh lây truyền qua đường tình dục) thì nguy cơ nhiễm trùng qua lại, dai dẳng rất cao. Nếu đã một lần nhiễm bệnh, bạn cần có biện pháp bảo vệ chính mình bởi nguy cơ tái phát bệnh rất cao, thậm chí là mắc thêm một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục mới.
Theo Alobacsi
Rước bệnh tật vào thân vì... oral sex "Yêu" bằng miệng được rất nhiều người yêu thích vì nó mang lại cảm giác lạ, nhưng bên cạnh đó thì nó lại tiềm ẩn một số loại bệnh. Có nguy cơ mắc ung thư vòm họng Virus Human Papillomavirus (HPV) lây lan trong quan hệ tình dục có thể gây ra ung thư miệng. Những người từng quan hệ với 1 đến...