Cách chăm sóc và điều trị sẹo rỗ
Sẹo rỗ (sẹo lõm) do hậu quả của tình trạng mụn trứng cá nặng, viêm nang lông, thủy đậu… để lại các vết sẹo mụn trên da khó phục hồi.
Quá trình điều trị sẹo rỗ khá tốn kém và mất nhiều thời gian…
1. Nguyên nhân gây nên sẹo rỗ
Sẹo rỗ hình thành do sự tổn thương của viêm nang lông tác động sâu tới trung bì. Các tổn thương này làm đứt gãy liên kết collagen – elastin (ảnh hưởng hệ thống đệm đỡ trong da) không hồi phục, khiến da có những vết sẹo nhỏ, lõm sâu dưới các lớp mô khi da không có khả năng tái tạo lại như bình thường.
Sẹo rỗ được phân thành 3 loại chính:
Sẹo rỗ chân đá nhọn. Sẹo rỗ chân vuông. Sẹo rỗ hình lượn sóng.
Sẹo rỗ chân đá nhọn (trái), sẹo rỗ chân vuông (giữa) và sẹo rỗ hình lượn sóng (phải).
2. Cách xử lý sẹo rỗ
Lựa chọn phương pháp điều trị sẹo rỗ dựa vào loại sẹo mà người bệnh mắc phải. Do đây là dạng tổn thương da không tự phục hồi nên rất khó điều trị. Quá trình điều trị lâu dài, tái khám và tái chữa nhiều lần mới có thể cho kết quả khả quan. Hơn nữa, điều trị sẹo rỗ cũng khá tốn kém. Người bệnh cần kiên trì điều trị và phải chuẩn bị cả thời gian cũng như tài chính.
Để tránh tai biến khi điều trị, nên lựa chọn những cơ sở uy tín với bác sĩ thẩm mỹ da hoặc chuyên gia thẩm mỹ có tay nghề vững. Nếu sử dụng sai hoặc lạm dụng, vô khuẩn không tốt, có thể dẫn đến tình trạng xấu hơn.
Nguyên nhân gây sẹo rỗ xuất phát từ bên dưới da, nên việc xử lý sẹo rỗ không thể chỉ sử dụng các loại kem bôi thoa thông thường, mà phải có tác dụng từ dưới lớp biểu bì. Sử dụng kem bôi chỉ có tác dụng hỗ trợ xử lý sẹo hoặc trong giai đoạn sẹo mới thì sẽ nhận thấy được hiệu quả của kem bôi rõ rệt.
Trong khi đang xử lý mụn và nhận thấy trên da có dấu hiệu của sẹo thì nên xử lý ngay, như vậy sẽ cải thiện tốt hơn và có thể làm đầy sẹo đến hơn 90% nếu áp dụng đúng phương pháp, đúng sản phẩm đó.
Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả dành cho nam giớiĐỌC NGAY
Một số phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện sẹo tốt như:
- Đường bôi: Các sản phẩm giúp kích thích tăng sinh collagen, tế bào mới làm đầy sẹo như tretinoin, retinol… kết hợp vitamin C, niacinamide, hyaluronic acid…
Một phương pháp dùng đường bôi để điều trị sẹo lõm dạng nhẹ, đó là lột da hóa học. Đây là biện pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của sẹo rỗ mà chuyên gia da liễu sẽ lựa chọn loại, nồng độ hóa chất phù hợp cho bệnh nhân. Các hóa chất này thường acid glycolic hoặc phenol có công dụng lột da mạnh hơn.
Các chất này sau khi được bôi lên da sẽ phá hủy lớp mô da bị tổn thương, gây bong tróc và kích thích lớp mô mới phát triển nhằm tái tạo biểu bì da. Phương pháp này có tác dụng làm mờ đi vết sẹo rỗ nông, có tác dụng cải thiện làn da sau vài tuần điều trị.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, khô hơn… Vì thế, trong quá trình điều trị nếu không tránh nắng cẩn thận đúng cách, có thể khiến da nám sạm nhiều hơn, thậm chí có trường hợp bị dị ứng nặng với các thành phần của hóa chất.
- Liệu pháp lăn kim: Là phương pháp dùng thiết bị có cắm nhiều kim nhỏ (vi kim), lăn lên da mặt theo nhiều hướng khác nhau. Những kim này sẽ xuyên thủng lớp da có nhiều sẹo rỗ, từ đó giúp hình thành nên lớp collagen mới, tái tạo da và giúp mờ sẹo rỗ.
Video đang HOT
Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ có cảm giác kim châm chích, sau đó da ửng đỏ, bong tróc trong 1 tuần trước khi lớp da mới hình thành.
Tuy đây không phải là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín hoặc bệnh viện với người thực hiện có tay nghề cao. Nếu lăn kim ở những cơ sở làm đẹp không uy tín thì nguy cơ bị nhiễm trùng da rất cao nếu tay nghề của người thực hiện kém hoặc vật tư y tế không đảm bảo vệ sinh.
- Tiêm chất làm đầy: Chất làm đầy hay còn gọi là filler được ứng dụng trong điều trị sẹo rỗ, giúp nâng bề mặt sẹo lên bằng với lớp da bình thường xung quanh. Tiêm filler giúp làm đầy và giảm sẹo nhanh chóng. Tuy nhiên hiệu quả chỉ kéo dài khoảng 1-2 năm do filler sẽ tiêu mất dưới da.
Tiêm filler điều trị sẹo cần chú ý các biến chứng nguy hiểm.
Khi tiêm filler không đúng kỹ thuật hoặc tiêm filler kém chất lượng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới dây thần kinh dưới da, hoại tử da và cơ quan xung quanh. Do đó nếu lựa chọn phương pháp này, nên đến bệnh viện có đủ kỹ thuật để thực hiện.
- Bấm cắt sẹo: Đây là biện pháp khá hiệu quả trong điều trị sẹo rỗ, đặc biệt là với sẹo rỗ chân đá nhọn. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim nhỏ cắt các mô sẹo, sau đó dùng chỉ khâu lại. Nếu kích thước của mô sẹo lớn, bác sĩ sẽ lấy một phần da sau tai để ghép. Phương pháp này có thể khiến sắc tố da không đồng đều sau phẫu thuật.
- Bóc tách sẹo: Phương pháp này có hiệu quả với sẹo rỗ hình lượn sóng, c thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với phương pháp lột da hóa học.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ giúp nới lỏng vùng mô da xung quanh sẹo rỗ bằng cách đâm kim nhiều lần dưới da theo hướng chuyển động quạt. Phương pháp này nhằm tạo ra vết thương mới để khi lành lại sẽ giúp làm liền vết sẹo.
Nếu không điều trị, sẹo rỗ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
3. Cách hạn chế sẹo rỗ
Đa số các làn da có sẹo rỗ cần điều trị là do hậu quả của tổn thương da sau khi bị mụn trứng cá nặng, viêm nang lông…
Để phòng ngừa thì cần có biện pháp chăm sóc da đúng. Biện pháp quan trọng nhất là xử lý mụn sớm, tránh để tình trạng viêm nặng, mụn bùng phát thì sẹo càng nhiều và càng sâu. Trong quá trình đang trị mụn, hãy thực hiện các cách phòng ngừa và hạn chế sự bùng phát mụn hay hình thành sẹo rỗ:
- Giữ tư tưởng tinh thần thoải mái, sinh hoạt khoa học.
- Không tự ý sử dụng sản phẩm lạ, kém chất lượng… đặc biệt là trong quá trình xử lý mụn vì đây cũng là thời điểm da rất yếu và nhạy cảm.
Điều trị sẹo rỗ là quá trình phức tạp, cần rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí để thực hiện mà hiệu quả cũng không mang lại 100%. Để kết quả khả hơn nên chú ý những nguyên tắc sau:
- Điều trị sớm nhất có thể: Điều trị ngay khi sẹo mới hình thành, chân sẹo còn non và chưa bị xơ cứng sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Nếu sẹo để lâu, cấu trúc sẹo săn chắc thì sẽ khó xử lý hơn rất nhiều.
- Lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp với từng loại sẹo.
- Tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị: Khi mới bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ không tác động quá sâu vào da để tránh nguy cơ da bị tổn thương, nên sẽ không thu được hiệu quả ngay. Bệnh nhân không nên sốt ruột và bỏ điều trị giữa chừng.
Sau khi nắm được tính chất da, tốc độ phục hồi thương tổn, bác sĩ sẽ điều chỉnh kỹ thuật điều trị phù hợp mới đem lại hiệu quả khả quan hơn. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ quy trình chăm sóc và bảo vệ da nghiêm ngặt theo từng phương pháp.
Một số biện pháp trị sẹo do thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo sau khi khỏi bệnh, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm sẹo, bao gồm phương pháp tự nhiên và các thủ thuật y tế.
1. Các sản phẩm tự nhiên giúp điều trị sẹo
1.1 Dầu tầm xuân (Rose hip oil)
Nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy bôi dầu tầm xuân hàng ngày lên vết sẹo trong 12 tuần, có thể đạt được kết quả cải thiện về bề ngoài vết sẹo, cũng như giảm mẩn đỏ và giảm sậm màu. Tuy nhiên đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, vì vậy cần thêm các nghiên cứu lớn hơn, độ tin cậy cao hơn để xác định tính hiệu quả của loại dầu này.
Khi sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào, bạn nên pha loãng trong dầu vận chuyển trước khi thoa chúng lên da để tránh gây ra phản ứng bất lợi.
Dầu tầm xuân có thể giúp cải thiện về bề ngoài vết sẹo cũng như giảm mẩn đỏ và giảm sậm màu.
1.2 Tẩy tế bào chết
Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào da cũ, những mô thô hoặc sậm màu, giúp để lộ các mô non bên dưới của vết sẹo. Có nhiều cách tẩy tế bào chết:
Cơ học: Các chất tẩy tế bào da chết cơ học bao gồm tẩy tế bào chết bề mặt, đá bọt và xơ mướp. Tất cả đều có kết cấu thô có thể cạo đi các tế bào da chết. Hóa học: Chất tẩy da chết hóa học bao gồm một số loại kem dưỡng da, thuốc mỡ và sữa tắm có chứa hóa chất giúp loại bỏ các tế bào da cũ để lộ ra làn da trẻ trung hơn.
1.3 Kem trị sẹo OTC
Một số loại kem và thuốc mỡ xóa sẹo OTC có thể giúp loại bỏ sẹo thủy đậu. Bạn nên tìm kiếm các thành phần cụ thể, như retinol và axit glycolic, thường có trong các sản phẩm trị sẹo mụn.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng, việc điều trị bằng các thành phần này đã giúp cải thiện đáng kể sẹo mụn của hơn 90% người tham gia. Có thể những thành phần này sẽ phát huy tác dụng đối với sẹo thủy đậu.
1.4 'Lột da' bằng mặt nạ
Trên thị trường có sẵn một số mặt nạ hóa học OTC (không kê đơn), nhưng những phương pháp lột da (peel da) này thường cho kết quả hạn chế. Một số người lại thấy rằng việc đến gặp bác sĩ để được peel da chuyên nghiệp và sau đó sử dụng các liệu pháp peel da tại nhà để duy trì sẽ giúp họ đạt được kết quả lâu dài.
Lột da bằng các loại mặt nạ hóa học.
1.6 Tấm silicon
Tấm silicon để người bệnh dán lên vết sẹo hàng ngày trong một khoảng thời gian, thường là hơn 6 tháng. Chúng giúp hydrat hóa mô sẹo và làm mờ sẹo.
2. Điều trị tại cơ sở y tế
Ngoài các phương pháp trị liệu thông dụng áp dụng tại nhà, bạn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị chuyên nghiệp để loại bỏ sẹo thủy đậu, như:
2.1 Chất làm đầy (Filler)
Chất làm đầy, còn được gọi là chất làm đầy mô mềm, thường là một chất liệu an toàn (như mỡ, axit hyaluronic), có thể định hình, làm đầy lại cho vùng da bị ảnh hưởng.
Chất làm đầy có thể hiệu quả hơn trong điều trị sẹo rỗ và sẹo lõm, và chất này sẽ bị phân hủy theo thời gian, nên bạn cần lặp lại việc điều trị khoảng 6 tháng một lần.
2.2 Mài mòn da và siêu mài mòn da
Mài da và siêu mài mòn da là những kỹ thuật tương tự nhau, có hiệu quả trong việc cải thiện bề mặt của sẹo.
Siêu mài mòn da là kỹ thuật mà bác sĩ da liễu sử dụng thiết bị thổi các hạt oxit kẽm hoặc natri bicacbonat lên da, để nới lỏng và loại bỏ mô sẹo. Ngoài ra, họ có thể chải vùng bị sẹo bằng một thiết bị có phủ các hạt kim cương. Sau đó chuyên gia chăm sóc da sẽ sử dụng máy hút để loại bỏ các chất bã còn sót lại trên da.
Trong kỹ thuật mài da, người ta sử dụng một bàn chải cứng, xoay nhanh để cạo đi các lớp da trên cùng và các vùng sâu hơn của vết sẹo.
Phương pháp mài da có hiệu quả trong việc cải thiện bề mặt của sẹo.
2.3 Lột da bằng hóa chất (chemical peels)
Giống như mài da, lột da bằng hóa chất cũng giúp tái tạo bề mặt da, nhưng sẽ sử dụng hóa chất để phá vỡ các lớp trên cùng của da. Các bác sĩ sử dụng một loại axit mạnh để phá vỡ các lớp da cũ hơn. Các lớp da bên dưới trông 'trẻ trung' hơn, khiến mô sẹo trở nên bớt 'xấu xí'. Tuy nhiên, cần lưu ý khi lột da bằng hóa chất, da trở nên mềm và dễ bị tổn thương trong vài ngày sau đó.
2.4 Lăn kim
Để thực hiện lăn kim, trước tiên bác sĩ sẽ bôi thuốc tê lên khu vực gần vết sẹo. Sau đó, lăn một dụng cụ có phủ những chiếc kim nhỏ trên bề mặt để chọc thủng da nhiều lần. Các kim kích thích những tế bào da tạo ra collagen, giúp da trông mịn màng hơn. Tuy nhiên nhiều người có thể phải lăn kim nhiều lần mới có hiệu quả. Thỉnh thoảng biện pháp này cũng gây chảy máu.
2.5 Cắt bỏ
Bác sĩ có thể cắt bỏ phần da bị sẹo và khâu lại vết thương. Tuy nhiên, những mũi khâu này có xu hướng để lại sẹo mới. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng với những người có vết sẹo lõm hoặc rỗ sâu, việc đánh đổi chúng để nhận về một vết sẹo mới mỏng hơn từ vết khâu là hoàn toàn đáng giá và hạnh phúc.
2.6 Trị liệu bằng laser
Một số phương pháp trị liệu bằng laser có thể giúp mờ sẹo thủy đậu. Liệu pháp laser sử dụng ánh sáng năng lượng cao để giảm bề mặt sẹo, hiện là một trong những cách phổ biến nhất để điều trị sẹo và vết thủy đậu.
3. Phòng ngừa sẹo do thủy đậu
Để giảm nguy cơ sẹo sau khi bị thủy đậu, bạn nên:
Tránh cào gãi: Gãi vào vết phát ban, bóng nước vảy thủy đậu có thể dẫn đến tạo sẹo. Luôn luôn thoa kem chống nắng: Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30, giúp vết sẹo không bị sẫm màu hơn. Những vết sẹo sẫm màu có xu hướng dễ nhận thấy và gây mất thẩm mỹ. Giữ ẩm cho da: Giữ cho da đủ độ ẩm, có thể mang lại lợi ích trong đợt bùng phát thủy đậu. Dùng thuốc kháng histamine: Nếu bạn cảm thấy ngứa nhiều, thuốc kháng histamine giúp bạn dễ chịu hơn. Ở trẻ em vẫn có những loại kháng histamin an toàn và hiệu quả.
Nhận biết nguyên nhân và phòng ngừa mụn chai Mụn chai là 1 loại mụn cứng nằm sâu dưới da và có nhân cứng bên trong da. Mụn chai khiến cho làn da bệnh nhân trở nên sần sùi, thô ráp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. Mụn chai nếu không được xử lý sớm và thực hiện điều trị đúng sẽ để lại sẹo rỗ, sẹo lõm. Thế...