Cách chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi- thời điểm phát triển đặc biệt
Chăm sóc trẻ cần được rất nhiều sự quan tâm từ cha mẹ để bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện, sau đây là cách chăm sóc trẻ một cách khoa học nhất.
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ
Nhiều bà mẹ đã bắt đầu tính đến chuyện cho con ăn dặm vào tháng thứ 5. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Nếu bé dùng sữa mẹ thì tiếp tục cho bé bú đều. Nếu dùng thêm sữa công thức thì phải pha cho đúng liều lượng và quy chuẩn cho phép. Không nên pha sữa quá đặc hoặc quá loãng cho trẻ. Nếu sữa quá đặc có thể khiến trẻ dễ bị thừa cân, táo bón. Còn sữa quá loãng sẽ không cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Trong trường hợp mẹ cho bé ăn dặm, hãy đảm bảo các loại thực phẩm phải được nghiền nhỏ, mịn, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Giai đoạn đầu này chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày. Ngoài ra bạn nên chọn loại thìa nhựa cứng, nhỏ vừa miệng trẻ để dùng cho bé ăn.
Chăm sóc giấc ngủ cho bé
5 tháng tuổi, nhiều bé có thể ngủ liền một giấc dài khoảng 6-8 giờ đồng hồ mỗi đêm. Nhiều bé vẫn có xu hướng tỉnh giấc giữa chừng vì nhu cầu bú đêm nhưng bé cũng rất dễ ngủ ngoan lại ngay sau đó.
Bạn nên lưu ý một số điểm sau để xây dựng lịch trình ngủ giấc liền mạch về ban đêm cho bé.
Xây dựng giờ ngủ cố định cho bé: Đến giờ ngủ, bạn có thể đọc sách, hát ru cho bé. Điều này sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện tự nhiên cho mỗi lần đi ngủ của bé. Hơn nữa, việc ngủ đúng giờ còn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể bé ngay từ khi còn nhỏ.
Bạn nên đặt bé ngủ an toàn trên cũi hoặc giường. Bạn cũng có thể thắp một ngọn đèn nhỏ để bé không hoảng hốt nếu bỗng nhiên phải thức giấc giữa chừng mà không có cha mẹ bên cạnh.
Video đang HOT
Khi bé chợt thức giấc, bạn nên dỗ dành bé một chút để xem có phải bé khó ngủ là vì đói không. Nếu bé đói, bạn nên cho bé bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt để bé có thể quay lại ngủ nhanh sau đó. Giai đoạn này, bạn có thể áp dụng chế độ cắt giảm tần suất bú đêm ở bé mà vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho bé mỗi ngày.
Cột mốc phát triển của trẻ
Bé 5 tháng tuổi đã bắt đầu có những biểu hiện tâm lí hết sức rõ rệt. Bé có thể hình thành luôn cá tính của mình đến khi lớn lên. Bé có thể sẽ rất trầm lắng, ngoan ngoãn. Hoặc là rất nghịch ngợm, nhạy cảm và dễ bị kích động. Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Đây là thời điểm bé luyện kĩ năng cầm nắm, thả đồ vật
Giữ gìn sức khỏe của trẻ
Vào thời điểm này, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện vì vậy các mẹ cần lưu ý.Trẻ sẽ dễ mắc một số bệnh về da liễu vào mùa hè. Các loại bệnh do virut gây nên theo mùa. Thực hiện tiêm chủng theo lịch và đầy đủ cho trẻ để phát huy hiệu quả của vắc xin phòng ngừa. Ngoài ra, bố mẹ luôn phải giữ vệ sinh nơi ở, đồ chơi cho trẻ.
Theo www.phunutoday.vn
Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
Chia sẻ với PV, Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết trẻ em dễ bị bệnh vào mùa nóng hơn so với mùa lạnh. Vì thế, mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe và quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho bé.
Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
Thời tiết nắng nóng vào mùa hè dễ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, sức đề kháng giảm sút khiến trẻ dễ mắc một số bệnh theo mùa phổ biến như:
- Sốt vi rút: Là căn bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ em. Đây là loại bệnh gây ra do một số loại virus sống ký sinh tại đường hô hấp và đường tiêu hóa. Chúng sẽ phát triển và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Tiêu chảy và viêm đường hô hấp: Hai bệnh này do thói quen sinh hoạt hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn ôi thiu.
Trẻ em dễ bị mắc một số bệnh phổ biến vào mùa hè
- Các bệnh theo mùa khác như: Tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sốt phát ban. Những cơn mưa vào hè cũng tạo điều kiện cho dịch sốt xuất huyết phát triển trên diện rộng.
- Ngoài ra, thời tiết nắng nóng vào mùa hè cũng làm trẻ có hiện tượng biếng ăn.
Phòng bệnh cho trẻ vào mùa hè
Để phòng các bệnh thường gặp vào mùa hè nắng nóng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thận trọng khi cho con đi chơi xa.
Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần bú đủ lượng sữa theo nhu cầu cần thiết. Ở trẻ nhỏ, ngoài việc cho trẻ dưới 2 tuổi bú sữa đầy đủ mẹ cũng đừng quên cho trẻ uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất đi. Lượng nước ở trẻ có thể hao hụt thông qua tiết mồ hôi, qua da, đi vệ sinh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là tiêu chí hàng đầu cha mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ vào mùa hè
Khi bế trẻ từ bên ngoài vào phòng có máy lạnh, mẹ phải giữ ấm cơ thể bé thời gian đầu để tránh bị cảm. Tắm cho bé mùa nắng nóng tối đa 10 phút, không tắm quá lâu.
Khi cho trẻ đi du lịch cha mẹ cần cẩn thận nguồn thức ăn và nước uống để tránh mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; Không nên cho trẻ chơi đùa ngoài nắng quá lâu.
Chăm sóc trẻ mùa nắng nóng
Trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn vào mùa nắng nóng. Chăm sóc trẻ khỏe mạnh đòi hỏi cha mẹ cần phải kiên trì và phụ thuộc vào quá trình tích lũy kinh nghiệm nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.
Trong nếp sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ không quấy khóc và ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Khi tắm cho trẻ, mẹ cần lau sạch cơ thể, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, trẻ đổ mồ hôi nhiều nên dùng khăn mềm lau khô, đề phòng cảm lạnh.
Chăm sóc trẻ khoa học sẽ giúp con tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh theo mùa
Việc ăn uống của trẻ trong mùa hè cha mẹ cần chú ý:
Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ: Nên cho trẻ bú đủ và bú thành nhiều cữ trong ngày. Mẹ có thể làm mát sữa ở nhiệt độ thích hợp trước khi cho trẻ bú.
Đối với trẻ đang ăn dặm và trẻ lớn: Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, thức ăn nên nấu loãng để trẻ dễ ăn, trẻ lớn mẹ có thể cho ăn thêm canh và rau xanh. Không nên cho trẻ ăn quá mặn hoặc quá ngọt khiến vị giác trẻ bị kích thích, thèm nước. Uống nước quá nhiều sẽ làm trẻ biếng ăn hơn. Nên nhắc nhở trẻ tập trung vào việc ăn uống, tránh tình trạng vừa ăn vừa chơi (điện thoại, đồ chơi...).
Mẹ cần đặc biệt chú ý việc bảo quản thức ăn để không bị ôi thiu, hạn chế thức ăn đường phố nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa trẻ khó tiêu. Các món ăn bổ sung như: Sữa chua, bánh flan, trái cây... mẹ nên cho trẻ ăn sau bữa ăn chính.
Khi có các dấu hiệu mắc các bệnh thông thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1)
Theo Phụ nữ và gia đình
Bệnh cúm ở trẻ em và mức độ nguy hiểm Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng mạnh vào mùa xuân, lúc giao mùa. Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Khi trẻ mắc cúm cần được chăm sóc đúng cách để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do...