Cách chăm sóc môi vào mùa đông
Trong thời tiết khô hanh của mùa đông, đôi môi thường vốn mỏng yếu, nhạy cảm rất dễ gặp tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
Do đó, da môi cũng cần sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn những vùng khác. Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc môi hiệu quả trong mùa đông…
Tình trạng môi khô nẻ thường trở nên phổ biến hơn khi bước vào mùa đông, đặc biệt là khi thói quen chăm sóc môi không được chú ý. Vào thời điểm này, độ ẩm trong không khí giảm đi đáng kể khiến khả năng giữ nước trên da bị suy yếu, đặc biệt vùng môi tương đối mỏng và không có tuyến bã nhờn dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ.
Không những thế, không ít người lầm tưởng rằng chỉ cần sử dụng son dưỡng có thể cung cấp đủ độ ẩm cho môi. Thế nhưng, môi cần được chăm sóc nhiều hơn để duy trì và nuôi dưỡng sự mềm mịn, ẩm mượt từ bên trong.
Tương tự như da mặt, việc loại bỏ tế bào chết cho môi cũng rất quan trọng, để duy trì đôi môi mềm mịn, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào diễn ra nhanh chóng hơn. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm tẩy da chết môi hoặc tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại nhà để loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da. Ví dụ như mật ong, đường nâu hay dầu dừa…
Khi tẩy da chết cho môi, chỉ nên dùng tay massage nhẹ nhàng. Không nên lạm dụng các phương pháp loại bỏ tế bào chết bằng cách chà xát mạnh như dùng bàn chải đánh răng, bởi điều này có thể làm tổn thương và làm da môi mỏng yếu hơn.
2. Dưỡng ẩm để chăm sóc môi hàng ngày
Dưỡng ẩm hàng ngày là bước chăm sóc môi không thể thiếu, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô của mùa đông. Một số nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, lô hội, mật ong… có thể giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất rất tốt cho môi. Ngoài ra, các loại son dưỡng môi thường được chị em ưa chuộng do tính hiệu quả, tiện lợi, có thể mang theo trong túi xách.
Dưỡng môi hàng ngày là bước chăm sóc môi không thể thiểu, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô của mùa đông.
Chống nắng cho môi cũng là việc quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Da môi có đặc điểm mỏng yếu, nhạy cảm hơn da mặt. Do đó da môi vẫn có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ ánh nắng mặt trời ngay cả khi đeo khẩu trang. Điều này không chỉ làm mất đi vẻ tươi hồng tự nhiên mà khiến môi trở nên khô, thô ráp và có thể tăng nguy cơ ung thư da.
Để bảo vệ đôi môi, bạn nên lựa chọn sản phẩm dưỡng môi kết hợp chống nắng với chỉ số chống nắng SPF 30 . Hãy thoa một lớp son dưỡng chống nắng trước khi dùng son màu. Thói quen này vừa giúp bạn bảo vệ đôi môi, vừa dưỡng ẩm, duy trì làn môi mềm mại, không bị khô.
4. Uống đủ nước
Vào mùa đông, hầu hết mọi người đều có xu hướng uống ít nước hơn mùa hè. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi khô, nứt nẻ, thiếu sức sống. Muốn có đôi môi căng mọng, ngoài các bước chăm sóc nói trên, bạn cần duy trì thói quen uống nhiều và uống đủ nước mỗi ngày. Không nên chờ đến khi khát mới uống.
Video đang HOT
Muốn có đôi môi căng mọng, ngoài các bước chăm sóc nói trên, bạn cần duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày.
5. Từ bỏ những thói quen xấu
Để giữ cho đôi môi luôn mềm mịn, hãy tránh những thói quen gây hại cho đôi môi dưới đây:
- Liếm môi: Liếm môi không giúp môi ẩm hơn mà càng khiến môi khô và bong tróc hơn rất nhiều.
- Bóc da môi: Bóc da môi góp phần khiến môi phồng rộp, chảy máu, thậm chí nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
- Sử dụng các loại son lì, lâu trôi: Những loại son màu lì và lâu trôi đều có xu hướng khiến cho môi trở nên khô hơn. Hãy thay thế bằng hãy sử dụng son có kèm thành phần dưỡng chất hoặc sử dụng son dưỡng trước khi thoa son màu để giảm khả thiểu tình trạng khô, bong tróc, xỉn màu.
Ngoài ra, tránh thoa son khi đôi môi đang bị khô nẻ, vì việc này có thể gây kích ứng và khiến tình trạng khô môi thêm trầm trọng.
Làm thế nào để thoát khỏi môi nứt nẻ trong mùa đông?
Môi nứt nẻ có thể gây khó chịu, đau và đôi khi có thể gây chảy máu. Hầu hết mọi người đều phải đối mặt với tình trạng môi nứt nẻ vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm.
1. Nguyên nhân gây nứt nẻ môi?
Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị khô và nứt nẻ, bao gồm:
Liếm môi thường xuyên (viêm da do liếm môi)
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu sắt
Nhiễm trùng cục bộ do mụn rộp và nấm candida miệng (nhiễm trùng nấm men ở môi)
Phản ứng tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứngTiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Uống thuốc, đặc biệt là retinoids...
Thông thường, môi nứt nẻ là do không khí khô. Vào mùa đông, bạn có thể nhận thấy môi mình bị nứt nẻ thường xuyên hơn.
2. Làm gì khi môi nứt nẻ tại nhà?
Có rất nhiều cách khắc phục môi nứt nẻ tại nhà:
- Dưỡng ẩm:Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi... là một trong những cách đơn giản nhất để chữa lành đôi môi nứt nẻ tại nhà. Vaseline cũng có tác dụng tốt, do có thể giữ ẩm lâu hơn sáp hoặc dầu.
Nên tránh dùng son dưỡng môi có tinh dầu bạc hà và khuynh diệp. Mặc dù cảm giác nóng - ngứa ran liên quan đến son dưỡng môi có các loại tinh dầu này, thường khiến bạn cảm thấy như chúng đang phát huy tác dụng, nhưng thực tế chúng lại gây khó chịu.
Thay vào đó hãy tìm những nguyên liệu thận thiện hơn như:
Dầu thầu dầu Ceramid Dimethicone Dầu khoáng...
Hãy sử dụng những sản phẩm không có mùi thơm, không thuốc nhuộm và không gây dị ứng. Bạn cũng có thể tìm mua son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng, giúp ngăn ngừa tình trạng môi nứt nẻ do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nhẹ nhàng tẩy tế bào chết: Tẩy da chết là chà nhẹ nhàng làn da để loại bỏ các tế bào da chết. Môi nứt nẻ sẽ thường xuyên nứt nẻ và bong tróc. Tẩy tế bào chết cho môi có thể giúp điều trị và ngăn ngừa môi nứt nẻ.
Chườm ấm và ướt lên môi có thể giúp làm mềm các tế bào da chết, giúp tẩy tế bào chết dễ dàng hơn.
3. Các biện pháp khắc phục tự nhiên môi nứt nẻ
Thoa gel lô hội lên môi giúp dưỡng ẩm cho làn da nứt nẻ.
- Có rất nhiều biện pháp tự nhiên giúp điều trị đôi môi nứt nẻ, bao gồm sử dụng:
Nha đam
Dầu dừa
Mật ong
Dưa chuột Trà xanh...
Thoa gel lô hội, dầu dừa và mật ong trực tiếp lên môi (tránh sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi). Những sản phẩm tự nhiên này giúp dưỡng ẩm cho làn da nứt nẻ.
Dưa chuột có khả năng hydrat hóa tự nhiên, vì vậy uống nước ép hoặc ăn cả quả có thể giúp tăng cường quá trình hydrat hóa và chữa lành vết thương.
Trà xanh có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Điều này có thể làm dịu đôi môi khô, nứt nẻ. Một số người đặt túi trà đã ngâm lên môi để làm dịu. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà xanh.
- Uống đủ nước:Uống đủ lượng nước có thể giúp khắc phục đôi môi nứt nẻ. Đặt mục tiêu uống 1,5 -2 lít nước/ngày để giữ nước cho cơ thể.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm:Không khí khô góp phần gây khô da, bao gồm cả khô môi, nên dùng máy tạo độ ẩm sẽ giúp ích khi bị nứt nẻ môi. Giữ máy tạo độ ẩm sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh có thể tích tụ trong máy.
- Tránh hút thuốc: Hút thuốc có nhiều tác động xấu với da, bao gồm cả da khô. Hút thuốc sẽ phá vỡ các sợi đàn hồi trên da, thu hẹp mạch máu và làm giảm vitamin A. Nó cũng làm chậm khả năng tự chữa lành của cơ thể. Bỏ hút thuốc sẽ có lợi cho làn da và đôi môi của bạn.
Lưu ý, điều trị tại nhà thường giải quyết tình trạng môi nứt nẻ trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, khi các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và có thể cần điều trị nhiễm trùng hay dị ứng khi cần thiết.
4. Cách ngăn ngừa môi nứt nẻ
Để ngăn ngừa môi nứt nẻ nên:
Sử dụng son môi và son dưỡng môi không gây kích ứng
Dùng son dưỡng môi có kem chống nắng khi ra ngoài
Thoa son dưỡng môi vào ban ngày và trước khi đi ngủ
Uống đủ nước
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Tránh liếm, cắn môi
Tránh ngậm những vật không phải thức ăn giữa môi...
Chuyên gia Nhật Bản tiết lộ cách chăm sóc môi, 90% người đang thoa son dưỡng sai cách! Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về môi như môi khô, nhiều rãnh, môi quá nhợt nhạt, môi thâm, môi không ăn son,... dù đã chăm chỉ dưỡng môi thì đã đến lúc bạn cần thay đổi chu trình chăm sóc môi của mình. Mới đây, một chuyên gia sắc đẹp người Nhật Bản vừa tiết lộ bí quyết chăm sóc...