Cách chăm sóc để không bị khô mũi, viêm mũi họng khi thời tiết trở lạnh
Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
Theo các chuyên gia, sở dĩ nhiều người hay mắc bệnh tai mũi họng trong mùa lạnh là do lớp niêm mạc mũi rất mỏng, dễ bị tổn thương. Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, co lại, nên dễ bị đau rát thậm chí xuất huyết.
Ảnh minh họa
Khô mũi là hiện tượng phổ biến, đấy là tình trạng lỗ mũi bị khô và trở nên đau đớn, khó thở… Đây không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị sớm, nó có thể gây ra nhức đầu, viêm xoang, viêm hô hấp…
Theo Boldsky, những người có thói quen hỉ mũi thường xuyên và hút thuốc cũng dễ bị khô mũi. Triệu chứng này cũng là do cảm lạnh, dị ứng và thiếu hụt một số dinh dưỡng nhất định.
7 lưu ý khi chăm sóc cơ thể để phòng viêm hô hấp
Chăm sóc mũi miệng bằng nước muối
Mặc dù khá cổ điển nhưng súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp hữu ích giúp loại bỏ đờm nhầy, giảm sưng viêm ở họng. Khi màng nhầy bị sưng, viêm, sẽ gây triệu chứng đau, ngứa rát. Muối có tác dụng hút bớt nước trong các mô bị tổn thương, từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi để gỉ mũi mềm và bong ra, sau đó hỉ nhẹ để loại bỏ nhầy mũi ra ngoài.
Lưu ý, không xúc miệng hay nhỏ mũi quá nhiều vì điều này có thể khiến cho lớp màng nhầy bị khô, tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Uống nhiều nước
Thời tiết lạnh và khô vào mùa đông dễ khiến cho nhiều người uống ít nước hơn bình thường. Với những đối tượng bị viêm họng, việc cấp không đủ nước có thể khiến cho lớp màng nhầy cổ họng trở nên khô và dễ bị kích ứng hơn. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nên uống nước ấm và hạn chế dùng đồ uống ướp lạnh để làm ẩm, ẩm và phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng.
Tắm bằng nước ấm
Tắm nước lạnh vào mùa đông có thể khiến cho bệnh viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc khiến cho bệnh dễ chuyển biến thành một trận cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy, nên tắm bằng nước ấm, hơi nóng của nước sẽ làm dịu cảm giác đau rát, khô ở họng, giúp giảm đau họng và nghẹt mũi (nếu có).
Bạn có thể cân nhắc thêm vào nước tắm một số loại tinh dầu có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn tốt như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp)….
Giữ ấm cổ họng
Mũi, cổ họng và ngực là những bộ phận nhạy cảm, dễ bị nhiễm lạnh và gây một số bệnh đường hô hấp nên cần được giữ ấm đầy đủ. Người bệnh cần mặc đủ quần áo ấm, không để lạnh cổ và bàn chân nhất là đêm về hay lúc ra đường để tránh gây cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng.
Tránh xa các chất kích ứng hầu họng
Môi trường sống không vệ sinh, sạch sẽ có thể khiến cho niêm mạc hầu, họng dễ bị sưng, viêm, ngứa và kích ứng hơn thông thường. Vì thế, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên dọn sạch phòng để tránh bị tác động bởi các chất gây kích ứng như lông da động vật, phấn hoa, khói thuốc lá, chất rửa tẩy, bột giặt, nước lau sàn, nước rửa kính…
Sử dụng máy tạo ẩm không khí
Không khí quá lạnh và khô có thể khiến cổ họng bị đau. Để khắc phục vấn đề trên, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho không khí. Thiết bị này có tác dụng tăng cường và khuếch tán độ ẩm có trong không khí, nhờ vậy cổ họng và lớp màng nhầy chỉ thực sự khỏe mạnh khi đủ ẩm.
Nghỉ ngơi hợp lý
Cơ thể cần được nghỉ ngơi đủ để có thể phục hồi và tái tạo năng lượng cho một ngày mới. Do đó, bạn cần hạn chế thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh viêm họng chóng phục hồi, thoát khỏi nguy cơ bệnh chuyển biến thành trận cảm lạnh hay cảm cúm.
Theo giadinh.net
Đề phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa vào mùa lạnh
Mỗi năm, Việt Nam có tới 4.000 trẻ em tử vong vì viêm phổi, phần lớn là do phế cầu khuẩn.
Phế cầu khuẩn cũng đã đề kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị các bệnh viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... rất khó khăn và tốn kém.
Theo các chuyên gia, phế cầu khuẩn thường trú sẵn trong hầu họng của cả người lớn và trẻ em. Khi sức khỏe suy yếu, khả năng thích nghi của cơ thể kém vào mùa lạnh, chúng sẽ tấn công vào đường hô hấp và gây ra các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa... Sự phát bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, trẻ em với hệ miễn dịch còn non nớt và người già bị suy giảm sức đề kháng, người mắc bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... là đối tượng dễ mắc bệnh và bệnh thường tiến triển nhanh, để lại di chứng nặng nề như mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh... Tỷ lệ tử vong do các bệnh này rất cao, từ 10 - 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người già, tỷ lệ này lên đến trên 50%.
Thống kê gần đây cho thấy, viêm phổi đã gây nên cái chết cho 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều hơn con số tử vong do bệnh AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Bên cạnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40 - 50%), vi khuẩn Haemophilus influenzae và NTHi (30 - 40%)... cũng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hầu hết các ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hơn 1/3 trong số đó, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thậm chí phải can thiệp phẫu thuật. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị viêm tai giữa cấp có thể gặp biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, liệt mặt, áp-xe não, viêm màng não...
Trẻ cần được tiêm vắc xin phế cầu sớm từ 6 tuần tuổi để phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết...
"Không chỉ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, vi khuẩn phế cầu hiện nay đã đề kháng nhiều loại kháng sinh. Khi điều trị bệnh phải dùng kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh dẫn đến chi phí cao, thời gian điều trị kéo dài mà chưa chắc đã đáp ứng", bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho biết.
Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo, các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa... do phế cầu khuẩn rất nguy hiểm nhưng may mắn là hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh rất hiệu quả. Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người cao tuổi nên được chích ngừa vắc xin phế cầu. Bên cạnh đó, cần xây dựng miễn dịch cộng đồng, cụ thể, bố, mẹ của trẻ, thậm chí người trông trẻ cũng nên chích ngừa để phòng lây nhiễm cho trẻ. Thời điểm giao mùa, bắt đầu mùa lạnh là lúc phế cầu khuẩn hoạt động mạnh, tỷ lệ gây bệnh cao, do đó cần tăng cường tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh do phế cầu cho những đối tượng chưa được tiêm trước đó.
Người lớn cũng cần tiêm vắc xin phế cầu để bảo vệ bản thân và tránh lây bệnh cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
ThS.BS Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC, cho biết, hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là: vắc xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), đặc biệt thành phần công thức của vắc xin này đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em; và vắc xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn nay đã có thể tiêm vắc xin này tại tất cả các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
" Nếu được tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính sẽ giảm nguy cơ nhập viện điều trị do cơn COPD kịch phát và giảm chi phí điều trị các biến chứng của bệnh", ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nói thêm.
Nhiều người cao tuổi đã đến trung tâm tiêm chủng VNVC để tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn.
Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, vắc xin phế cầu Synflorix và Prevenar 13 đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và được chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa các chủng phế cầu phổ biến gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết cho trẻ em và người lớn.
Nhằm giải đáp thắc mắc về vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ em và người lớn, Báo điện tử VTV phối hợp cùng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "VIÊM PHỔI, VIÊM TAI GIỮA, VIÊM MÀNG NÃO VÀ VẮC XIN PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN", với sự tham gia của ThS.BS Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC; BS Trương Hữu Khanh -Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM và BS.CKII Trần Văn Dễ - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ.
Chương trình diễn ra vào lúc 20h tối nay, 25/11/2019 trên Báo điện tử VTV.vn và livestream trên các trang Fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm tin tức VTV24, Báo điện tử VTV News và VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào hộp thư suckhoe@vtv.vn, inbox cho fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
Hotline: 028.7300.6595
PV
Theo congluan
Bệnh viện Quốc tế City có phòng khám Nhi ngoài giờ Bệnh viện Quốc tế City, TPHCM, vừa đưa vào hoạt động phòng khám Nhi ngoài giờ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc phụ huynh hoặc người thân đưa trẻ đến khám bệnh với thời gian linh hoạt. Theo đó, phòng khám Nhi ngoài giờ Bệnh viện Quốc tế City sẽ khám bệnh...