Cách chăm sóc để giữ đồng hồ luôn mới
Mua một mẫu đồng hồ sang trọng là khoản đầu tư lớn. Bởi vậy, quá trình bảo dưỡng nên được coi trọng.
Một chiếc đồng hồ tốt phải có độ chính xác cao cùng kiểu dáng vượt thời gian. Tuy nhiên, để nó làm tốt vai trò của mình, người dùng nên dành thời gian chăm sóc, bảo dưỡng thiết bị.
Các chuyên gia chế tác đồng hồ nói với GQ về một số điều cần lưu ý khi sử dụng thiết bị. Những yếu tố này giúp kéo dài tuổi thọ và giữ gìn vẻ ngoài của đồng hồ.
Mức độ chống nước
Hầu hết đồng hồ đều có khả năng chống nước ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên mang đồng hồ khi đi bơi, lặn.
Những mẫu đồng hồ có kiểu dáng cổ điển, vượt thời gian nên được ưu ái.
Một số thiết bị có thể chịu được nước bắn vào. Trong khi đó, số khác được thiết kế để phù hợp với vùng nước nông và vài thiết bị dành riêng cho việc lặn. Bạn cần tìm hiểu kỹ độ chống nước trước khi mua đồng hồ.
Những thiết bị chống nước sâu 30 m chỉ có thể dùng khi rửa tay hoặc đi mưa. Bạn có thể mang theo thiết bị chống nước ở độ sâu 100 m khi đi bơi và 300 m để lặn. Tuy nhiên, khi lặn sâu, đồng hồ đòi hỏi độ chống nước sâu hơn 1.000 m.
Video đang HOT
Tránh ánh nắng mặt trời, nam châm
Bạn không cần phải bao bọc đồng hồ quá mức khi mang ra ngoài. Tuy nhiên, nên hạn chế để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hành động này ảnh hưởng đến lớp vỏ ngoài.
Theo thời gian, những bộ phận được sơn như kim, mặt số… có thể bị mờ đi. Bên cạnh đó, chất bôi trơn giúp các bộ phận chuyển động trơn tru sẽ bị khô. Đối với các mẫu đồng hồ cũ thậm chí sẽ gặp phải tình trạng sương mù, dẫn đến ngưng tụ hơi nước và bị hỏng.
Trong khi đó, đặt đồng hồ gần nam châm có thể cản trở độ chính xác về thời gian. Bởi vậy, hãy để thiết bị tránh xa nam châm.
Trước khi mua đồng hồ, hãy tìm hiểu kỹ về độ chống nước của thiết bị.
Chăm làm sạch, bảo dưỡng và lên dây cót đồng hồ
Đối với việc làm sạch và bảo dưỡng đồng hồ, hãy tìm đến những người thợ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, bạn nên đảm bảo thợ sẽ lau sạch dây đeo bằng vải mềm.
Các dịch vụ chăm sóc đồng hồ nên được thực hiện 2-3 năm/lần. Ngoài ra, người dùng không nên tự ý mở đồng hồ. Hành động này có thể khiến các hạt bụi từ môi trường xung quanh làm hỏng thiết bị.
Bên cạnh đó, bạn nên lên dây cót cho đồng hồ cơ khí. Tự động hoặc thủ công nhưng ít nhất là một lần/tháng.
Ngoài ra, khi mua đồng hồ về đừng vội vứt hộp. Cất giữ đồng hồ trong hộp là cách tốt nhất để giữ thiết bị an toàn.
6 cách nhận biết đồng hồ chính hãng
Những sản phẩm đã qua sử dụng cần được kiểm chứng kỹ lưỡng thông qua mặt số, bộ máy và giấy tờ kèm theo.
Theo GQ, đồng hồ giả và không chính hãng đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Nếu muốn biết đồng hồ đã qua sử dụng đủ chất lượng hay không, bạn có thể kiểm tra 6 điều dưới đây. Ảnh: Dmarge.
1. Trọng lượng: Các đồng hồ chất lượng cao thường được làm bằng thép không gỉ, bạch kim, vàng hoặc gốm. Những vật liệu đó khiến cho đồng hồ tăng trọng lượng và cảm giác nặng được phân bổ đều từ mặt số đến dây đeo. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu, kiểm tra về trọng lượng chính xác của đồng hồ trước khi nhận hàng. Ảnh: WatchBandit.
2. Mặt kính: Những mẫu đồng hồ chất lượng cao thường có mặt kính sapphire. Đây là một trong những vật liệu tốt nhất được sử dụng để tránh trầy xước. Nếu sản phẩm nhận được sau khi mua có vết trầy xước trên kính, bạn có thể kết luận đây là hàng không chính hãng. Ảnh: Digger.
3. Dây đeo: Nếu dây đeo bằng da của đồng hồ trông mòn với các đường may lỏng lẻo, nó có thể là sản phẩm kém chất lượng. Mặt khác, khi chúng ta nhìn vào kích thước, dây đeo chính hãng phải vừa với vỏ máy, không bị quá rộng hoặc quá nhỏ. Ảnh: Molequin.
4. Mặt số: Nếu không phải chuyên gia về đồng hồ, rất khó để bạn xem bộ máy và nhận ra sản phẩm có phải hàng chính hãng hay không. GQ chỉ ra cách dễ dàng để kiểm tra sản phẩm là nhìn vào kim và so sánh nó với bộ phận khác. Chuyển động của kim không mượt mà và mặt số có dấu hiệu rung lắc khi di chuyển là những dấu hiệu nhận thấy sản phẩm chất lượng thấp. Ảnh: Ugolini.
5. Vật liệu: Thép, bạch kim và vàng tạo ra độ chắc chắn, cảm giác hơi mát khi bạn chạm vào. Nếu dùng móng tay chạm vào đồng hồ, chúng ta sẽ cảm nhận được lực tác động của vật liệu và không có cảm giác rỗng khi bị va đập. Đồng hồ giả được cấu thành từ các vật liệu mỏng, nhẹ và dễ bị ăn mòn hoặc gỉ trong môi trường. Ảnh: Wiwo.
6. Giấy tờ kèm theo: Nếu bạn định mua đồng hồ đã qua sử dụng, giấy chứng nhận là bằng chứng tốt nhất cho thấy sản phẩm chính hãng. Các đồng hồ của Thụy Sĩ thường đi kèm giấy chứng nhận tính xác thực bao gồm dãy số mà bạn có thể kiểm tra với nhà sản xuất. Điều này không chỉ quan trọng đối với người mua mà còn làm cho đồng hồ cũ, hiếm có giá trị hơn. Ảnh: The Watch Club.
Hublot đồng hành cùng tổ chức bảo vệ tê giác SORAI Với cam kết bảo vệ tê giác, Hublot dành một phần chi phí bán đồng hồ Big Bang Unico SORAI để tặng khu bảo tồn tê giác lớn nhất thế giới do tổ chức SORAI hỗ trợ. Trong 10 năm qua, 2/3 số tê giác ở Công viên Kruger, Nam Phi đã bị giết hại bởi các băng nhóm săn trộm. Số lượng...