Cách chăm sóc cây cọ Nhật, khô héo bao ngày bỗng tươi tốt trở lại
Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, cây cọ Nhật còn có khả năng làm giảm được kim loại nặng trong không khí đồng thời xua đuổi côn trùng, tạo cho bạn một không gian sạch sẽ, thoáng mát và trong lành.
Cọ Nhật là loại cây dễ trồng với khả năng thích ứng tốt trong mọi điều kiện môi trường, do đó, việc chăm sóc cũng như phòng bệnh cho cây không còn là trở ngại đối với người sở hữu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn phương pháp chăm sóc cây hiệu quả cùng kỹ thuật hồi sinh cây nhiều khi dân chuyên cũng chưa chắc đã biết đâu nhé.
1. Đặc điểm của cây cọ Nhật
Cây cọ Nhật hay cây kè nhật có tên khoa học là Licuala grandis thuộc họ Arecaceae, xuất hiện lần đầu ở những vùng có khí hậu ôn đới.
Về đặc điểm, thân cọ Nhật cao không quá 2m, màu xám và có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá cọ thường mọc nhiều ở đỉnh theo dáng quạt dài từ 0,6 – 1,2m. Mép lá xẻ răng cưa không sâu, bề mặt xếp thành nếp. Cây cọ Nhật cũng ra hoa, hoa cọ có màu vàng, thường mọc thành cụm và tập trung nhiều ở nách lá.
2. Công dụng của cây cọ Nhật
Cọ Nhật có hình dáng lạ mắt, khả năng phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau như thiếu sáng, nhiệt độ thấp. Do đó, cây rất thích hợp làm cây cảnh trong văn phòng, dùng để trang trí nhà ở, công ty,… Nhờ đặc tính thân cao, lá hẹp dài nên cọ Nhật được ứng dụng nhiều trong trồng cây công trình, hòn non bộ, tiểu cảnh. Bên cạnh công dụng trang trí, cọ Nhật còn có khả năng loại bỏ chất ammonia, giảm được kim loại nặng trong không khí, xua đuổi côn trùng, tạo cho bạn một không gian sạch sẽ, thoáng mát và trong lành. Chính nhờ những công dụng tuyệt vời như vậy, cây cọ Nhật để bàn thường được dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân và đối tác với ý nghĩa là thay cho những lời chúc tốt đẹp.
3. Ý nghĩa cây cọ Nhật
Không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao, cọ Nhật còn là bảo bối cho những gia đình mong muốn sự tiền tài, giàu sang. Hình ảnh cây cọ Nhật với chiếc lá quạt xòe tròn khiến nhiều người liên tưởng đến hình cái phễu thu hút may mắn, tài lộc. Ngoài ra, những tán lá xanh thi nhau vươn lên cao mang ý nghĩa mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, gia chủ không ngừng thăng tiến.
4. Cây cọ Nhật hợp tuổi nào?
Video đang HOT
Cây cọ Nhật được cho là hợp với người tuổi Dậu. Người tuổi Dậu đặt cây này trong nhà sẽ tránh được khỏi khó khăn bất trắc trong công việc đồng thời giúp họ luôn được bình tĩnh tỉnh táo.
- Đất: Đất trồng cọ Nhật tốt nhất phải là đất tơi xốp như đất mục, đất phù sa. Nên trộn đất với phân sinh học, phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng và thực hiện bón lót phân bắc.
- Ánh sáng, nhiệt độ: Vì thuộc giống cây ưa sáng nên bạn cần đặt cây ở những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Nếu bố trí được ở vị trí có khoảng 2, 3 giờ chiếu sáng tự nhiên là hoàn hảo nhất. Việc này sẽ giúp cây quang hợp tốt, tạo màu xanh đẹp và cây thích nghi được với nhiệt độ.
- Nước: Cây cọ Nhật có đặc điểm không cần quá nhiều nước. Khi nào thấy gốc khô, bạn hãy tiến hành tưới nước 1 lần/tuần. Khi tưới, hãy nhớ cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ bởi nếu tưới quá nhiều cây sẽ úng rễ và chết. Cách tốt nhất để tưới cho cây là sử dụng bình phun nước do cây vừa được tưới nước lại được làm sạch lá, góp phần cho cây quang hợp tốt.
- Phòng bệnh: Ưu điểm của cọ Nhật là ít sâu bệnh nên chúng rất phù hợp với những người có ít thời gian chăm sóc, tỉ mẩn. Tuy nhiên, đừng lơ là việc chăm sóc chúng, thỉnh thoảng hãy cắt bỏ lá úa, lá vàng. Ngoài ra, cây còn gặp bệnh phấn trắng, hãy dùng khăn và cồn để lau. Điều này sẽ giúp cây phát triển bình thường. Trong trường hợp cây bị bệnh nặng, chú ý để cây ra ngoài rồi tiến hành trị bệnh.
- Kỹ thuật phục hồi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng khô héo, rụng lá, vàng úa,… bạn cần có những biện pháp kịp thời chăm sóc để cây phục hồi sức sống. Trong thời điểm này, hạn chế tối đa việc ánh sáng mặt trời chiếu sáng trực tiếp khiến cây chết do mất nước. Hãy đem cây đến nơi mát mẻ, không khí trong lành để cây có điều kiện hồi sinh tốt nhất. Trong thời gian đầu nuôi dưỡng, chớ nên tác động vào đất trồng bởi lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Lúc này, chỉ nên loại bỏ lá vàng úa, khô héo, đảm bảo tưới nước đầy đủ. Ngoài ra, thực hiện pha đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cây, mỗi tuần một lần. Dần dần tăng lượng sau mỗi tháng, tăng nồng độ sau 2 – 3 tháng.
Từ vụ bé 3 tháng tuổi qua đời trong cũi: Chọn cũi cho trẻ phải lưu ý những điều này
Trẻ bị mắc kẹt, nghẹt thở, thậm chí là tử vong trong cũi..., những nguy cơ này khiến các bố mẹ hết sức lo lắng khi cho con nằm cũi.
Gần đây, thông tin về em bé 3 tháng tuổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) qua đời trong cũi khi mẹ nghe theo lời tư vấn của Trung tâm rèn trẻ tự ngủ là cho con nằm sấp và để mặc con khóc đã khiến nhiều bố mẹ sắp có con nhỏ vô cùng hoang mang.
Trên thực tế, cũi là vật dụng quen thuộc trong những gia đình có con nhỏ. Có người cho rằng cũi là đồ dùng khá đắt tiền, chiếm nhiều không gian trong nhà, trong khi đó thời gian sử dụng lại khá ít.
- Đừng mua cũi, nó không thiết thực chút nào!
- Con nhỏ thế, phải ngủ trên giường chứ!
- Ngày xưa có dùng cũi đâu mà giờ phải mua cũi cho con ngủ riêng!
Đây là quan điểm của những người không muốn cho con nằm cũi.
Chọn cũi an toàn giúp con ngủ ngon, bố mẹ cũng bớt lo lắng (Ảnh minh họa).
Ngược lại, nhiều bố mẹ lại cho rằng đây là vật cần thiết phải sắm để cho con ngủ riêng, bởi đã có trường hợp trẻ sơ sinh tử vong khi ngủ chung giường với bố mẹ... Những thông tin này khiến các mẹ bầu sắp sinh khá hoang mang không biết có nên mua cũi cho con hay không.
Việc lựa chọn và sử dụng cũi đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả bố mẹ và trẻ nhỏ. Các chuyên gia nhi khoa đã chỉ rõ bố mẹ không nên ngủ chung giường với trẻ sơ sinh bởi khi ngủ, bố mẹ có thể xoay người hay vô tình đặt tay, chân, chăn, gối vào mặt mũi, cơ thể trẻ... nguy cơ dễ gây ra tình trạng nghẹt thở.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh và nhiều tổ chức y tế uy tín khác luôn khuyến cáo bố mẹ nên ngủ chung phòng với con trong 6 tháng đầu đời, nhưng không chung giường mà nên đặt trẻ nằm ngủ trên nôi, cũi riêng. Vậy sử dụng cũi như thế nào mới đảm bảo an toàn cho trẻ?
Tất cả những đồ dùng cho bé đều cần lựa chọn cẩn thận và cũi không phải ngoại lệ. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại cũi khác nhau, chất lượng và giá thành cũng không đồng đều.
Bố mẹ cần lựa chọn cũi cho con thật cẩn thận.
1. Nên chọn cũi bằng gỗ
Gỗ, tre, nhựa... là những vật liệu làm cũi phổ biến. Tốt nhất bố mẹ nên chọn cũi làm bằng gỗ thông hoặc gỗ sồi, hạn chế những loại cũi làm bằng gỗ dễ nứt. Gỗ sồi có độ cứng cao, không dễ biến dạng nên chọn cũi làm bằng gỗ sồi là an toàn hơn cả.
2. Sơn bề mặt không độc hại
Các loại cũi gỗ trên thị trường hiện nay hầu hết đều được sơn cho bắt mắt và để chống ẩm. Cha mẹ nên xem xét kĩ chất lượng sơn cũi có chứa thành phần độc hại như kim loại nặng hay formaldehyd hay không. Ngoài ra, có thể xem xét xem mùi sơn có hăng không, đó là loại không đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
3. Thiết kế cũi phải an toàn cho trẻ
Hiệp hội tiêu dùng Nhật Bản đã sản xuất 1 video cảnh báo về thiết kế không hợp lý của 1 loại cũi có thể khiến trẻ bị mắc kẹt dẫn đến tử vong. Điều này cho thấy thiết kế cũi rất quan trọng, phải đảm bảo những điều sau:
- Cánh cửa cũi phải được cố định bằng bản lề chắc chắn, đảm bảo em bé không thể bị mắc kẹt hoặc không tự mở được ra.
Thiết kế cũi không đảm bảo có thể khiến trẻ bị mắc kẹt (Ảnh minh họa).
- Khe giữa các thành cũi, cạnh bên của cũi không lớn hơn 6cm, nếu rộng hơn, trẻ có thể bị mắc kẹt chân tay hay đầu vào đó.
- Cũi phải cao ít nhất 66cm tính từ mặt nệm để đảm bảo trẻ không thể bị lật rơi ra ngoài. Nếu bé biết đứng, cũi phải được hạ thấp chiều cao mặt đáy xuống để trẻ không thể trèo ra ngoài.
- Chọn nệm cho cũi không quá mềm, thật vừa vặn với cũi, không có khoảng trống giữa nệm và thành cũi. Đảm bảo chiếc nệm có độ cứng vừa phải, sao cho bé nằm lên trên, nệm chỉ lún xuống khoảng 1cm là phù hợp và an toàn.
4. Kiểu dáng cũi đơn giản
Hình thức cầu kì, nhiều chi tiết có thể bắt mắt bố mẹ nhưng nó lại dễ làm tổn thương trẻ như mắc kẹt quần áo, tay chân trẻ vào cũi, vì thế nên chọn cũi có kiểu dáng đơn giản, bề mặt mịn, ít chi tiết.
Bình Nguyên
Không muốn phá gan hại thận thì dừng ngay những kiểu uống nước này Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức khỏe là điều không phải ai cũng biết. Nhiều người 'vô tư' uống bất cứ loại nước gì mình thích, hoặc để 'khô khát cháy cổ' mới uống mà không nghĩ mình đang tự phá hỏng hết gan, thận. Ảnh minh họa: Internet...