Cách chăm con phổ biến có thể gây nguy hại cho bé
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 33% trẻ bị chấn thương sọ não phần lớn nguyên nhân là do hội chứng lắc, trong số đó có tới 8% trẻ bị tử vong.
Không tắm cho bé khi con bị phát ban
Nếu bé bị phát ban, rôm sảy,… thì cha mẹ càng phải chú ý vệ sinh cơ thể cho con hàng ngày.
Nếu bé bị phát ban, rôm sảy,… thì cha mẹ càng phải chú ý vệ sinh cơ thể cho con hàng ngày. Hãy tắm cho bé bằng nước ấm nhưng nhớ là không chà xát qúa mạnh vì có thể sẽ làm da bé bị trầy xước. Nếu bé bị mọc nốt hoặc bị dị ứng với các loại sữa tắm thì bạn có thể tạm ngưng sử dụng các sản phẩm đó trong thời gian này.
Rung, lắc khi bế con
Đây là điều thường thấy khi cha mẹ chơi đùa với con. Đôi khi cha mẹ hay để con ở tư thế đứng khi đi xe trên đường xóc cũng dễ gặp phải hiện tượng này. Các ông bố thường thể hiện tình yêu với con bằng cách rung, lắc con. Việc làm này thực sự nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Với những bé 10 tháng tuổi trở xuống các bộ phận trên cơ thể vẫn còn chưa phát triển hết và còn rất yếu. Do đó, khi lắc dễ dẫn tới chấn động não.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 33% trẻ bị chấn thương sọ não phần lớn nguyên nhân là do hội chứng lắc, trong số đó có tới 8% trẻ bị tử vong. Con số đáng sợ thế này sẽ làm cha mẹ phải suy nghĩ lại nếu định rung, lắc để đùa với con, phải không?
Video đang HOT
Mớm cho bé ăn
Một trong những thói quen thường thấy của các bà mẹ mà phần lớn là các mẹ Việt chính là việc mớm cơm cho con. Nếu bé còn quá nhỏ, việc mớm thức ăn này có thể chính là nguyên nhân khiến con bị trớ.
Khi con lớn hơn một chút thì việc mớm cơm này cũng không được khuyến khích vì nó không được vệ sinh cho lắm. Vi khuẩn trong miệng người lớn có thể khiến con nhiễm bệnh
Hơn nữa các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng hệ tiêu hoá ở người lớn và trẻ không giống nhau. Vì vây, bé có thể sẽ không háp thu được lượng thức ăn khi bạn mớm cho con, điều này có thể gây hại cho bé mà bạn không biết.
Tương tự như thế, việc để thìa trong miệng bạn rồi đưa sang miệng con cũng không khác gì việc mớm cơm cho con, đây là cách mất vệ sinh và sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ của trẻ.
Cho con ăn thức ăn xay nhuyễn
Có nhiều bé đã lớn rồi nhưng các mẹ vẫn xay thức ăn thật nhuyễn cho con như: trộn tất cả đồ ăn rồi xay cho con. Điều đó tưởng chừng tốt cho dạ dày của bé, nhưng vô tình làm cho con bạn mất khả năng cảm nhận hương vị của các món ăn, vì thức ăn đưa vào miệng là con nuốt chửng luôn, lâu đần khiến bé nhanh chán và biếng ăn.
Lấy ráy tai cho con
Khi lấy ráy tai cho bé không cẩn thận sẽ làm tổn thương đến lớp da mỏng manh của con.
Có thể bạn không tin, nhưng ráy tai cũng có những công dụng nhất định ví dụ như cản bụi bẩn, cản côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ổn, bảo vệ màng nhĩ… Đôi tai trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm.
Do đó khi lấy ráy tai cho bé không cẩn thận sẽ làm tổn thương đến lớp da mỏng manh của con gây ra viêm nhiễm, nặng hơn có thể ảnh hưởng tới thính lực của trẻ.
Theo Khỏe và đẹp
Triệu chứng, đường lây Ebola ở trẻ em như thế nào?
Cũng như người lớn, trẻ em có cơ chế lây nhiễm Ebola giống nhau, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người lây nhiễm Ebola, động vật, môi trường ô nhiễm bởi dịch thể của người nhiễm.
Cơ chế lây Ebola ở trẻ em giống như ở người lớn.
Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/8, ông Masaya Kato - Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh do vi rút Ebola có hai đường lây: Trực tiếp và gián tiếp.
Trường hợp nhiễm trực tiếp từ người hoặc con vật bị Ebola; Trường hợp nhiễm gián tiếp như dính vào dịch xét nghiệm, nước tiểu, nước mắt vương ra môi trường, bàn ghế, giường chiếu... có chứa vi rút Ebola.
Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết vi rút Ebola có thể sống ngoài môi trường một tuần, ở nhiệt độ cao có thể sống được 30 phút. Song vi rút Ebola có thể chết khi tiếp xúc với các hóa chất sát khuẩn, đơn giản nhất như xà phòng.
Vấn đề lây nhiễm ở trẻ em còn thêm một đường nữa là thông qua đường bú mẹ. Nếu mẹ nhiễm Ebola không nên cho con bú. Việc lây nhiễm Ebola chỉ thực sự xảy ra khi người bị nhiễm xuất hiện các triệu chứng.
Cũng trong buổi họp báo, trước thông tin đến năm 2015 sẽ có vắc xin phòng bệnh Ebola, ông Masaya Kato cho biết hiện tại không có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng.
Vấn đề vắc xin phòng Ebola cả thế giới đang nỗ lực, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có. Việc sản xuất vắc xin mới cần rất nhiều khâu như thử nghiệm lâm sàng ở động vật, người và phải có sự cho phép của chính phủ nước sở tại. Với cố gằng hiện nay, ông Kato hy vọng sẽ sớm có vắc xin này.
Triệu chứng của nhiễm vi rút Ebola gồm:
- Thời gian ủ bệnh 2 - 21 ngày. Bệnh thường khởi phát bằng triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là nôn ói, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan, thận, có thể gây xuất huyết da, niêm mạc và các cơ quan.
- Bệnh sốt xuất huyết Ebola không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ tích cực, bù dịch, điện giải, điều chỉnh các rối loạn.
- Cho đến nay chưa có biện pháp đặc hiệu liên quan đến vi rút này, chúng ta chỉ điều trị triệu chứng, bù nước điện giải cho bệnh nhân.
Theo Infonet
Tác dụng chữa bệnh thần kì của cây ổi Cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng...