Cách căn bệnh về mắt, mũi đe dọa sức khỏe của bé
Cơ thể của bé còn non nớt chưa đủ sức đề kháng để chống lại mầm bệnh gây hại. Nhất là đối với mắt mũi – hai bộ phận quan trọng hơn cả. Dưới đây là những loại bệnh phổ biến mà nhiều bé hay gặp phải, cha mẹ nhất định phải lưu tâm
Đa số các trường hợp chảy máu cam là do trẻ bị thiếu vitamin C và hay ngoáy mũi nên có thể làm ngưng dễ dàng. Tuy nhiên, có vài trường hợp bé bị chảy máu cam nhiều và kéo dài hơn 30 phút hoặc sau một cú va chạm vào đầu và bé bị chảy máu thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.
Viêm mũi dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên như bụi, các loại thực phẩm (trứng, các loại hải sản…), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường, tinh thần căng thẳng, nội tiết tố, vi khuẩn, lông thú, virus…
Bệnh làm cho trẻ bứt rứt, khó chịu, kén ăn, chảy nước mắt, hắt hơi nhiều, ho, nói giọng mũi và suy giảm khứu giác, có khi mất khứu giác, đôi khi còn dẫn đến trẻ bị nôn trớ và tiêu chảy. Bệnh này rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ nóng lạnh thất thường là lúc trẻ dễ bị mắc viêm mũi nhất.
Video đang HOT
Bố mẹ thường rất chủ quan khi con mình bị ngạt mũi vì cho rằng đó chỉ là triệu chứng nhẹ và trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Thế nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây chính là một dấu hiệu cần được quan tâm, theo dõi sát sao vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm khác như trẻ bị mắc dị vật trong mũi hay có khối u,… Nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi là do lượng chất nhầy trong mũi tiết ra quá nhiều, các màng nhầy lót bên trong lỗ mũi bị sưng tấy, phù nề, sung huyết gây ra ngạt mũi.
Căn bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Có nhiều trường hợp trẻ nhỏ mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Mắt bị mờ hoặc có thể không nhìn thấy gì do những chùm tia sáng đi qua thủy tinh thế bị hạn chế. Nếu điều trị không kịp thời khi lớn lên dù được thay thủy tinh thể mới thì thị lực của bé cũng rất kém.
Ung thư võng mạc
Ung thư võng mạc ở trẻ em cũng là một dạng bệnh về mắt ở trẻ em phổ biến trong nhãn khoa và được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Dấu hiệu thường gặp là trẻ có ánh đồng tử trắng thứ hai là mắt lác kèm theo triệu chứng đau mắt, thị lực kém, lồi mắt, hai lòng đen có mầu sắc khác nhau, mắt giãn to…
Nhược thị ở trẻ em
Nhược thị ở trẻ em là thị lực kém nhìn mọi thứ xung quanh mờ ảo, nhạt nhòa do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến học tập và sinh hoạt của bé. Thị lực của trẻ dưới 7/10 hay sự chênh lệch giữa hai mắt là 2/10 thì được gọi là nhược thị.
Tật khúc xạ
Tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ gồm có: Cận thị (chỉ nhìn thấy ảnh ở gần, nhìn xa không rõ), viễn thị (hình ảnh rơi sau võng mạc nên nhìn gần bị mờ), loạn thị (hình ảnh rơi không đều trên võng mạc, nhìn vật bị nhòe).
Mí sụp bẩm sinh
Biểu hiện thường thấy: Mí mắt sa xuống che phủ một phần lòng đen và lông mi hướng xuống dưới, mí mắt bị mất nếp gấp, có người bị sụp 1 bên hoặc cả 2 bên. Điều này khiến cho thị lực của trẻ giảm sút. Trẻ bị sụp mí rất khó khăn để mở to mắt, đôi khi phải nhăn trán để có thể nhìn rõ được.
Theo www.phunutoday.vn
Chữa mất ngủ bằng cây bỏng
Cây bỏng có tác dụng chữa mất ngủ. Nó có nhiều tên gọi khác như: Sống đời (phương ngữ Nam bộ), diệp sinh căn, trường sinh... Cây có nhiều tác dụng làm thuốc.
Cây bỏng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Nó có thể giúp chữa mất ngủ.
Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi mới hái, từ lá bánh tẻ đến lá già (không dùng lá đã héo)
* Giải rượu khi say: cho người say nặng uống 50ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường
* Chữa bỏng nông do nhiệt (nước, lửa, bô xe máy) giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi. (Bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).
* Chữa chảy máu cam: vò nát lá nhét vào lỗ mũi nơi chảy máu.
* Hỗ trợ giảm đau do: thấp khớp cấp, viêm khớp gối, viêm gót chân...Vắt nước lá lấy 50ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi
* Chữa mất ngủ: uống 50ml nước vắt lá 2 giờ trước khi ngủ tối: hái 50-60g lá thuốc bỏng, rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Cối, chày, mảnh vải gạc để vắt đều tiệt trùng trước khi sử dụng. Giã nát lá rồi cho vào gạc để vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml.
Ds Trần Xuân Thuyết (Nguyên cán bộ Công ty Dược liệu T.Ư 1)
Theo Khoa học & đời sống
Hắt hơi liên tục là bệnh gì? Mỗi khi thời tiết hay nhiệt độ thay đổi đột ngột tôi hay bị hắt hơi liên tục rất khó chịu. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi bị bệnh gì và cách phòng ngừa ra sao? Trần Văn Nam (Bắc Giang) Mùa lạnh cần mặc đủ ấm để tránh phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Dựa trên những dấu hiệu miêu tả...