Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất để cả năm 2018 “lộc lá”
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến. Bài viết dưới đây sẽ chỉ giúp bạn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất để cả năm “lộc lá”
Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.
Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Hiện nay do thể hiện tính thẩm mỹ cùng thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên mà người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết trong khi đó miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết.Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Người miền Bắc thường chọn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết. Trong khi người miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật.
Video đang HOT
Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Nam
Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh dần như không thể không có trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Trồng đu đủ vàng sẵn sàng "săn tiền" Tết
Mỗi khi tết đến, xuân về, nhiều nhà vườn chọn cho mình 1 hay nhiều loại nông sản phục vụ dân ăn Tết, chơi Tết mà ít phải "đụng hàng", thì riêng anh Trịnh Văn Phước ngụ ấp Phú Nhơn, xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã chọn cây đu đủ vàng để sẵn sàng "săn tiền" Tết...
Anh Trịnh Văn Phước rất phấn khởi tin tưởng vào sản lượng đu đủ vàng và tình hình giá bán đu đủ vàng dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuấn 2018.
Anh Trịnh Văn Phước "bén duyên" với "nàng đu đủ vàng" từ Tết năm 2016. Trao đổi với báo Danviet, anh Phước cho biết: "Năm trước tôi chỉ trồng đu đủ vàng trong chậu để bán dịp Tết cho người dùng như 1 loại cây hoa kiểng ngày xuân với số lượng khoảng 50 chậu. Sau đó thấy đu đủ vàng có khả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh cao, màu sắc đẹp, vị ngọt thanh thích hợp với thổ nhưỡng ven sông Hậu nên tôi quyết đưa cây ra trồng ngoài vườn..."
Đón thị trường Tết Nguyên đán Ất Dậu năm 2017, anh Phước đã trồng khoảng 6 công đất với 900 cây đủ đủ vàng. Trái đu đủ vàng chín, anh Phước bán ra thị trường với 15.000 đồng/ ký, trừ hết các khoản chi phí anh "đút túi" 120 triệu đồng nên có được một cái tết sung túc, mua sắm nhiều vật dụng trong gia đình. Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, anh trồng khoảng 1.200 cây đu đủ vàng trên diện tích 8 công đất vườn. Dự kiến bán hết trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, anh Phước sẽ có lãi từ 170-200 triệu đồng.
Với vườn cây đu đủ vàng, gia đình anh Trịnh Văn Phước sẵn sàng "săn tiền" Tết năm 2018.
Theo anh Phước, đủ đủ vàng có sản lượng bình quân từ 30-40 trái mỗi cây, trái nặng trung bình từ 400-500 gam. Thời gian xuống giống đu đủ vàng thích hợp nhất là đầu tháng 5 Âm lịch, đến cuối tháng Chạp Âm lịch là thu hoạch, đúng vào dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018. Khi chín trái đu đủ có màu vàng nghệ, vị ngọt, thơm, ruột lại đỏ, vỏ cứng, dễ bảo quản vận chuyển, trái để được khoảng nửa tháng. Thị trường tiêu thụ quả đu đủ vàng của anh Phước năm nay chủ yếu là thương lái từ TP. HCM, TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, An Giang.
Thấy anh Trịnh Văn Phước thành công với cây đu đủ vàng, 4 hộ lận cận đã đến học tập kinh nghiệm và trồng theo và hiện cũng đang có sản phẩm tung ra thị trường. Bình quân mỗi hộ trồng trên diện tích từ 4 công đến 5 công đất.
Năm nay, đã có thêm 4 hộ dân trong ấp Phú Nhơn, xã Phú An trồng đu đủ vàng sẵn sàng "săn tiền" Tết như gia đình anh Trịnh Văn Phước.
Ông Nguyễn Văn Rớt, hàng xóm của anh Phước cho phóng viên báo Dân Việt biết : "Mấy năm trước tui trồng cam trên diện tích 4 công vườn nhưng "thất "quá". Năm nay trồng đu đủ vàng theo anh Phước thấy hiệu quả lắm. Giá bán năm nay thương lái đến "đặt cọc" là 20.000 đồng/ký, cao hơn năm trước 5.000 đồng/ ký".
Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Rớt, trồng đu đủ vàng có lãi gấp 3-4 lần trồng đu đủ xanh thông thường lại rất dễ bán vì đúng vào dịp Tết Nguyên Đán. Thêm vào đó, suy nghĩ và tập tục của nhiều người dân thường chọn các loại trái cây làm mâm ngũ quả ngày Tết để cầu mong điều may mắn cho gia đình theo quan niệm : cầu (mãng cầu); sung (sung túc); xoài (xài); đủ ( đu đủ). Trong khi đu đủ vàng lại có lợi thế (vừa đủ lại vừa có vàng). Đó là chưa kể là người trồng có thể tranh thủ thời gian "trống" của đất từ tháng 1-5 Âm lịch hàng năm để trồng các loại rau màu ngắn ngày khác.
Vườn đu đủ vàng đón Tết Mậu Tuất 2018 của gia đình anh Trịnh Văn Phước.
Chọn hàng độc, hàng hiếm để tung ra thị trường ngày Tết, đó là cách nghĩ, cách làm rất hiệu quả của những nông dân ở ấp Phú Nhơn hôm nay.
Theo Danviet
Hà Nội hưởng lợi nhờ Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất rau, củ an toàn Ổn định diện tích lúa, liên kết với các doanh nghiệp tăng cường sản xuất rau, củ, quả sạch, an toàn theo quy trình VietGAP, phục vụ cho người dân trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đó là định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, với chủ trương này trong tương lai không xa Vĩnh Phúc sẽ...