Cách bày đĩa giò chả đẹp cho mâm cỗ ngày Tết
Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu khoanh giò lụa, giò bò và cả giò thủ nữa. Mời bạn tham khảo những cách bày đĩa giò chả sao cho đẹp mắt, cho hấp dẫn nhé!
Là món ăn phổ biến cho ngày tết bận rộn, khách đến nhà chỉ cần lấy miếng giò chả treo nơi góc bếp, cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa cùng với dưa món, vậy là có món ngon, đơn giản đãi khách.
Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.
Giò lụa làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.
Giò bò có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.
Giò xào hay còn gọi là giò thủ giò là món dễ làm và không tốn nhiêu công phu chế biến như 2 món giò trên. Nguyên liệu chính của giò xào là các bộ phận ở phần thủ con heo như: Tai, mũi lưỡi, má heo… và không thể thiếu mộc nhĩ. Các nguyên liệu được sơ chế sạch, trần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào chín. Sau khi gói giò xong cho vào ngăn mát tủ lạnh, chất dính của nguyên liệu xào sẽ keo lại. Giò xào ngon là cây giò gói chặt tay, các nguyên liệu xào không bị khô vì xào quá tay, ăn sẽ giòn và có mùi thơm của gia vị.
Cắt 4 cạnh của khoanh giò sao cho phần ở giữa có hình vuông cắt đôi mỗi phần viền rồi ghép lại với nhau như trong hình.
Tỉa hoa cà rốt, trang trí cùng với 1 cọng rau mùi
Kiểu trang trí cơ bản: cắt khoanh giò thành 6 hoặc 8 phần bằng nhau rồi bày cùng với rau thơm, cà rốt tỉa hoa.
Cắt đôi khoanh giò, thái lát mỏng, bày kiểu xòe quạt vào một chiếc rổ mây nhỏ, trang trí thêm hoa dưa chuột, rau thơm và 1 quả cà chua bi.
Cắt khoanh giò thành 6 hoặc 8 phần bằng nhau, cắt 2 lát mỏng ở hai bên mỗi miếng giò (không cắt đứt hẳn mà giữ lại một chút ở phần đầu nhọn). Gập hai lát mỏng xuống rồi bày vào đĩa tròn.
Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
Video đang HOT
Bày chả quế và giò lụa xen kẽ thành hai lớp. Giò lụa thái 6 hoặc 8 miếng bằng nhau, xếp ở dưới. Chả quế cắt miếng rộng khoảng 3cm rồi cắt chéo để có được miếng hình thoi xếp xòe hoa lên trên.
Dùng dao lượn sóng để cắt miếng giò cũng rất tiện và đẹp
Làm bông hoa hồng bằng quả cà chua, xếp hành/kiệu muối xung quanh cuối cùng bày giò thủ ở vòng ngoài cùng.
Cách bày giò thủ rất sang trọng, đẹp mắt
Trang trí đĩa chả quế bằng rau thơm và ớt
Cách bày đĩa chả quế kiểu đơn giản nhất: cắt miếng hình thoi rồi bày kiểu xòe hoa và đĩa tròn, xếp rau thơm xen kẽ.
Hoặc có thể trang trí thêm bằng cọng hành lá và cà rốt tỉa hoa
Thái lát mỏng bày cùng hoa hồng rất nhẹ nhàng và đẹp
Rắc thêm hạt tiêu và hành lá lên làm đĩa chả trông hấp dẫn hơn.
Giò bò bày hình chú rùa – biểu tượng của sự trường thọ sống lâu trăm tuổi.
Theo PNO
Mâm cỗ Trung thu đầy màu sắc trên toàn Châu Á
Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có những loại bánh hay những món ăn khác nhau dành cho dịp tết này.
Ở Trung Quốc, loại bánh truyền thống hàng năm là bánh nướng. Chiếc bánh này mang ý nghĩa đoàn tụ, đoàn viên.
Ở một số vùng như Quảng Châu, người dân còn có thêm lệ ăn ốc bắt từ sông vào dịp trung thu. Ở Phúc Kiến là tục ăn thịt vịt vì theo họ 15.8 âm lịch là thời điểm vịt ngon nhất.
Ở Việt Nam, ngoài bánh nướng, còn có cả món bánh dẻo với lớp vỏ bên ngoài trắng muốt, mềm, dẻo, nhân bên trong là thập cẩm hay cốm.
Ngày này, ở Việt Nam nhiều bà nội trợ đã sáng tạo ra nhiều loại bánh với nhân và màu sắc khác nhau.
Ngoài bánh nướng, bánh dẻo, mâm cỗ trông trăng của người Việt thường có thêm quả bưởi, làm thành hình chú chó rất khéo, quả hồng và trà xanh tao nhã.
Ở Hàn Quốc, trung thu là một ngày lễ vô cùng quan trọng, kéo dài tới 3 ngày. Bánh Songpyeon là đặc sản của ngày lễ này. Bánh được làm từ bột gạo, nặn hình trăng lưỡi liềm, có nhiều loại nhân khác nhau như: hạt dẻ, vừng đen, các loại đậu xanh, đỏ...
Một số đặc sản trung thu khác của người Hàn là miến trộn japchae, bánh jeon và hoa quả.
Ở Nhật Bản, tết trung thu được gọi là Tsukimi. Món bánh được làm nhiều nhất vào trung thu là dango, làm từ bột gạo, không nhân hoặc nhân đậu, hoa quả, rưới nước sốt bên trên.
Theo Tapchiamthuc
Mâm cỗ đón Trung thu của người Việt Tết Trung Thu không chỉ có bánh nướng, bánh dẻo, có đèn ông sao mà còn rất nhiều thứ hoa quả bất kì em bé nào cũng thích. Chẳng rõ từ khi nào Tết Trung thu đã trở thành lễ hội cổ truyền của dân tộc và là cái tết dành riêng các các bé thiếu thi. Bởi cứ đến dịp này, trẻ...