Cách bảo quản nấm tươi lâu
Nấm tươi con chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…Nấm tươi cũng là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chế biến và bảo quản.
Để nơi thoáng mát:
Để nấm nơi thoáng mát, không buộc vào túi nilông, bảo quản được 8 – 12 tiếng. Với nấm thân mềm, dài, nhỏ và phần mũ bé, ngay khi còn tươi ta nên đóng gói vào những túi hút chân không có sẵn, cho vào tủ lạnh. Sản phẩm như vậy có thể sử dụng được tròng vòng 3 – 4 ngày.
Bọc bằng giấy:
Khi chúng ta sử dụng sản phẩm không hết thì có thể dùng các giấy bóng mỏng (dạng phin thực phẩm) bọc chúng lại, cất trong tủ lạnh, sản phẩm này có thể giữa được 2 – 3 ngày.
Sơ chế:
Video đang HOT
Với loại thân cứng, to, dài, trước khi bảo quản phải sơ chế chúng, gọt bỏ hết phần thâm đen, các phần bẩn lẫn tạp chất trên thân nấm, chần qua nước sôi trong vòng 2 – 3 phút, sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được 3 – 4 ngày.
Nước muối:
Nước muối có tác dụng giữ được độ giòn và các khoáng chất trong nấm. Và khi ngâm trong nước lạnh cất trong tủ lạnh giúp cho nấm không mất quá nhiều chất dinh dưỡng.
Theo Tapchiamthuc
Hướng dẫn bảo quản củ cải
Củ cải là món yêu thích của nhiều người bởi những tác dụng tuyệt vời cho đường hô hấp và tiêu hóa. Không ít người mua củ cải sạch về dự trữ nhưng lại không biết nên bảo quản thế nào để được lâu.
Khử mùi ở củ cải:
Trước khi hấp hay luộc củ cải, bạn nên thái nhỏ củ cải ra rồi theo tỉ lệ 300:1 để cho giấm vào cùng củ cải. Mùi củ cải sẽ không còn nữa.
Củ cải khô đông lạnh:
Củ cải sau khi thái để vào ngăn đá và làm đông lạnh một thời gian. Sau đó, bạn đem ra nơi có ánh nắng phơi khô. Làm cách này, củ cải khô sẽ bảo quản được lâu hơn và có mùi vị độc đáo.
Bảo quản trong hố đất:
Bỏ tất cả củ cải bị sâu đục, sứt xát, củ nứt và quá nhỏ ra. Số còn lại thì bạn cắt bỏ đầu đuôi. Đào một hố sâu khoảng 1m, rộng 1m, xếp nghiêng củ cải theo thành hố, đầu hướng xuống dưới, đuôi hướng lên trên. Xếp lần lượt cứ 1 tầng củ cải, 1 tầng đất dày khoảng 10cm (chú ý tìm loại đất sạch) tổng cộng xếp tất cả 4 tầng.
Nếu hố đất quá khô, ta có thể tưới lên một ít nước. Sau khi tầng trên cùng được xếp xong, bạn cần phải dựa theo sự thay đổi của thời tiết để tăng dần độ dày của lớp đất trên cùng.
Thời tiết ấm áp lấp ít đất, trời giá rét thì lấp nhiều đất, đảm bảo đến khoảng trước hoặc sau tiểu hàn thì lấp xong đất, đất tổng cộng dày 1m. Những củ cải đảm bảo chất lượng, trước khi cho xuống hố đất không bị chịu nóng, sau khi cho vào hố không bị chịu lạnh thì có thể cất giữ đến tận thượng tuần tháng 3 năm sau cũng không bị hỏng.
Bảo quản bằng bùn:
Cắt bỏ phần đầu củ cải rồi lăn củ cải vào bùn vàng nhão 1 vòng, đảm bảo dính được 1 lớp bùn ở bên ngoài củ cải. Sau khi lăn xong, cho củ cải xếp vào nơi râm mát để cất giữ.
Nếu đắp thêm 1 lớp đất ẩm ở bên ngoài đống củ cải thì càng tốt.
Bảo quản quanh thùng nước:
Để 1 thùng hoặc chum đựng nước trong phòng. Thùng và chum đựng đầy nước. Đem củ cải xếp đống xung quanh thùng, chum, đắp thêm một lớp đất ẩm dày khoảng 15cm lên trên củ cải là được.
Theo MNMN
Mẹo bảo quản bơ, phô mai Làm thế nào để bảo quản bơ và phô mai đúng cách? Chúng tôi xin mách bạn một vài mẹo nhỏ. Bơ và phô mai không nên bọc trong bao nilon hay bao nhựa, vì đây là những thực phẩm cần trao đổi chất với không khí. Cách tốt nhất là dùng giấy thô để bọc, hoặc nếu không có giấy thô thì...