Cách bảo dưỡng xe đúng cách để kéo dài tuổi thọ xe hơi
Thói quen chăm sóc bảo dưỡng xe khoa học giúp tài xế kéo dài thời gian sử dụng xe hơi và phòng tránh rủi ro khi đi trên đường.
Thực hiện quy trình bảo dưỡng và chăm sóc xe hơi đúng cách không chỉ giúp giữ được giá trị của xe ô tô mà còn giúp lái xe an toàn và yên tâm trên mọi chặng đường. Việc bảo dưỡng xe chắc chắn là không dễ dàng khi bảo dưỡng tại nhà, nhưng dưới đây là một vài cách chăm sóc và bảo dưỡng xe hơi mà Oto.com.vn khuyên bạn nên làm thường xuyên:
1. Thay thế, bảo dưỡng các chất lỏng và bộ lọc không khí.
Đọc hướng dẫn bảo trì của xe và xem lịch bảo trì của từng bộ phận trên xe.
- Một số xe đòi hỏi cần có một thời gian cụ thể để thay dầu trên một quãng đường cụ thể, nếu không có thể bị cạn kiệt dầu và điều làm hỏng các bộ phận bên trong xe hơi.
- Nếu không có hướng dẫn sử dụng xe, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên website của nhà sản xuất.
Thay dầu mỗi khi 5000 km. Kích xe và mở nắp dầu của xe bạn lên, sau đó tháo bu-lông bên dưới bể chứa dầu. Đây là bu-lông cho phép dầu chảy ra bên ngoài, sau đó bạn nên xác định vị trí của bộ lọc dầu và thay thế nó.
- Đổ đúng lượng và loại dầu vào bể chứa dầu, sau đó lắp lại nắp.
- Những loại xe có công suất khác nhau sẽ yêu cầu lượng dầu khác nhau. Bạn cần tham khảo thông tin trên hướng dẫn sử dụng hoặc các cơ sở bảo dưỡng để thay loại dầu chính xác.
Thay bộ lọc không khí hàng năm
Chức năng của bộ lọc không khí nhằm ngăn cát và các mảnh vụn đi vào động cơ của bạn. Hầu hết các bộ lọc cần được thay thế hàng năm, mặc dù một số bộ lọc vẫn có thể hoạt động tốt.
- Bộ lọc không khí nằm trong hộp, bạn có thể tháo ra và lắp đặt cái mới bằng tay.
Chú ý: Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên thay bộ lọc không khí sau 25.000 km, nhưng nếu bạn đang sống ở nơi nào có mức độ ô nhiễm nặng thì bạn cần thay chúng sớm hơn.
Thay mới bộ lọc nhiên liệu sau 65.000 km
Bộ lọc nhiên liệu có chức năng chặn bụi bẩn và cặn từ thùng nhiên liệu của bạn đến động cơ. Bộ lọc thường được đặt dọc theo dây từ bình nhiên liệu đến phía trước xe ô tô Sau đó bạn dùng một tuốc-nơ-vít đầu phẳng để cậy nó ra. Nó có dạng hình trụ và có vòi ở hai đầu, sau đó bạn lắp một cái mới.
Xả và làm khô hệ thống làm mát
Kích xe lên và đặt một xô bên dưới nút thoát nước của bộ tản nhiệt. Xả hết các chất lỏng bên trong bộ phẩn tản nhiệt ra, sau đó đóng nắp lại. Mở nắp bộ tản nhiệt và đổ đầy nước và đóng nắp lại.
- Chọn chất làm mát phù hợp xe của bạn.
- Hầu hết các phương tiện đều yêu cầu hỗn hợp nước và chất làm mát 50/50. Bạn thường có thể mua chất làm mát trộn sẵn tại cửa hàng phụ tùng ô tô địa phương.
- Bạn có thể kiểm tra hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi các cửa hàng bảo dưỡng để biết chính xác số lượng và loại chất làm mát phù hợp với xe bạn.
Làm sạch bộ tản nhiệt
Video đang HOT
Làm sạch bộ tản nhiệt
Dùng bình xịt lên bộ tản nhiệt và chờ khoảng một vài phút. Chú ý không chạm hoặc chà lên bộ tản nhiệt vì nó rất sắc và có thể làm bạn bị thương, thay vào đó bạn chờ khoảng 2 phút và dùng bình xịt để loại bỏ hết các chất bẩn.
2. Chăm sóc Phanh, dây Cu-roa, ống dẫn
Thay má Phanh sau 35.000 km
Xe ô tô bị hỏng phanh có thể gây cực kỳ nguy hiểm cho bạn. Nếu bạn nghĩ rằng phanh hỏng thì bạn cần thay chúng ngay lập tức. Để thực hiện điều này, bạn cần nới lỏng các đai ốc và kích xe lên. Để làm điều này điều đầu tiên bạn xác định bộ kẹp phanh, sau đó tháo bu-lông và giữ nó đúng vị trí. Trượt nó ra khỏi rôt và dùng kẹp C để nén trở lại vào má cặp.
- Tại thời điểm đó, bạn có thể cài đặt má phanh mới vào má cặp bằng cách trượt chúng vào vị trí của những cái cũ.
- Tháo kẹp C và đặt chúng lại đúng vị trí.
Thay dây đai cu-roa bị đứt hoặc hỏng
Kiểm tra dây đai cu-roa của bạn có bị đứt hoặc bị mòn không. Sau đó kiểm tra độ căng của dây đai để chắc chắn rằng nó không bị giãn ra. Nếu dây cu-roa bị lỏng thì bạn cần phải thay thế nó.
Thay ống dẫn bị nứt
Khi mui xe mở, nhìn qua các ống cao su trong khoang động cơ xem có dấu hiệu hư hỏng nào không. Nếu bạn phát hiện ra một vòi bị hỏng thì hãy tháo chúng và mang chúng đến cửa hàng để biết chính xác loại và kích thước mà bạn cần phải thay thế.
Làm sạch hệ thống pin của bạn hằng năm
Hệ thống dây điện kết nối hệ thống pin có thể bị ăn mòn hoặc bám bụi bặm sau một năm sử dụng, khiến cho dòng điện có thể bị nhập nhằng. Tháo hết 2 cực của ắc-quy và dùng bột nở (banking soda) để làm sạch hết các bụi bẩn.
- Sử dụng bàn chải và hỗn hợp để làm sạch tất cả sự ăn mòn, bụi bẩn của các cột pin và các kết nối kim loại trên dây cáp.
- Lau sạch các cột pin bằng giẻ ẩm, sau đó kết nối các cực với pin một lần nữa.
- Kết nối các dây điện.
Thay thế cầu chì khi bị nổ
Nếu một số đèn tắt trong nội thất xe của bạn, rất có thể đó là cầu chì bị nổ Xác định vị trí 2 hộp cầu chì trong xe của bạn. Một cái thường ở gần đầu gối trái của bạn khi ngồi ở ghế lái và cái còn lại thường được tìm thấy bên trong khoang máy.
- Tìm cầu chì bị hỏng và tìm cái mới phù hợp cường độ dòng điện.
- Số ampe của cầu chì được ghi trên nó. Chắc chắn cầu chì mới có cùng số Ampe với cầu chì mà đang định thay thế.
Thay bu-gi sau 50.000 km
Mở mui xe và xác định vị trí dây bugi chạy vào đỉnh động cơ, bạn nên thay bu-gi sau mỗi 50.000km.
4. Bảo trì ngoại thất
Xoay lốp xe ô tô sau mỗi 8000 km
Hãy chắc chắn rằng xe của bạn mòn đều, bằng cách thay đổi chéo định kỳ.
- Lốp trước và sau mòn khác nhau vì lốp trước làm hầu hết phanh và rẽ.
- Với một số lốp xe, bạn cũng có thể trao đổi chúng từ bên này sang bên kia.
- Nếu lốp xe của bạn có mũi tên hướng trên lề, hãy giữ những mũi tên đó hướng về phía trước xe, không trao đổi lốp xe sang phía bên kia.
Tráo đổi cần gạt kính chắn gió khi chúng tạo thành vệt
Khi cần gạt kính chắn gió bắt đầu tạo thành vệt thì lúc này là cần thay thế chúng. Trên hầu hết các xe ô tô, bạn có thể tráo cần gạt bên này sang bên kia để chúng hoạt động tốt hơn.
Bôi sáp lên xe để bảo vệ sơn
Sơn xe không chỉ giúp xe trông đẹp hơn mà nó còn có chức năng bảo vệ các bộ phận khác bên trong xe tránh bị rỉ sét. Rửa sạch xe của bạn sau đó bôi một lớp sáp lên xe định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Đầu tiên rửa xe bằng xà phòng ô tô và rửa kỹ.
- Áp dụng sáp vào sơn xe bằng cách sử dụng dụng cụ được cung cấp trong một chuyển động xoáy, sau đó chờ cho nó khô hoàn toàn.
- Đánh bóng sáp bằng cách sử dụng một miếng vải sơn dương sạch.
Theo Oto
Các lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa xe ô tô
Hệ thống điều hòa ô tô là một trong những thiết bị quan trọng giúp hành khách cảm thấy thoải mái trên mỗi hành trình. Vì không gian cabin chật hẹp và đóng kín nên điều hòa giúp lưu thông không khí và điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe.
1. "Kẻ thù" của hệ thống điều hòa xe ô tô
"Kẻ thù" của hệ thống điều hòa xe ô tô chính là chất ẩm, bụi bẩn, cao su, các mảnh vỡ kim loại hay dầu bôi trơn không đúng loại. Hầu hết các "kẻ thù" trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, hình thành axit và làm giảm hiệu suất hoạt động của điều hòa. Chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống khi xuất hiện một bộ phận nào đó bị hỏng hóc hay do va đập. Ngoài ra, quá trình sửa chữa không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn đến điều hòa sẽ bị tấn công bất cứ lúc nào.
Với một số trường hợp, lái xe có thể tự xử lý hoặc đến các trung tâm sửa chữa nhưng chi phí không đáng là bao. Tuy nhiên, không ít trường hợp chữa "lợn lành thành lợn què" hay "tiền mất tật mang" do các trung tâm sửa chữa không chất lượng. Lái xe có thể tham khảo một số lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô dưới đây và cách tự xử lý:
2. Các lỗi thường gặp trên hệ thống điều hòa xe ô tô
Hệ thống điều hoà ô tô vẫn hoạt động nhưng gió điều hòa chỉ mát hoặc rất yếu
Với các mẫu xe ô tô mới và vẫn thường xuyên được chăm sóc, bảo dưỡng thì khả năng cao là bộ lọc gió của điều hòa bị tắc. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, đường xá bụi bẩn bám vào lưới lọc và kết tảng dày phía trong lưới lọc làm cho gió bị thổi trở lại vào dàn lạnh mà không thể thoát ra khoang cabin.
Bộ lọc gió của hệ thống điều hòa ô tô bị tắc nghẽn
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm về sử dụng ô tô cho biết người dùng chỉ cần vệ sinh tấm lưới lọc. Đối với một số dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận (vị trí vô-lăng ở bên trái), lưới lọc điều hòa sẽ nằm bên trong hốc sâu của hộp đựng găng tay. Dùng súng xịt hơi hay dầu bơm lớp xe để thổi sạch vụi bẩn trên tấm lưới. Nếu người dùng không vệ sinh tấm lọc hàng tuần (với các loại xe hay sử dụng ở công trường, đường đất...), hàng tháng thì tấm lưới lọc sẽ dễ bị tắc và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống điều hòa.
Đối với các xe đã sử dụng qua lâu thì nguyên nhân có thể sẽ phức tạp hơn. Đầu tiên có thể là do dây cu-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt. Hoặc do các đường ống bị lão hóa dẫn đến rò rỉ hay hở gioăng nên hệ thống điều hòa bị hao ga. Trong trường hợp này, tốt nhất tài xế nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp để xử lý bằng các thiết bị chuyên dùng.
Máy lạnh làm việc bình thường nhưng hơi điều hòa có mát và không sâu
Nguyên nhân cũng tương tự như trường hợp trên nhưng "bệnh" nhẹ hơn. Ngoài ra, có thể là do dàn nóng và dành lạnh bị bẩn. Nếu dàn bóng bị bẩn thì sẽ gây tỏa nhiệt kém, làm hiệu quả làm mát của gas. Trong khi đó, dàn lạnh bẩn làm cho không khí quanh quẩn bên trong và không thể lùa vào trong cabin xe ô tô.
Ở một số dòng xe, dàn nóng sẽ được lắp đặt thông thoáng phía trước khoang máy. Do đó, khi rửa xe, chủ xe chỉ cần yêu cầu người rửa vệ sinh dàn nóng bằng nước hoặc bằng hóa chất chuyên dùng. Tuy nhiên, người rửa xe cũng yêu cầu phải có kỹ thuật nhất định để không phá hỏng khoang động cơ, đặc biệt là hệ thống điện. Còn việc chăm sóc, vệ sinh dàn lạnh phức tạp hơn, đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật phải có tay nghề thực thụ.
Bổ sung gas nhưng hệ thống điều hòa ô tô gần như không hoạt động
Áp suất trong hệ thống điều hòa thường được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu quá trình nạp gas không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát chính xác được thông số áp suất gas. Thực tế, đối với nhiều dòng xe, nếu nạp quá nhiều gas, van an toàn trên hệ thống điều hòa ô tô sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống. Và do mấ hoàn toàn áp suất nên lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.
Lời khuyên cho các lái xe là đưa "xế cưng" của mình đến các trung tâm uy tín để các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô khắc phục sự số này.
Có mùi khó chịu nhưng hệ thống điều hòa ô tô vẫn làm việc bình thường
Nguyên nhân khách quan có thể là do hệ thống thông gió (gồm dàn lạnh, tấm lưới lọc gió, quạt gió, cửa dó và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) bị bẩn hoặc hỏng hóc. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan có thể là do người dùng để cabin bẩn, không vệ sinh thường xuyên khiến các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá hay thức ăn... sẽ bám cặn trong các ngóc ngách của khoang nội thất. Khi máy làm lạnh làm việc và lùa gió vào khoang sẽ khiến các tạp chất trên theo gió điều hòa thoát ra gây mùi khó chịu.
Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, lái xe chỉ cần dọn dẹp cabin sạch sẽ, vệ sinh lưới lọc gió hoặc đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe để sử dụng các hóa chất vệ sinh nội thất xe hơi chuyên dùng loại bỏ bụi bẩn hay mùi ở khoang xe.
3. Một số lưu ý về cách sử dụng hệ thống điều hòa trên xe ô tô
- Xe ô tô bị hiện tượng mờ kính hay đọng sương là do điều kiện khí hậu ẩm ướt hay khi xe bật chế độ sưởi. Tình trạng này không phải là do xe bị trục tặc hay điều hòa không khí mà do không khí ẩm bị làm lạnh đột ngột. Lúc này, tài xế có thể mở cửa xe, sau đó bật điều hòa để lấy gió từ bên ngoài vào nhằm giảm bớt độ ẩm trong xe. Với thời tiết mùa đông, lái xe nên chuyển sang chế độ thổi gió và sấy kính hướng xuống sàn xe.
- Với thời tiết lạnh hoặc có mưa, nếu các kính cửa sổ bị mờ hơi nước thì lái xe nên bật điều hòa để làm khô không khí. Lưu ý không chỉnh cửa gió xoay ra phía kính cửa sổ và không nên cài đặt chế độ tuần hoàn gió trong.
- Nếu xuất hiện hơi nước động trên cửa gió điều hòa thì lái xe nên hé của kính xe xuống một chút khi bật điều điều hòa (ở chế độ lạnh).
- Khi thấy nước chảy ra từ ống thoát nước điều hòa phía dưới gầm xe thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi điều hòa hoạt động.
- Mùi điều hòa trên ô tô khó chịu là do không dùng xe một vài ngày hoặc trong những ngày nắng nóng. Lời khuyên dành cho các lái xe trong trường hợp này là nổ máy, bật điều hòa, quạt gió ở tốc độ cao nhất và hạ tất cả các cửa kính xuống. Sau khoảng 3 phút, lái xe hoàn toàn có thể yên tâm di chuyển và chuyển điều hòa về chế độ bình thường.
- Nếu đỗ xe qua đêm ở những nơi ẩm thấp hoặc có nhiều côn trùng, lái xe nên gạt điều hòa về chế độ lấy gió trong. Làm như vậy để công trùng không thể chui vào cabin, chết, gây mùi hay hỏng hóc bên trong xe.
Theo Vnexpress
9 điều không nên làm với ô tô mới tậu Một chiếc ô tô mới tậu luôn đem lại cảm giác phấn khích cho người sở hữu. Song, bạn nên lưu ý những điều dưới đây trước khi cầm lái lần đầu tiên: Khởi động hoặc dừng đột ngột Khởi động đột ngột hoặc đạp mạnh ga có thể làm tăng cảm giác phấn khích khi lái ô tô. Tuy nhiên, việc này...