Cách Anh xử lý đợt bùng phát Covid-19 tại nhà máy
Từ hai công nhân nhiễm nCoV, số ca Covid-19 tại nhà máy chế biến thịt Kober ở Anh nhanh chóng gia tăng chỉ trong vài ngày hồi đầu tháng 6/2020.
“Nó xảy ra quá nhanh”, Rachel Spencer-Henshall, giám đốc y tế công cộng Kirklees tại West Yorkshire, nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 năm ngoái. “Cơ quan Truy vết và Xét nghiệm của Dịch vụ Y tế Anh (NHS) mới hoạt động. Họ nói với nhóm bảo vệ sức khỏe khu vực của chúng tôi rằng có hai ca Covid-19 tại một nơi làm việc. Đó là một nhà máy chế biến thịt ở Cleckheaton”.
Spencer-Henshall cho biết khi tới thăm nhà máy, họ nhận ra ổ dịch đã lây lan được một thời gian. Tuy nhiên, bà thêm rằng lực lượng lao động trong nhà máy tương đối trẻ và không bị triệu chứng nặng.
Chỉ trong một ngày, một đơn vị xét nghiệm lưu động lập tức đến nhà máy và sàng lọc hàng loạt công nhân. Khoảng 480 người đã được xét nghiệm và phát hiện 165 ca dương tính. Phần lớn ca nhiễm trong độ tuổi 20-29 và nhiều ca không triệu chứng.
Những người có kết quả dương tính được yêu cầu tự cách ly 14 ngày. Đồng thời, nhân viên Truy vết và Xét nghiệm NHS cũng làm việc với các công nhân nhiễm virus để truy vết tiếp xúc và yêu cầu những người tiếp xúc gần tự cách ly 14 ngày.
“Công ty đã làm rất tốt. Họ cởi mở, minh bạch và muốn hợp tác với chúng tôi. Mọi thứ được truyền đạt rõ ràng cho nhân viên và tất cả đều được xét nghiệm”, Spencer-Henshall kể.
Nhân viên an ninh tại cổng ra vào nhà máy chế biến thịt Kober ở Cleckheaton tháng 6/2020. Ảnh: PA.
Video đang HOT
Giới chức y tế cộng đồng đã thảo luận một số biện pháp kiểm soát dịch cần thiết với lãnh đạo nhà máy. Nhân viên y tế về kiểm soát và phòng ngừa dịch, quan chức y tế môi trường và nhân viên giám sát an toàn – môi trường đều cùng vào cuộc.
“Họ đã thực hiện giãn cách xã hội rất tốt trong nhà máy, nhưng khi quan sát, chúng tôi phát hiện có những điểm nghẽn cần thay đổi”, Spencer-Henshall nói.
Là cơ sở chế biến thực phẩm, nhà máy vẫn duy trì hoạt động trong suốt đợt phong tỏa đầu tiên ở Anh. Mọi người được khuyến nghị không sử dụng phương tiện giao thông công cộng, thay vào đó họ chuyển sang đi chung xe.
“Điều này đã dạy chúng tôi rất nhiều. Và giờ khi nói chuyện với các doanh nghiệp, chúng tôi luôn hỏi họ có thực hiện giãn cách xã hội một cách nhất quán ở các khu vực dành cho nhân viên, như khu vực hút thuốc, hay không?”, Spencer-Henshall nói.
Kinh nghiệm xử lý ổ dịch với nhà máy chế biến thịt ở Cleckheaton đã cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các bên liên quan.
“Tôi biết mọi người thường nói về những quyền hạn mà các hội đồng có, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta không phải áp dụng quyền lực đó mà vẫn có thể thuyết phục mọi người hành động đúng đắn”, bà nói.
Spencer-Henshall thêm rằng chủ doanh nghiệp nên thấy rằng nếu tất cả nhân viên được xét nghiệm, họ có thể kiểm soát dịch tốt hơn và nhanh chóng nối lại hoạt động.
“Chúng tôi cũng yêu cầu họ báo cáo về tình hình Covid-19 trong 28 ngày liên tiếp sau đó và nhận thấy không có vấn đề phát sinh thêm. Cuối cùng, nhà máy chỉ phải đóng cửa một thời gian ngắn”, bà nói thêm.
Để tránh các đợt bùng phát lớn như ở nhà máy chế biến thịt Cleckheaton, Make UK, liên đoàn các nhà sản xuất ở Vương quốc Anh, đã công bố hướng dẫn về “5 bước đầu tiên” để ứng phó với đợt bùng phát Covid-19 ở nơi làm việc, như nhà máy, công ty.
Bước đầu tiên trong chiến lược ứng phó là lập tức xác định ai cần cách ly ngay. Những người lao động bị nhiễm virus phải tự cách ly và không được đến nơi làm việc. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ lao động phải cách ly, như tiền lương trong thời gian không đi làm và các khoản trợ cấp khác.
Việc xác định các ca nghi nhiễm là bước quan trọng thứ hai, để theo dõi và cân nhắc yêu cầu cách ly nếu cần thiết, tránh nguy cơ lây lan và bùng phát dịch.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng được yêu cầu thực hiện đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn tại cơ sở, như xác định công việc hay hoạt động nào có nguy cơ làm lây lan virus, nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, hoặc các hoạt động có thể tạm dừng để giảm rủi ro bùng dịch.
Bước thứ tư trong chiến lược ứng phó là doanh nghiệp, nhà máy phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong nhân viên, dù họ đã tiêm vaccine hay chưa.
Một số doanh nghiệp có thể cân nhắc triển khai xét nghiệm Covid-19 bắt buộc tại nơi làm việc. Thông thường, điều này phải được đề cập trong hợp đồng lao động của nhân viên ngay từ đầu. Tuy nhiên, với tình huống đặc biệt như đại dịch Covid-19, xét nghiệm bắt buộc có thể được coi là biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Cuối cùng, các doanh nghiệp phải đảm bảo thông tin liên lạc nội bộ và với bên ngoài. Cụ thể, chủ doanh nghiệp nên chia sẻ thông tin chi tiết về ca nhiễm hoặc nghi nhiễm cho nhân viên. Đồng thời, họ cũng cần thông báo cho cơ quan chức năng về các trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc. Điều này giúp cơ quan Truy vét và Xét nghiệm NHS có thể dễ dàng truy vết tiếp xúc tại nơi làm việc và thông báo tự cách ly nếu cần thiết.
Hoàng tử Anh cảnh báo thận trọng với thông tin sai về vaccine trên mạng xã hội
Hoàng tử Anh William vừa lên tiếng cảnh báo về việc những thông tin chống vaccine phòng COVID-19 lan tràn trên mạng xã hội, đồng thời hối thúc những người có bệnh nền và những người đủ điều kiện nên sớm tiêm phòng. Tuyên bố này được đưa ra sau lời kêu gọi tương tự của Nữ hoàng Elizabeth II.
Hoàng tử Anh William phát biểu tại Peterborough, Anh, ngày 16/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một video do Cung điện Kensington công bố tối 27/2, Công tước xứ Cambridge William cho rằng truyền thông xã hội đôi khi tràn ngập nhiều tin đồn và thông tin sai lệch, đồng thời khuyến cáo mọi người nên thận trọng đối với nguồn thông tin. Công tước William cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine, đặc biệt đối với những người có bệnh nền, và khẳng định ông cùng với Công tước phu nhân Catherine sẵn sàng hỗ trợ chương trình tiêm vaccine.
Video trên được công bố sau khi Nữ hoàng Elizabeth II ngày 25/2 hối thúc người dân nên đi tiêm phòng. Nữ hoàng Anh kêu gọi những người lo ngại về việc tiêm chủng nên "nghĩ đến người khác thay vì chính bản thân họ". Số liệu chính thức được công bố cùng ngày 27/2 cho thấy tổng cộng 19,7 triệu người tại Anh đã được tiêm mũi đầu tiên phòng COVID-19 kể từ khi nước này triển khai chiến dịch tiêm vào tháng 12/2020.
Một số nước khác tại châu Âu cũng đang tích cực thúc đẩy chương trình tiêm vaccine với hy vọng chấm dứt đại dịch COVID-19. Bộ Y tế Bồ Đào Nha ngày 27/2 cho biết quốc gia Tây Nam Âu này đã đạt tỷ lệ tiêm phòng 7,5 liều/100 dân, cao hơn so mức trung bình 6,83/100 của Liên minh châu Âu (EU). Hai tháng sau khi bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm phòng, Bồ Đào Nha đã tiêm vaccine cho 837.887 người, trong đó có 263.825 người đã được tiêm mũi thứ hai.
Cũng trong ngày 27/2, Chính phủ Romania thông báo đã vận chuyển lô vaccine đầu tiên tới Moldova nhằm hỗ trợ nước láng giềng này triển khai chiến dịch tiêm phòng cho các nhân viên y tế vào tuần tới.
Trên mạng xã hội Facebook, Thủ tướng Romania Florin Citu cho biết theo cam kết trước đó, nước này đã chuyển cho Moldova 21.600 liều vaccine do hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca sản xuất. Đây là lô vaccine đầu tiên trong tổng số 200.000 liều vaccine Romania đề xuất viện trợ nhân đạo cho Moldova. Số vaccine còn lại sẽ được vận chuyển đến nước này trong những tháng tới.
Tổng thống Maia Sandu dẫn đầu phái đoàn đã nhận lô vaccine trên tại sân bay Chisinau. Trong một tuyên bố trên Facebook, bà Sandu bày tỏ cảm ơn Chính phủ Romania và EU.
Moldova cùng với nước láng giềng Ukraine, 2 nước kém phát triển tại châu Âu đang "tụt hậu" trong cuộc đua triển khai vaccine, hoan nghênh các nước bạn quyên góp vaccine. Ngày 26/2, Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Moldova đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga, theo đó trở thành quốc gia thứ 37 ngoài Nga cấp phép sử dụng vaccine này. Trước đó, cơ quan trên cũng cấp phép sử dụng các vaccine do Pfizer/BioNTech và hãng AstraZeneca sản xuất.
Phát hiện ca dịch hạch lâu đời nhất thế giới ở Siberia Bằng chứng về một đại dịch tiềm tàng thời cổ đại đã được tìm thấy sau khi giới chuyên môn kiểm tra hài cốt của người Siberia 6.000 năm về trước. Một gia đình người Siberia . CHỤP MÀN HÌNH NPR Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế từ Đại học liên bang Siberia, các viện nghiên cứu của Nga và các...