Cách ăn uống cho người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường luôn được các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân luôn đặc biệt chú ý. Thế nhưng người vừa bị tiểu đường, vừa bị tăng huyết áp phải ăn uống thế nào là điều không phải bệnh nhân nào cũng biết.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh tăng huyết áp rất thường gặp ở người tiểu đường.
Các bác sĩ tim mạch khuyên người bệnh tăng huyết áp kiêng ăn mặn, còn bác sĩ nội tiết khuyên người bệnh tiểu đường kiêng ngọt.
Tuy nhiên, để kiêng được như vậy người bệnh phải rất quyết tâm, vì ăn quá nhạt sẽ mất ngon, nhất là người cao tuổi.
Để khắc phục nên dùng các loại đường tổng hợp như aspartame thay cho đường glucose và đường mía. Đường này có năng lượng thấp, tạo vị ngọt và không ảnh hưởng tới sức khỏe (nên phân biệt đây không phải đường hóa học).
Video đang HOT
Kiêng mặn trong tăng huyết áp là kiêng muối tương đối chứ không phải kiêng muối tuyệt đối như trong bệnh phù thận. Chẳng hạn, lượng muối tối đa cho một người bình thường trong ngày là 6g (tương đương một muỗng cà phê muối), lượng muối này bao gồm cả muối có trong thức ăn và nước chấm, kể cả trong bánh đa, sợi mỳ thì người tăng huyết áp nên ăn nhạt hơn.
Trường hợp kiêng muối khó khăn có thể ăn mặn hơn mức cho phép ở người tăng huyết áp nhưng đồng thời phải dùng thêm thuốc lợi tiểu.
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều bữa, ăn ít cơm và nên ăn thêm rau, ăn quả ít ngọt như dưa chuột, dưa hấu, ổi, thanh long, cà chua, chuối tiêu… để cảm giác không bị đói bụng và bổ sung lượng vitamin.
Ngoài chế độ ăn uống cần kiêng cẩn thận, nên duy trì việc tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Tốt nhất hàng ngày nên đi bộ 30 – 60 phút, kiểm soát huyết áp và đường máu thường xuyên để theo sát diễn biến của bệnh, uống thuốc đủ liều và đủ lượng theo đơn, đồng thời đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Theo TPO
Bơi lội rất tốt cho sức khỏe
Bơi lội là hoạt động thể thao tốt cho sức khỏe, không chỉ giúp chỉ giúp rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn có thể phòng ngừa, hỗ trợ, điều trị một số bệnh về xương khớp, tim mạch, huyết áp.
Giúp lưu thông máu
Khi bơi lội, áp lực nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi. Do áp lực của nước lên ngực người bơi, làm hạn chế động tác hít vào thở ra cho nên cần phải thở mạnh, giúp phát triển hệ thống hô hấp và làm tăng dung tích sống của phổi. Dung tích sống của phổi càng cao, khả năng bền bỉ trong lao động, vận động càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp và làm giảm các cơn hen, nhất là đối với người nghiện thuốc lá.
Thư giãn, giảm căng thẳng
Bơi còn là một trong cách thư giãn tốt nhất cho cơ thể. Khi bơi, cơ thể sẽ được làn nước mát xa tốt nhất, giúp thư giãn tâm trí tạo ra cảm giác tích cực và thư thái làm quên đi những áp lực và căng thẳng căng thẳng của cuộc sống. Sau mỗi lần bơi, bạn sẽ thấy khỏe khoắn lạ thường và phấn chấn hơn rất nhiều.
Duy trì vóc dáng cân đối
Bơi lội cũng là môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi để có một thân hình cân đối. Đây là loại vận động từ đầu đến chân, lực tác động của nước đối với cơ thể sẽ làm làm tăng tiêu hao mỡ, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp của chân tay, bụng, đùi, lưng... giúp cơ thể săn chắc, cân đối.
Bơi lội không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có thể phòng ngừa bệnh (Ảnh: MH)
Tốt cho xương khớp
So với các hình thức tập luyện khác, bơi lội có ưu thế rõ rệt là trạng thái nổi trong môi trường nước giúp bạn giảm tối đa nguy cơ và đập mạnh do đó tránh được các chấn thương. Sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khi tham gia các hoạt động mạnh khác. Bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, do đó rất tốt cho người bị bệnh khớp mạn tính, đau lưng.
Giảm nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp
Bơi lội thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể, khi bơi lội có thể giúp gia tăng lượng máu và ôxy cung cấp tới phổi và các cơ bắp, tăng cường hoạt động của hệ tim mạch, đồng thời mang lại hiệu quả tích cực trong việc giải phóng lượng dioxít carbon khỏi cơ thể, giúp cơ thể duy trì huyết áp luôn ở mức tốt cho cơ thể.
Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mỗi người có thể lựa chọn cho mình kiểu bơi, tốc độ bơi và thời gian bơi. Tốt nhất là nên tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục. Đối với các trường hợp có bệnh lý như: xương khớp, tim mạch, huyết áp,... nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách thức tập luyện phù hợp. Ngoài ra cần phải chú ý tránh: không bơi khi đói hoặc ngay sau khi ăn, sau khi vận động quá sức, sau khi uống rượu bia, không khởi động trước khi bơi,...
Suckhoedoisong
Chữa mất ngủ hiệu quả với mướp đắng Giấc ngủ thiếu hụt có ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng kiểm soát trí nhớ và học tập, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, khả năng trao đổi chất, thèm ăn, huyết áp... Mất ngủ gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn Giấc ngủ là một chức năng sinh học quan trọng ảnh hưởng đến...