Cách ăn lòng lợn, nội tạng động vật an toàn
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa nên hạn chế ăn các loại phủ tạng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao.
Nội tạng động vật bao gồm óc, tim, gan, thận (bầu dục), dạ dày, ruột… Thông thường, người Việt hay ăn tim, gan, bầu dục dạ dày của lợn, gà, ngan, vịt, số ít ăn tim, gan của trâu bò.
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A.
Tuy nhiên, các loại phủ tạng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao nhất là trong óc, gan và bầu dục.
Tim, gan, bầu dục có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu, thiếu sắt, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá nên hạn chế tối đa hoặc không ăn phủ tạng động vật. (Ảnh minh họa)
Nhưng ngược lại, do các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh như: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, thận hư nhiễm mỡ, suy tim, người thừa cân – béo phì…
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyên người mắc các bệnh kể trên hạn chế tối đa hoặc không nên ăn các loại phủ tạng này.
Video đang HOT
Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng. Để đảm bảo ăn lòng lợn cũng như các bộ phận nội tạng khác an toàn, chỉ nên ăn 3-4 lần/tháng. Mỗi lần, một người trưởng thành chỉ ăn số lượng ít, khoảng 70 – 80g/lần, với trẻ em giảm bằng một nửa (30 – 50g/bữa) vì quá trình ăn còn bổ sung nhiều thực phẩm khác.
Lượng thực phẩm như vậy sẽ không gây thừa cholesterol, lấy đủ dưỡng chất từ lòng lợn mà vẫn ngon miệng.
Khi mua nội tạng, nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch, từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.
Trên thực tế, một số người cho rằng “ăn gì bổ nấy” như: ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, ăn thận bổ thận… Vì thế, có những gia đình khi người thân bị bệnh ở cơ quan nào liền mua phủ tạng tương ứng của động vật về ăn cho bổ và chữa bệnh.
Quan niệm “ăn gì bổ nấy” là không đúng vì không có cơ sở khoa học, theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Có người cho rằng “ăn óc bổ óc” cho nên khi bị đau đầu thì mua óc về ăn, hoặc cho trẻ em ăn óc để thông minh là không đúng.
Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao. Chỉ cần ăn 100g óc lợn, con người đã nạp lượng cholesterol gấp 8 lần nhu cầu hằng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 – 300mg cholesterol).
Những người đau đầu mà nguyên là do tăng huyết áp nếu ăn óc sẽ rất nguy hiểm. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.
Quan niệm “ăn thận bổ thận” cũng không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm. Đặc biệt, bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hoá lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận (bầu dục) thì càng làm cho bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, quan niệm “ăn tim bổ tim” cũng vậy, người bị bệnh tim mạch thường hay có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất nguy hiểm.
Ăn gan có thật sự là độc hay không? Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Ăn gan được đánh giá là tốt, không phải là độc.
Cần chọn gan của những động vật không bị bệnh. Theo đó, quan sát gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan. Khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan. Điều này giúp loại bỏ các chất độc có trong máu của gan, chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Tỷ lệ đái tháo đường tăng chóng mặt, ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh
TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cảnh báo tỷ người mắc đái tháo đường tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa.
Trên thế giới, cứ 5 giây lại có một ca tử vong vì đái tháo đường.
Ngày 13/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11 và ngày Toàn dân mua và sử dụng muối I ốt 2/11.
TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo, tỷ lệ người mắc đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người mắc đái tháo đường mà không biết, trong khi đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong của nó đứng thứ ba trong các bệnh không lây nhiễm.
Bệnh viện Nội tiết thực hiện tầm soát đái tháo đường miễn phí cho người dân tại buổi mít tinh.
Theo số liệu của IDF năm 2019, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Hầu hết trong số này là đái tháo đường type 2.
Theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Hà Nội, năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021. Trung bình cứ 5 giây lại có một ca tử vong.
TS Hiệp thông tin thêm, căn bệnh đái tháo đường với triệu chứng âm thầm, không được phát hiện, điều trị sẽ gây nhiều biến chứng tim mạch, thận... Do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở tim, ở thận, ở chi... nên gây ra nhiều biến chứng, đột quỵ, suy thận và những biến chứng bàn chân.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đến viện phải cắt cụt chi, điều trị tích cực với biến chứng này. Nhiều bệnh nhân trong vòng 10 - 20 năm không biết mình bị đái tháo đường, được đưa đến viện trong tình trạng hôn mê, đường huyết rất cao.
Bởi căn bệnh này không gây ngay các triệu chứng ồ ạt mà diễn biến âm thầm, có những người mang bệnh 10 - 20 năm, khi vào viện hôn mê xét nghiệm đường huyết cao chót vót mới biết mình bị đái tháo đường.
Đặc biệt, đái tháo đường cũng đang gia tăng ở người trẻ dưới 40 tuổi, trẻ em do lối sống lối sống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, lười vận động thể lực dẫn đến dư thừa năng lượng, rối loạn chuyển hóa.
Rất nhiều người trẻ đã bị béo bụng. Những người này khi đi siêu âm, chụp cắt lớp bộc lộ rất rõ tình trạng mỡ bụng, mỡ nội tạng. Béo bụng cũng thể hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa, do rất nhiều nguyên nhân không chỉ riêng ăn uống. Có người ăn không nhiều nhưng stress, căng thẳng cũng gây rối loạn chuyển hóa, tích trữ mỡ bụng.
Tuy nhiên, việc can thiệp để giảm nguy cơ chuyển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường là có cơ hội. Theo lý thuyết, 80% người tiền đái tháo đường chuyển sang đái tháo đường. Mọi người có thể giảm nguy cơ này nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, duy trì nhịp sinh hoạt, làm việc đều đặn và sử dụng thuốc.
Khi thực hiện được những khuyến cáo này có thể làm giảm tỷ lệ chuyển sang đái tháo đường, hoặc kéo dài thời gian chuyển sang đái tháo đường.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân duy trì chế độ ăn lành mạnh, vận động thể dục thể thao, hạn chế các đồ ngọt, nước uống có ga, thức ăn nhanh... và duy trì khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường huyết để kịp thời phát hiện, quản lý bệnh đái tháo đường.
Ăn lòng lợn, bé trai 10 tuổi gặp tai nạn suýt mất mạng Bé trai (Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, người tím đen do hóc dị vật. Dị vật là miếng tràng lợn dài 2,5 cm đã lấp kín đường thở. Tai nạn xảy ra bất ngờ với bé trai 10 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội trong quá trình ăn uống. Theo lời kể của người nhà,...