Các y bác sĩ trong tâm dịch COVID-19 cùng đón giao thừa trực tuyến
Giao thừa Tết Tân Sửu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đón giao thừa “trực tuyến” với tất cả các y bác sĩ tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng các y bác sĩ hát vang bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” trong thời khắc đón năm mới. Ảnh: BYT
Trong giờ khắc đón năm mới Tân Sửu, bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vang lên tại 18 điểm cầu là các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trên cả nước, năm nay các y bác sĩ đón một cái Tết xa nhà rất đặc biêt.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đón giao thừa “trực tuyến” cùng tất cả các y bác sĩ đang làm công tác điều trị tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ: “Trong thời khắc thiêng liêng này, tất cả cán bộ y tế được phân công nhiệm vụ đều đang thực hiện vai trò của người thầy thuốc với bệnh nhân, riêng các y bác sĩ đang điều trị bệnh nhân COVID-19 lại có những đặc thù riêng, có những người đã ở lại bệnh viện từ 3 – 6 tháng, chưa về nhà lần nào, để tập trung chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Bộ Y tế chia sẻ và cảm ơn sự nhiệt tình, hy sinh nhiều mong muốn riêng tư của các cán bộ y tế để chăm sóc người bệnh. Chúng ta có mặt ở đây vì trách nhiệm với các đồng nghiệp, với đồng đội của mình…”.
Các điểm cầu tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 nghe chúc Tết, chia sẻ tình hình điều trị người bệnh. Ảnh: BYT
Tại các điểm cầu, các y bác sĩ cũng chia sẻ tâm tư trong thời khắc năm mới, báo cáo tình hình điều trị, cách ly bệnh nhân COVID-19.
Từ điểm cầu của Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương – Tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế tại Hải Dương bày tỏ sự cảm động vì luôn nhận được sự quan tâm, động viên và khích lệ của lãnh đạo Bộ Y tế, cũng như lãnh đạo tỉnh Hải Dương.
Ông Trần Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: “Bệnh viện đã công bố khỏi bệnh cho 30 bệnh nhân vào ngày 30 Tết, hiện còn 131 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có 3 bệnh nhân nặng. Tuy nhiên hiện các bác sĩ đang kiểm soát tốt tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân. Nhà trường đã huy động hơn 600 sinh viên tham gia công tác xét nghiệm và truy vết. Gần 400 cán bộ, viên chức của nhà trường tập trung thời gian cho hoạt động của bệnh viện dã chiến”.
Video đang HOT
Từ điểm cầu Bệnh viện số 2 Quảng Ninh, nơi đang điều trị cho 26 bệnh nhân F0, đa số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại đây sức khoẻ ổn định, hơn 100 trường hợp F1 đang cách ly tại Bệnh viện, trong đó có 60 người đủ điều kiện đang chuẩn bị được cho về nhà đón Tết.
“Nếu nói không nhớ nhà thì không đúng, chúng ta có những thời khắc không về với gia đình, đặc biệt là trong khoảnh khắc gần giao thừa, Tết đến nhưng vì sức khoẻ của người dân nên chúng ta ở đây. Chúng tôi hứa sẽ quyết tâm nỗ lực điều trị để mọi người bệnh đều khoẻ mạnh”, BS. Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện số 2 Quảng Ninh khẳng định.
Tại điểm cầu Bệnh viện dã chiến Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương), Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Tại đây đang điều trị 192 bệnh nhân, trong đó có một số bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ đang kiểm soát tốt tình hình, đến thời điểm này chưa có bệnh nhân nào phải thở oxy”.
Theo đó, 28 bác sĩ tăng cường và 50 y bác sĩ của Trung tâm y tế Chí Linh đang cùng lúc phải lo 3 nhiệm vụ: Điều trị cho 192 bệnh nhân COVID-19, chăm sóc sức khỏe cho người cách ly tại hơn 30 điểm cách ly ở Chí Linh và một phòng khám dành cho các bệnh thông thường đối với người dân Chí Linh, trong điều kiện thành phố bị phong tỏa. Có những y bác sĩ nhà ngay cổng bệnh viện, nhưng do điều trị bệnh dễ lây, nên vẫn không thể về nhà… Ngay trong thời khắc giao thừa, tại đây vẫn có các bác sĩ còn phải đi thăm, kiểm tra tình hình các khu cách ly, chưa kịp về.
Chia sẻ với các y bác sĩ tham dự đón giao thừa đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng không giấu nổi xúc động. Tư lệnh ngành y nhấn mạnh: “Năm 2020 là một năm dài đối với cả nước và ngành y tế, từ mồng 3 Tết Canh Tý, Thủ tướng đã kêu gọi “chống dịch như chống giặc”. Trong lịch sử ngành y chưa bao giờ có một năm dài như vậy và cũng chưa có lúc nào phải đối phó với căn bệnh lan nhanh như vậy. Tuy nhiên, chúng ta tự hào vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa phòng chống dịch tốt lại vừa làm công tác điều trị tốt, nhiều bệnh nhân nặng được cứu sống…”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trận chiến chống dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, ngay cả những nước đã có vaccine vẫn đang rất vất vả, vì vậy chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị tâm thế đối đầu với COVID-19 khi đã đàm phán mua được vaccine phòng bệnh nhưng độ bao phủ chưa được như mong muốn.
Trong thời gian qua ngành y tế được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao và ghi nhận thành công trong chống dịch, các thầy thuốc được gọi trìu mến là “chiến sĩ áo trắng” khi đã không quản ngày đêm, khó khăn, gian nan để đi đến mọi địa điểm có dịch. Chính sự phối hợp chặt chẽ giữa tuyến trung ương và địa phương, giữa quân với dân tạo nên sức mạnh trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Nhiều y bác sĩ, điều dưỡng đã gác lại công việc riêng, nỗi lo riêng để chăm sóc cho người bệnh; nhiều người đêm hôm đi chống dịch, đi truy vết, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm…
“Tất cả những nỗ lực đó đã làm nên một bản hùng ca rất tự hào của ngành y tế. Chúng ta có sức chiến đấu, có ý chí mạnh mẽ, có sự thừa kế truyền thống tốt đẹp của ngành nên mặc dù lần này chúng ta đối đầu với một trận chiến khó khăn, nhưng tôi tin rằng chắc chắn chúng ta sẽ thành công”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Covid-19 ở Việt Nam: Để không phải 'thả gà ra đuổi'
Trong việc phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19, vai trò của từng cá nhân rất quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu tất cả đều có ý thức, Việt Nam đã không phải trải qua nhiều giai đoạn bàng hoàng trong gần một năm qua.
Để đất nước không phải căng mình chống dịch Covid-19 rất cần ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân. (Ảnh: TT)
TGVN giới thiệu bài viết của tác giả Thái Hoàng về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân trong việc tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn.
Việc khởi tố vụ án "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" ở TP. Hồ Chí Minh đã một lần nữa gióng lên hồi chuông về trách nhiệm xã hội của mỗi người trong việc phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là hệ quả của việc nam tiếp viên của Vietnam Airlines, tức bệnh nhân 1342 (BN1342) đã vi phạm các quy định phòng dịch khi cách ly tập trung, cũng như cách ly tại nhà, dẫn đến bị mắc Covid-19 và làm lây lan cho nhiều người khác. Đây cũng là lần đầu tiên các vi phạm trong phòng, chống Covid-19 làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng bị xem xét xử lý hình sự.
Nhìn qua lịch trình của BN1342 đủ thấy trách nhiệm công dân của người này rất kém, cùng với sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của những người quản lý. BN1342 đi từ vùng dịch về, nhưng trong thời gian cách ly tập trung tại khu vực do Vietnam Airlines quản lý, người này vẫn đi lại giữa các khu cách ly, tiếp xúc với BN1325 - tiếp viên của chuyến bay khác từ Romania về và là chuyến bay có nhiều hành khách dương tính với Covid-19.
Không chỉ thế, khi cách ly tại nhà, BN1342 còn tiếp xúc với 3 người nữa, trong đó để bạn trai đến sinh hoạt chung, khiến 2 trong số này lây nhiễm rồi tiếp xúc với hàng nghìn người. Hậu quả của sự vô trách nhiệm đã khiến gần 20 trường học phải tạm thời đóng cửa, hàng chục nghìn sinh viên phải nghỉ học, rất nhiều người phải cách ly tập trung và cách ly tại nhà, kèm theo những hệ lụy về kinh tế cho cả cá nhân và xã hội.
Là tiếp viên hàng không, BN1342 hiểu rõ hơn ai hết nguy cơ khi từ vùng dịch về. Nhưng anh ta vẫn tự do đi lại, tiếp xúc với nhiều người. Chính sự thiếu ý thức, vô trách nhiệm của tiếp viên Vietnam Airlines này đã đạp đổ thành quả của cả nước sau 88 ngày gìn giữ trong căng thẳng, đồng thời, chấm dứt 120 ngày không có Covid-19 của TP. Hồ Chí Minh.
Cũng không thể không nhắc tới trách nhiệm của Vietnam Airlines trong vụ việc này khi đã để cho người bị cách ly đi lại tự do giữa các khu vực, rồi về khu tự cách ly vẫn tiếp tục đi mọi nơi.
Đáng tiếc, sự thiếu ý thức công dân không phải bây giờ mới xảy ra. Trước đó, trong giai đoạn một, chúng ta đã làm rất tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, khi 16/16 bệnh nhân đều được ra viện và hơn 20 ngày sau đó không có người mắc mới. Đó là kết quả của sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của Chính phủ và các ngành, đặc biệt là Bộ Y tế và lực lượng quân đội, công an.
Nhưng rồi, BN17 đã trở thành ca nhiễm đầu tiên của Hà Nội, mở đầu cho giai đoạn chống dịch mới đầy cam go của cả nước, đẩy chúng ta vào thế "thả gà ra đuổi", phá hỏng thành quả hơn 20 ngày cả nước gồng mình chống dịch đợt đầu tiên. Hà Nội chính thức trở thành tâm dịch Covid-19.
BN17 gây rúng động dư luận chính bởi cô đi từ vùng dịch ở Italy về, nhưng đã không khai báo y tế trung thực, đồng thời, còn sử dụng 2 hộ chiếu khác nhau để qua mặt cơ quan chức năng. Khi bị bệnh, cô đến BV Hồng Ngọc và chỉ trong hơn 1 tiếng đã có gần 20 y, bác sĩ tiếp xúc với BN17. Một ngày sau, bác sĩ đã khám cho bệnh nhân này lại tiếp tục khám cho người bệnh khác.
Hậu quả là hàng loạt người lây nhiễm, thậm chí, khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa với hàng trăm người phải cách ly. Đau lòng hơn khi người bác của bệnh nhân đã bị lây và rơi vào tình trạng nguy kịch suốt nhiều ngày. Chi phí điều trị cho mỗi ca nặng là vô cùng đắt đỏ. Hậu quả xã hội là vô cùng lớn, khi chỉ một ngày sau ca 17 xuất hiện, Hà Nội lập tức đề nghị Bộ Y tế cho công bố dịch và Chính phủ phải tuyên bố đất nước bước vào giai đoạn 2 chống dịch, cam go và đầy thử thách hơn.
Câu chuyện còn đang nóng hổi mạng xã hội và báo chí, thì lại đến BN34 "siêu lây nhiễm" ở Bình Thuận. Đáng trách nhất là người này đã gây khó khăn cho cơ quan chức năng bởi sự gian dối liên tục khi khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng. Nhưng thực tế, người này đã ở lại TP. Hồ Chí Minh để gặp gỡ nhiều người, rồi tiếp tục đến nhiều địa điểm ăn uống có đông người ở Bình Thuận. Sự thiếu trung thực đã khiến cho việc chống dịch ở cả địa bàn Bình Thuận lẫn trên cả nước gặp rất nhiều khó khăn, làm tăng số ca mắc, số người có nguy cơ và số người phải cách ly.
Từ tâm dịch là Bệnh viện Bạch Mai, bà HTN (46 tuổi, ở Phú Thịnh, Đại Từ, Thái Nguyên) đã trốn cách ly để về Thái Nguyên trên chuyến xe có gần 20 người. Khi bị sốt, bà HTN đã vào Bệnh viện huyện Đại Từ khám bệnh, nhưng cố tình che giấu việc mình từ ổ dịch về, để tiếp xúc với rất nhiều nhân viên y tế và bệnh nhân, khiến khi bà trở thành BN178 của Việt Nam, hàng trăm người đã tiếp xúc gần và tiếp xúc với người đã tiếp xúc cực kỳ hoang mang lo sợ, đồng thời, khiến một địa phương chưa có dịch, thành địa bàn đầy nguy cơ.
Để cả nước lại phải liên tiếp căng mình chống dịch sau khi đã ngăn chặn dịch Covid-19 được vài tháng, có trách nhiệm rất lớn của những người vô trách nhiệm trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch.
Những mất mát về con người, về sức khỏe, về kinh tế - xã hội ai cũng đã nhìn thấy trong 2 giai đoạn trước. Vì thế, công luận đồng lòng ủng hộ việc khởi tố vụ án "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" ở TP. Hồ Chí Minh chính là để ủng hộ Chính phủ phòng, chống dịch Covid-19 và là biện pháp cần thiết để mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội. Đây được xem là "cú đấm thép" để không còn lặp lại chuyện tương tự.
Có thể nói, để việc phòng, chống dịch không phải "kiếm củi ba năm đốt một giờ", để không phải "thả gà ra đuổi", rất cần ý thức của mỗi người, từ những việc nhỏ nhất.
Giám đốc BV Đà Nẵng chia sẻ 40 ngày căng mình của những 'chiến binh áo trắng' "Ngay khi có ca bệnh đầu tiên, chúng tôi tiên đoán đây là trận chiến rất khốc liệt", Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, Lê Đức Nhân, chia sẻ. Sau hơn 40 ngày Bệnh viện Đà Nẵng - tâm dịch Covid-19, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", VietNamNet có cuộc trò chuyện với Giám đốc Bệnh viện Lê Đức Nhân sau buổi họp...