Các xung đột vùng Vịnh sẽ được giải quyết trong năm 2020
Bộ trưởng Ngoại giao Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất tin tưởng có thể giải quyết các xung đột đang bao trùm khu vực thông qua đối thoại.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn chiến lược Abu Dhabi, ông Anwar Gargash, Bộ trưởng Ngoại giao Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất đã đánh giá lại tình hình khu vực và bày tỏ sự lạc quan về khả năng đạt được tiến bộ đáng kể trong năm tới.
Ông Gargash cho rằng, phải sử dụng các giải pháp ngoại giao và kiềm chế leo thang liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran. Bộ trưởng Ngoại giao UAE kêu gọi các ý tưởng xây dựng, thiết lập một trật tự khu vực mới dựa trên sự tôn trọng chủ quyền quốc gia. Theo ông Gargash, các nước trong khu vực phải đoàn kết trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp.
Bộ trưởng Ngoại giao UAE lạc quan về tình hình khu vực vùng Vịnh trong năm 2020 – Ảnh GETTY.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao UAE chỉ ra rằng, Iran nên đàm phán với các cường quốc thế giới và khu vực để đạt được thỏa thuận mới, toàn diện hơn nhằm giảm bớt căng thẳng khu vực và khôi phục nền kinh tế.
Ông Gargash lưu ý rằng, sự leo thang liên tục trong khu vực trong tình hình hiện tại không phải là mối quan tâm của bất kỳ bên nào và tin rằng, có cơ hội thành công trong ngoại giao tập thể đối với Iran và các quốc gia trong khu vực. Bộ trưởng Gargash nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực cùng Mỹ, Liên minh châu Âu trong nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ kiểm soát mỏ dầu của Syria hoàn toàn trái phép
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Mỹ tuyên bố đối với các mỏ dầu của Syria hoàn toàn trái phép và không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusogly nói rằng Mỹ tuyên bố đối với các mỏ dầu của Syria hoàn toàn trái phép và không có cơ sở luật pháp quốc tế.
"Họ (Mỹ) thừa nhận và công khai tuyên bố rằng họ hiện diện ở đó (Syria) vì các mỏ dầu. Không ai có quyền đối với tài nguyên của Syria. Họ đến đây, vượt hàng ngàn cây số và nói "Chúng tôi sẽ đánh giá các mỏ dầu của nước này". Điều này trái với các quy tắc của luật pháp quốc tế" - kênh A Haber TV dẫn lời ông Cavusoglu nói ngày 9-11.
Phương tiện quân sự Mỹ ở Syria. Ảnh: SPUTNIK
Trong những tuần gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố Mỹ sẽ "canh giữ dầu mỏ" của Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sau đó xác nhận lực lượng Mỹ ở Syria bây giờ sẽ ngăn các mỏ dầu của nước này rơi vào tay các nhóm khủng bố hoặc chính phủ Damascus.
Những tuyên bố trên được đưa ra khi Mỹ rút quân khỏi những khu vực của miền Bắc Syria, bao gồm những khu vực nhạy cảm nằm giữa địa bàn người Kurd quản lý và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ngay trước khi Ankara mở chiến dịch quân sự trong khu vực đánh IS và lực lượng dân quân người Kurd.
Những tuyên bố của ông Trump về dầu mỏ đã dẫn tới những chỉ trích trong nước Mỹ và nước ngoài rằng chính sách của Mỹ có thể vi phạm luật pháp quốc tế chống cướp bóc. Tổng thống Syria Bashar al-Assad gần đây ca ngợi ông Trump vì Mỹ đã thẳng thắn về bản chất "tội phạm" của chính sách Mỹ chống lại đất nước ông.
Bộ Ngoại giao Nga và Iran đã lên án việc Mỹ chiếm các mỏ dầu của Syria, nhấn mạnh rằng dầu mỏ thuộc về người dân Syria và Damascus nên kiểm soát tài sản quốc gia của họ.
Tuần này, một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng tin AP rằng có tới 800 binh sĩ Mỹ có thể ở lại Syria để làm nhiệm vụ "bảo vệ" các mỏ dầu ở đông bắc Syria, trong đó có dầu khí ở tỉnh Deir ez-Zor giàu dầu mỏ. Sau đó, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói với báo giới rằng doanh thu từ dầu mỏ của Syria dưới quyền kiểm soát của Mỹ sẽ được chuyển tới lực lượng dân quân người Kurd ở Syria.
Syria chưa phải là cường quốc năng lượng lớn, đặc biệt khi so với các nước láng giềng Iraq và vùng Vịnh. Tuy nhiên, Syria độc lập về năng lượng và có khả năng sản xuất từ 100.000 thùng đến 350.000 thùng dầu mỗi ngày để xuất khẩu trong giai đoạn những năm 1990-2000. Với sự đóng góp này, dầu mỏ đã giúp tăng 20% doanh thu cho nhà nước.
Việc sản xuất năng lượng của Syria bị bắt giảm tới hơn 90% do cuộc nội chiến được các nước ngoài bảo trợ bắt đầu từ năm 2011. Hàng trăm triệu USD dầu thô đã bị tuồn đi trái phép ra ngoài Syria trong những năm gần đây bởi IS và Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ.
Theo plo.vn
Liên minh hàng hải do Mỹ dẫn đầu tuần tra Vùng Vịnh Mỹ, Anh, Australia và một số nước phương Tây bắt đầu chiến dịch Sentinel với các tàu chiến tuần tra vùng biển gần Iran. "Chiến dịch Sentinel là biện pháp phòng thủ nhằm bảo vệ vùng biển ở Vùng Vịnh khỏi các mối đe dọa và không tạo ra mối đe dọa nào. Chúng tôi sử dụng các tàu chiến có khả năng...