Các xác ướp 500 năm tuổi ở Greenland được xác định bị xơ vữa động mạch
Các nhà khoa học đã tiến hành quét các xác ướp Inuits từ thế kỷ 16 ở Greenland và phát hiện những người thợ săn cổ đại bị tắc nghẽn động mạch mặc dù chế độ ăn giàu axit béo omega-3.
Xơ vữa động mạch – sự tích tụ của các mảng chất béo, cholesterol và canxi trong động mạch của một người – là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay ở các quốc gia giàu có trên thế giới. Mặc dù thường được xem là một sản phẩm của lối sống hiện đại, song bằng chứng về căn bệnh này đã được tìm thấy ở người sống khoảng 4.000 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu bốn mẫu xác ướp Inuits được bảo quản cực kỳ tốt, những người này đã ăn với chế độ giàu omega 3 có nguồn gốc từ biển, để xem liệu axit béo có cải thiện xơ vữa động mạch hay không. Kết quả cho thấy chế độ ăn giàu omega-3 không hoàn toàn đảm bảo chống lại sự tích tụ mỡ máu.
Nhiều bộ xác ướp từ thế kỷ 16 ở Greenland bị tắc nghẽn các động mạch mặc dù chế độ ăn giàu axit béo omega-3
Bác sĩ tim mạch L. Samuel Wann của Ascension Healthcare ở Milwaukee và các đồng nghiệp đã nghiên cứu bốn xác ướp Inuit được lấy từ Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Peabody, Cambridge.
Dựa trên quần áo và đồ vật xung quanh mộ, các nhà khảo cổ đã kết luận rằng xác ướp được chôn cất vào những năm 1500. Họ sống theo nhóm trong những túp lều làm từ đá, xương cá voi và da hải cẩu. Con mồi của họ gồm cá, chim, động vật biển có vú và caribou – với chế độ ăn uống có nguồn gốc từ biển này có khả năng cung cấp hàm lượng lớn axit béo omega-3.
Ba trong số các xác ướp được phát hiện được gọi là “mảng xơ vữa vôi hóa” – sự tích tụ của các mảng chất béo trong các động mạch xuất hiện dưới dạng các vùng mật độ cao. Sự tích tụ được nhìn thấy tương tự như ở người sống bị xơ vữa động mạch – mặc dù trong trường hợp của các xác ướp, không rõ liệu tình trạng này có phải là nguyên nhân cái chết của họ hay không.
Trong ảnh, một bản dựng lại 3D trong vùng bụng của một xác ướp. Mũi tên chỉ ra một mảng xơ vữa động mạch vôi hóa.
Một bản dựng lại 3D của một xác ướp khác chỉ ra một mảng xơ vữa động mạch vôi hóa
Các phát hiện cho thấy chế độ ăn như vậy có thể không đảm bảo ngăn chặn tắc nghẽn động mạch.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng bản chất phức tạp của chứng xơ vữa động mạch gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như tác dụng phòng ngừa của chế độ ăn giàu omega-3. Các yếu tố khác – như khói từ môi trường sống được tạo ra bởi việc sử dụng các lửa cháy trong nhà – có thể đã một phần tạo ra chứng xơ vữa động mạch trong dân số Inuit cổ đại này.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Daily Mail
10 loài động vật nặng nhất thế giới
Ngoài cá voi nặng tới 200 tấn, nhiều loài động vật có trọng lượng lớn đang sinh sống khắp nơi trên thế giới.
G ấu Kodiak (816 kg): Gấu Kodiak là loài đặc hữu ở quần đảo Kodiak, Alaska, Mỹ. Trung bình gấu Kodiak đực trưởng thành cao hơn 3 m và nặng từ 680-816 kg. Gấu cái có kích thước nhỏ hơn 20-30% con đực. Gấu Kodiak là một trong những loài ăn tạp lớn nhất thế giới. Chế độ ăn uống của chúng bao gồm cá, cỏ và quả mọng. Kết thúc kỳ ngủ đông, gấu Kodiak sẽ tăng 50% trọng lượng.
Cá sấu (1,04 tấn): Cá sấu là loài bò sát lớn nhất thế giới. Cá sấu trưởng thành có chiều dài từ 1,8-7,6 m và trọng lượng hơn 1,04 tấn. Cá sấu có thể không cần thức ăn trong nhiều tháng. Chúng sử dụng năng lượng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Cá sấu không đổ mồ hôi. Chúng há miệng để làm mát cơ thể. Hàm của loài vật này đủ mạnh để bẻ gãy xương con mồi lớn.
Bò tót châu Á (1,13 tấn): Bò tót châu Á có nguồn gốc từ Nam Á, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 m và nặng 1,13 tấn. Trọng lượng bò tót châu Á đực lớn hơn 30% con cái. Bò tót châu Á sinh sống theo bầy đàn, từ 9-13 con, ở đồng cỏ và rừng thường xanh. Sừng của chúng có thể dài tới 1 m.
H ươu cao cổ (1,6 tấn): Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới, được tìm thấy với số lượng lớn ở Nam Phi. Chúng có chiều cao hơn 6 m và nặng từ 1,27-1,59 tấn. Những đôi chân cao, cứng cáp giúp hươu cao cổ ăn lá trên ngọn cây. Chúng cũng có thể chạy với tốc độ tối đa 50 km/h. Lưỡi hươu cao cổ dài hơn 53 cm để lấy lá cây.
H à mã (3,4 tấn): Hà mã là động vật có vú trên cạn lớn thứ 3 Trái Đất. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi. Một con hà mã trưởng thành nặng 2,4 tấn. Chúng dành nhiều thời gian trong nước để hạ nhiệt cơ thể nặng nề của mình. Hàng ngày, một con hà mã tiêu thụ hơn 36 kg cỏ. Răng của hà mã có hình dạng đặc biệt, giúp chúng ăn lượng lớn cỏ trong thời gian ngắn.
T ê giác trắng (3,5 tấn): Tê giác trắng là động vật trên cạn lớn thứ 2 Trái Đất, sinh sống nhiều ở khắp châu Phi. Tê giác trắng cũng là loài lớn nhất trong 4 loài tê giác còn sống trên thế giới. Mỗi cá thể có chiều dài 4 m và nặng từ 1,6-3,5 tấn. Loài vật này có hộp sọ lớn và 2 sừng. Sừng phía trước có thể phát triển dài đến 1,5 m.
V oi châu Á (5 tấn): Voi châu Á là loài voi lớn thứ 2 thế giới, động vật trên cạn lớn nhất châu Á. Voi châu Á trưởng thành nặng tới gần 5 tấn và có chiều cao 3,5 m. Loài này dành tới 19 giờ mỗi ngày để kiếm ăn. So với động vật sống trên cạn, những con voi châu Á có thời gian mang thai dài nhất, 23 tháng. Voi con có thể nặng hơn 90 kg.
Voi châu Phi (6,35 tấn): Voi châu Phi là động vật sống trên cạn nặng nhất trên thế giới. Con trưởng thành có thể nặng 6,35 tấn và cao 4 m. Chúng có tai và ngà lớn hơn các loài voi khác, sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Tây và Trung Phi. Một con voi châu Phi trưởng thành có thể tiêu thụ tới 136 kg thức ăn trong một ngày.
Cá mập voi (18 tấn): Cá mập voi là động vật biển lớn nhất với chiều dài 12 m và trọng lượng hơn 18 tấn. Chúng sống ở vùng biển nhiệt đới ấm áp trên khắp thế giới. Loài cá mập khổng lồ này vô hại đối với con người. Chế độ ăn uống của chúng chủ yếu vi tảo, nhuyễn thể, cua và các động vật xương sống khác.
Cá voi xanh (200 tấn): Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất Trái Đất. Mỗi cá thể trưởng thành có chiều dài cơ thể 30 m và trọng lượng 200 tấn. Lưỡi của cá voi xanh bằng trọng lượng của một con voi. Tiếng huýt của chúng có thể được nghe thấy từ hàng trăm hải lý. Cá voi xanh tiêu thụ tới 4 tấn thức ăn mỗi ngày.
Theo news.zing.vn
Xác ướp 4.000 tuổi cho thấy dấu hiệu sớm của bệnh tim Các nhà khoa học đã sử dụng quang phổ hấp thụ cận hồng ngoại để phát hiện các tổn thương trong các động mạch của xác ướp và tìm ra những bằng chứng về dấu hiệu của bệnh tim. Theo một nghiên cứu mới, xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho...