Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền

Theo dõi VGT trên

Các vị vua chúa Việt Nam rất quan tâm khẳng định chủ quyền tại 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa một cách lâu dài, ổn định. Đặc biệt là vua Minh Mạng.

Kì 1: Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sử

Giới nghiên cứu sử phương Đông đều chung đ.ánh giá: Minh Mạng là vị vua ở phương Đông có tầm nhìn chiến lược về biển đảo sớm nhất trong vùng. Trong khi các quốc gia xung quanh như Trung Quốc chỉ mải lo phát triển phần lục địa thì vua Minh Mạng đã có nhiều quyết sách mạnh mẽ, táo bạo để củng cố chủ quyền, tập trung khai thác hải sản vật trên 2 quần đảo này. Ông đã cho trồng cây, xây miếu thờ, xây nhà ở trên Hoàng Sa…

Chủ quyền chưa bao giờ đứt khúc

Năm 1773, quân Tây Sơn làm chủ dải đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận sau 2 năm khởi nghĩa. Đội Hoàng Sa ở xã Vĩnh An tỉnh Quãng Ngãi bấy giờ đặt dưới sự kiểm soát của quân Tây Sơn. Hoạt động của đội Hoàng Sa vẫn tiếp tục và được chính quyền Tây Sơn quan tâm dù đang “lưỡng đầu thọ địch” với phía Bắc là nhà Trịnh, phía Nam là nhà Nguyễn.

Trước khi lên đường ra Hoàng Sa, ông Hà Liễu, cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) gửi đơn lên chính quyền Tây Sơn. Trong đơn có đoạn: “Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, các cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp”.

Nghi thức thả khinh thuyền Hoàng Sa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín/VNE

Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền - Hình 1

Nghi thức thả khinh thuyền Hoàng Sa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín/VNE

Ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (Năm 1786), quan Thái phó Tổng lý quân binh dân chức vụ thượng tướng công có chỉ thị gửi đội Hoàng Sa trả lời như sau: “Sai Hội đức hầu, cai đội Hoàng Sa luôn xem xét, đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cỡi 4 chiếc thuyền câuvượt biển, thẳng đến Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba cùng đá quý đều chở về kinh tập trung, nộp theo lệ. Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá sẽ bị trị tội…”.

Thời gian sau, nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn quản lý cả đất nước vào năm 1802, công cuộc khai thác, khẳng định chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa được đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa.

Chỉ một năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Quý hợi (1803), vua Gia Long cho củng cố lại đội Hoàng Sa. Sách Đại nam thực lục chính biên đệ nhất kỉ, quyển 12 chép rằng: “Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập lại đội Hoàng Sa”. Và vào tháng giêng năm Ất hợi (1815) vua Gia Long quyết định: “Sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình”.

Từ năm 1816, nhà vua còn cử cả thủy quân cùng đội Hoàng Sa ra đảo. Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long cũng ghi rõ sự kiện này. Giám mục Taberd đã viết: “Chỉ đến năm 1816 mà ngài (vua Gia Long – TG) đã long trọng treo tại đó (quần đảo Hoàng Sa – TG) lá cờ của xứ Đàng trong”. Ghi chép của nhà truyền giáo Gutzlaff cũng cho biết thêm rằng, thời Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo trợ người đ.ánh cá Việt Nam.

Ở đây cần nói thêm, những ghi chép của các tác giả phương Tây đương thời chỉ là ghi nhận sự kiện xảy ra. Vì không phải là những nhà nghiên cứu nên các tác giả trên không đề cập đến chủ quyền của Việt Nam đã có trên Hoàng Sa từ trước đó khá lâu.

Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền - Hình 2

Châu bản ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 16 về việc trị tội một số quan lại và xét thưởng một số dân binh

Xây miếu, trồng cây trên Hoàng Sa và Trường Sa

Các vị vua chúa Việt Nam rất quan tâm khẳng định chủ quyền tại 2 quần đảo này một cách lâu dài, ổn định. Đặc biệt là vua Minh Mạng (1791 – 1841). Từ thời vị vua này trở đi hoạt động của thủy quân trên đảo Hoàng Sa bên cạnh đội Hoàng Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thành lệ hàng năm. Lực lượng thủy quân giống như “lực lượng đặc biệt” gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương có nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo.

Các vua triều Nguyễn trực tiếp theo sát và ra các chỉ dụ rất cụ thể cho “lực lượng đặc biệt”. Vua Minh Mạng còn sát sao hơn, có chỉ dụ cho từng chuyến đi ra đảo.

Video đang HOT

Năm Minh Mạng thứ 16 (Năm 1835) nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu tại Hoàng Sa theo thể chếnhà đá. Sách Đại Nam thực lục chính biên, quyển 154 cho biết, mùa hạ năm đó nhà vua sai cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách tòa miếu cổ 7 trượng. Bên trái và phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu đều trồng các loại cây.

Sách Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông chép rằng, các quân nhân đến đảo thường mang theo hạt quả thủy nam rải ở trong và ngoài miếu cho cây mọc để tìm dấu mà nhận. Vua Minh Mạng cũng nói rõ, thuyền buôn đi qua đây thường bị hại, va phải đá ngầm chìm đắm nên trồng cây cốt làm dấu để nhận ra đảo mà tránh.

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua phê (châu phê): “Thuyền đi đến đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”. Cạnh đó, nhà vua còn ra các chỉ dụ thưởng phạt thường xuyên cho các chuyến công vụ ra đảo. Thông thường, dân binh đội Hoàng Sa luôn được thưởng từ 1 đến 2 quan t.iền và miễn thuế vì cực khổ vất vả theo đoàn. Còn các viên chỉ huy như cai đội, chánh suất đội, các viên chức tỉnh phái mà chậm trễ, lơ là đều bị trị tội rất nặng.

Theo Đại Nam thực lục chính biên, thời gian chuẩn bị đi Hoàng Sa và Trường Sa là từ hạ tuần tháng giêng. Ngay từ năm Minh Mạng thứ 15 nhà vua đã có chỉ dụ cho các tỉnh ven biển phải đóng 2 – 3 thuyền nhanh, tuyển mộ dân ven biển làm thợ lái, thủy thủ. Mỗi thuyền cần đủ 20 người làm thủy binh thuộc tỉnh để khi khẩn cấp sẽ tuần tiễu, thông báo, vận tải cho nhanh.

Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền - Hình 3

Châu bản thời nhà Nguyễn về Hoàng Sa

Ngoài việc tổ chức khai thác như trước kia, thời vua Minh Mạng còn xúc tiến các hoạt động đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia. Từ năm 1836 nhà vua còn quy chuẩn các hoạt động thể hiện chủ quyền. Châu phê của nhà vua năm Minh Mạng thứ 17 ghi rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc. Trên mặt bài khắc dòng chữ: “ Minh Mạng thập thất niên Bính thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chi thử, hữu chỉ đẳng tư” (Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ)”.

Mỗi năm, cột mốc đều ghi rõ niên hiệu, năm, chức vụ, họ tên viên chỉ huy “lực lượng đặc biệt” được phụng mệnh triều đình làm nhiệm vụ đ.ánh dấu để ghi nhớ. Theo những sử sách còn lưu giữ tên những người chỉ huy đội thủy quân đặc biệt của các năm như sau: Năm Minh Mạng thứ 16 là cai đội thuyền Phạm Văn Nguyên; năm Minh Mạng thứ 17 là chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật; năm Minh Mạng thứ 18 là thủy sư suất đội Phạm Văn Biện… Tính ra số đảo được đ.ánh dấu mốc rất lớn. Tuy nhiên, do trải qua nhiều biến cố lịch sử chiến tranh nên bị thất lạc không ít nên chưa tổng kết được có bao nhiêu đảo đã được cắm cột mốc.

(Còn nữa)

Duy Chiến

Theo_VietNamNet

Sẽ khó khăn, nhưng thành quả nhiều hơn mất mát

Tròn 1 tháng sau ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tính đến hôm qua 2-6, diễn biến tình hình trên Biển Đông vẫn còn hết sức phức tạp. Công tác đấu tranh của Việt Nam trên khía cạnh ngoại giao đang được tiến hành khẩn trương hơn, với nguyên tắc không thay đổi là kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Báo ANTĐ có cuộc trao đổi riêng với ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

Sẽ khó khăn, nhưng thành quả nhiều hơn mất mát - Hình 1

Guồng máy ngoại giao đang "chạy hết công suất"

- PV: Từng là cán bộ ngoại giao lâu năm và dày dặn kinh nghiệm, ông đ.ánh giá thế nào về guồng máy ngoại giao Việt Nam trong việc đấu tranh mạnh mẽ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc?

- Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao: Tôi từng có hơn 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao, đã trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh ngoại giao căng thẳng. Tuy nhiên lần này tôi thấy hoạt động ngoại giao của ta lại một lần nữa diễn ra rất khẩn trương và dồn dập. Gần 30 lần tiếp xúc chỉ với riêng phía Trung Quốc đã chứng tỏ guồng máy đang chạy hết công suất. Do phía Trung Quốc không chịu tiếp thu và luôn áp đặt, guồng máy ngoại giao Việt Nam cần phải tìm kiếm sự ủng hộ khác của quốc tế.

Đầu tiên là ASEAN, ở diễn đàn khu vực này chúng ta đã có những bài phát biểu đanh thép của Thủ tướng và nhận được nhiều ủng hộ của dư luận. Và sự ra đời tuyên bố chung của ASEAN là một thành công lớn của ngoại giao Việt Nam. Tại một số diễn đàn khác ta cũng thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận như Diễn đàn kinh tế thế giới tại Philippines. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định trước thế giới về tình hình nghiêm trọng do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như các lập trường rõ ràng dứt khoát của Việt Nam đối với vấn đề này.

Tại Diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La, ta cũng tranh thủ được những chính khách hàng đầu của các quốc gia lớn trên thế giới bày tỏ rõ thái độ phê phán mạnh mẽ Trung Quốc. Một hoạt động ngoại giao khác là Đại sứ quán Việt Nam tại các nước cũng đã có những buổi họp báo để thông báo tình hình hay các bài viết đáp trả đanh thép mọi luận điệu sai trái của Trung Quốc, như với trường hợp của 2 đại sứ Việt Nam tại Mỹ và Indonesia. Lãnh đạo Bộ ngoại giao và các vị đại sứ ta tại nhiều nước đã có những hoạt động mà tôi đ.ánh giá là chủ động rất cao khi trả lời phỏng vấn trực tiếp và thông báo tình hình cho cơ quan báo chí. Cơ quan đại diện của ta tại Liên hợp quốc cũng đã gửi công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối hành vi của Trung Quốc đến Tổng thư ký Liên hợp quốc và 190 quốc gia thành viên.

Đó là đấu tranh ngoại giao trực diện. Còn về đấu tranh ngoại giao pháp lý, ta cũng cần nghiên cứu nếu khởi kiện Trung Quốc thì chọn tòa án nào và khởi kiện về vấn đề gì để đảm bảo Trung Quốc không thể viện dẫn quyền bảo lưu của họ nhằm trốn tránh có mặt tại tòa án quốc tế. Ta cũng xác định rằng, đấu tranh pháp lý có thể chưa có kết quả ngay, nhưng ít nhất nó cũng tạo ra những dư luận có lợi cho Việt Nam, đó cũng là một kênh ngoại giao rất quan trọng.

- Trung Quốc đang tự đ.ánh mất hình ảnh nước lớn trên trường quốc tế cũng như khu vực khi có những hành xử nhỏ nhen và không chính nghĩa, hung hăng ức h.iếp nước nhỏ như vừa qua?

- Qua sự việc này ta có thể thấy rõ những gì Trung Quốc nói lâu nay khác xa với những gì Trung Quốc làm. Ví dụ như họ ra sức quảng bá về việc "trỗi dậy hòa bình"; "16 chữ vàng và 4 tốt" hay tất cả những gì mà họ từng cam kết thì nay đã lộ mặt thật. Họ mang giàn khoan, mang tàu vào thềm lục địa của Việt Nam, không chỉ có tàu dân sự mà còn cả tàu quân sự. Thậm chí họ còn dọa dẫm bằng cách đ.âm chìm tàu cá của Việt Nam. Khi các nhà báo trong nước và nước ngoài trực tiếp chứng kiến những xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc và đưa thông tin này ra toàn thế giới thì bản chất của Trung Quốc đã không thể che đậy được nữa. Nói cách khác, những hành động xâm phạm của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam vừa rồi đã làm đổ vỡ lòng tin của các quốc gia láng giềng, bạn bè xung quanh. Kể cả các nước lâu nay vẫn giữ thái độ kiềm chế và trung lập với Trung Quốc thì nay cũng không thể không lên tiếng trước những hành vi sai trái này, ví dụ như Singapore hay Indonesia... Họ có thể nhìn thấy rằng, một khi Trung Quốc đã xâm phạm Việt Nam như vậy, nếu họ không phản đối thì chẳng mấy chốc Trung Quốc cũng sẽ xâm phạm chính đất nước của họ.

Người dân Trung Quốc sẽ hiểu ra sự thật

- Dường như dư luận nhân dân Trung Quốc ở trong nước họ khó tiếp cận những thông tin khách quan từ phía Việt Nam?

- Thực tế người dân Trung Quốc bị chính nhà nước của họ bưng bít và đ.ánh lừa quá nhiều. Ví dụ như năm 1979 Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam. Lúc đó hơn 60 vạn quân Trung Quốc ồ ạt đ.ánh vào các tỉnh biên giới phía Bắc. Rõ ràng họ tấn công chúng ta nhưng lại nói với nhân dân Trung Quốc rằng đây là cuộc phản kích tự vệ. Nói cách khác, họ muốn tuyên truyền rằng Trung Quốc bị Việt Nam tấn công trước. Chính vì thế suốt một thời gian dài nhân dân Trung Quốc vẫn tưởng rằng Việt Nam cố tình gây hấn. Đó là thủ đoạn quen thuộc của Trung Quốc, họ làm nhưng lại đổ vấy cho người khác.

Hiện nay các mạng xã hội ở Trung Quốc bị kiểm soát rất chặt chẽ và người dân chỉ nhận được những thông tin mà nhà nước muốn họ phải nhận. Tuy nhiên, tôi nghĩ nhân dân Trung Quốc chỉ cần có tư duy bình thường là sẽ hiểu bản chất vấn đề. Hiện nay khá nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng ý thức được rằng sự thật nằm ở đâu trong vụ việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào hạ đặt tại vùng biển Việt Nam. Nhiều học giả Trung Quốc bắt đầu lên tiếng. Riêng với Việt Nam, chúng ta không bao giờ vu cáo Trung Quốc, nhưng mặt khác chúng ta cũng cần có nhưng kênh thông tin để nói cho nhân dân Trung Quốc hiểu rõ vấn đề. Điển hình như chúng ta có thể tăng cường giao tiếp với các mạng xã hội của Trung Quốc bằng ngôn ngữ của họ giúp họ có thể tiếp cận với sự thật.

- Ông đ.ánh giá như thế nào về việc cố tình đưa những thông tin gian dối của chính quyền Trung Quốc cho người dân của họ?

- Với nhà cầm quyền Trung Quốc, việc cố tình đưa những thông tin sai lệch, một chiều như hiện nay thì chính họ sẽ kích động sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thực tế điều đó đang tồn tại rất mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi tin đa số nhân dân Trung Quốc sẽ tỉnh táo chứ không dễ gì bị đ.ầu đ.ộc bởi những thông tin sai trái như vậy. Với một đường lưỡi bò "liếm" dài xuống tận các vùng biển phía Nam như hiện nay thì bất cứ ai cũng thấy đó là điều hoàn toàn phi lý, thiếu logic. Hơn nữa một quốc gia đứng thứ nhì thế giới về kinh tế và có tiềm lực quân sự phát triển rất mạnh như Trung Quốc không lẽ bị hết nước này đến nước khác bắt nạt? Đó là điều mà người dân Trung Quốc bình thường cũng không thể nào tin được.

Sẽ khó khăn, nhưng thành quả nhiều hơn mất mát - Hình 2

Hình ảnh các tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Kiểm ngư,

Cảnh sát biển và tàu cá Việt Nam khiến dư luận thế giới phẫn nộ

Nguy cơ luôn đi kèm cơ hội

- Căng thẳng trên Biển Đông leo thang có thể dẫn tới việc Trung Quốc trả đũa kinh tế đối với Việt Nam? Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

- Nếu xét về cục bộ thì tôi cho rằng điều này có thể xảy ra. Ví dụ như một số dự án tại Việt Nam mà Trung Quốc trúng thầu vừa rồi họ đã vin vào cớ một số công nhân Việt Nam thiếu hiểu biết bị kẻ xấu kích động đ.ập p.há tài sản để rút nhân viên về nước. Mặc dù ta đã kịp thời ngăn chặn nhưng họ cố tình thổi phồng, nghiêm trọng hóa vấn đề để gây khó khăn, gây sức ép cho chúng ta. Sở dĩ tôi nói như vậy vì tôi đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù họ cũng bị thiệt hại nhưng họ không hành xử như phía Trung Quốc. Các doanh nghiệp này nhìn nhận đây là một sự cố và vẫn luôn có niềm tin vào chính sách cũng như các biện pháp giải quyết mà các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đưa ra để xử lý triệt để vấn đề.

Thêm nữa, với Việt Nam thì Trung Quốc không phải một nhà đầu tư lớn nên những tác động (nếu có) từ việc trả đũa kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tất nhiên quan hệ thương mại cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhưng cần phải nhìn nhận ở chỗ, mối quan hệ này đang khiến Trung Quốc có lợi nhiều hơn vì Việt Nam đang nhập khẩu khá nhiều hàng hóa của Trung Quốc, vì thế họ không dại gì tự bỏ đi món lợi này. Bản thân người Trung Quốc cũng hiểu rằng cần giới hạn những xung đột hiện nay chứ không thể để lan ra những lĩnh vực khác.

Về phía Việt Nam tôi cho rằng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp hay người nông dân Việt Nam tính toán lại để tránh bị động. Giống như 2 mặt của một vấn đề, nguy cơ bao giờ cũng đi kèm cơ hội. Chúng ta nhớ lại cách đây 20 năm khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, lúc đó kinh tế của chúng ta gắn với khối XHCN và Việt Nam đứng trước nguy cơ rất lớn về ảnh hưởng nền kinh tế. Nhưng chính điều đó đã thúc đẩy ta đổi mới mạnh mẽ. Khi nền kinh tế của ta bị ảnh hưởng thì chúng ta đã có những bước đi khác, mở rộng quan hệ, phá thế bao vây cấm vận, bình thường hóa quan hệ với các nước và phát triển như hiện nay.

- Vấn đề tự chủ về kinh tế, tránh lệ thuộc vào nước ngoài, nhất là Trung Quốc, được đặt ra nhiều lần. Ông nhận định thế nào khi đến nay bài toán này vẫn chưa có lời giải?

- Tôi cho rằng vấn đề này tồn tại là do ta thiếu sự quyết tâm. Khi mọi thứ vẫn diễn ra bình thường thì người ta thấy chưa có nhu cầu phải thay đổi. Nhưng một khi đã bị đẩy vào thế bí, lúc đó chúng ta mới có động cơ mạnh mẽ để thoát khỏi tình thế. Việc tránh lệ thuộc đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tái cấu trúc, tất nhiên có thể sẽ có những khó khăn khủng hoảng, nhưng chắc chắn khi đã đi vào ổn định thì thành quả đạt được sẽ nhiều hơn những gì mất mát. Giống như những gì tôi đã nói ở trên, sự cố lần này sẽ tạo cho chúng ta một suy nghĩ mới để phải thay đổi. Sau một cuộc phẫu thuật cắt bỏ những khối u, tuy đau đớn nhưng cơ thể sẽ hồi phục và mạnh mẽ hơn, nhất là khi ta đã có bài học trong quá khứ. Kinh tế Việt Nam đã có lúc nguy cấp, tưởng chừng đổ vỡ đến nơi nhưng cuối cùng chúng ta vẫn vượt qua.

Vai trò của cộng đồng quốc tế

- Từng là Đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản, ông đ.ánh giá thế nào về vai trò của Nhật Bản ở châu Á?

- Người Nhật đã có thời kỳ quân phiệt, nhưng sau chiến tranh Nhật Bản có hiến pháp hòa bình và họ tuân thủ điều đó cộng thêm những cơ chế quốc tế ràng buộc nên tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn yên tâm về sự phát triển của Nhật Bản. Chính vì vậy chúng ta đã ủng hộ Nhật trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi Liên hợp quốc được cải tổ. Mặc dù chúng ta cũng từng là nạn nhân của chủ nghĩa phát xít, nhưng người Nhật đã thay đổi tư duy và suy nghĩ để xây dựng một nước Nhật Bản hòa bình, phát triển thịnh vượng, đồng thời hành xử như một quốc gia có trách nhiệm. Những gì nước Nhật đã làm được, chúng ta luôn ủng hộ bởi những đóng góp của họ là rất tích cực cho thế giới và khu vực. Trong những tranh chấp trên biển hiện nay, Nhật Bản cũng luôn tán thành những biện pháp hòa bình giống Việt Nam. Họ cũng thấy rất rõ ai là kẻ đi bắt nạt và ai là người bị bắt nạt. Nước Nhật cũng có lợi ích rất lớn tại Biển Đông về tự do và an ninh hàng hải, bởi 70% hàng hóa của Nhật đi qua khu vực này. Việc Nhật Bản tích cực ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình là điều rất đáng trân trọng.

- Tổng thống Hoa Kỳ đã lên tiếng và có cảnh báo. Liệu Hoa Kỳ đóng vai trò như thế nào trong những diễn biến có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông?

- Trong nhiều năm sau chiến tranh, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ phát triển tốt. Cả 2 nước đã nâng mức quan hệ lên thành đối tác toàn diện. Tôi cho rằng Mỹ có lợi ích trong vấn đề Biển Đông. Miễn là những lợi ích của Mỹ không xâm phạm đến quyền lợi và chủ quyền của Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn tán thành sự phê phán Trung Quốc vừa qua của họ. Họ cũng thúc giục không chỉ riêng Việt Nam mà ngay cả ASEAN đẩy mạnh đàm phán đi đến ký kết Bộ quy tắc ứng cử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực, tôi cho rằng đó cũng là một hành động có trách nhiệm.

- ASEAN cần mạnh mẽ hơn trước những yêu sách chủ quyền vô lối của Trung Quốc, điều này ông đ.ánh giá thế nào?

- Tôi cho rằng khó có thể đòi hỏi một sự lên tiếng mạnh mẽ hơn trong cả tập thể ASEAN như đối với từng quốc gia riêng lẻ. Bởi ta có thể thấy ngay trong khối, mỗi quốc gia cũng có những lợi ích khác nhau, có mối quan hệ khác nhau với Trung Quốc. Riêng việc sau 20 năm khối ASEAN đã ra được một tuyên bố chung như vừa qua tôi cho đã là một thành công rất lớn. Ít nhất Trung Quốc cũng phải hiểu rằng ASEAN đã có một sự đoàn kết trước những việc làm sai trái của họ tại Biển Đông. Và bản thân ASEAN cũng nhận ra một điều, nếu cứ đi riêng lẻ từng nước và không chịu tập hợp lại thì sớm muộn họ cũng sẽ bị Trung Quốc lấn át như bẻ từng chiếc đũa. Nhất là khi ASEAN muốn trở thành một thực thể có vai trò ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới thì tiếng nói càng phải mạnh mẽ hơn nữa. Xu thế chung của ASEAN chắc chắn sẽ đoàn kết hơn và điều mấu chốt là ta phải cùng ASEAN xây dựng được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Trung Quốc sẽ không từ bỏ mưu đồ

- Dự đoán của ông căng thẳng Biển Đông còn leo thang đến mức nào?

- Trên Biển Đông hiện nay Việt Nam đang hết sức kiềm chế, ngược lại Trung Quốc tỏ ra khá hung hăng, nhưng Trung Quốc mới chủ yếu đe dọa chứ chưa dùng biện pháp quân sự. Tôi cho rằng đó là giới hạn của cả hai bên. Một giới hạn khác là uy tín của Trung Quốc sau sự việc này đã bị sứt mẻ rất nhiều. Từ chỗ một quốc gia hay rao giảng về hòa bình thì hiện nay đã bị thế giới và khu vực hoài nghi rõ rệt, thậm chí không còn mấy ai tin nữa. Chắc chắn bây giờ họ đã nhận thấy điều đó và sẽ phải điều chỉnh, hiện nay họ đã thấy rõ gần như không còn bạn và không còn láng giềng thân thiện xung quanh.

Nhưng còn vấn đề tranh chấp thì họ sẽ thay biện pháp này bằng một biện pháp khác chứ mưu đồ không dễ gì từ bỏ. Vì thế ta cũng xác định việc đấu tranh về vấn đề chủ quyền là vấn đề lâu dài. Một giới hạn nữa là đối thủ của Trung Quốc chính là Mỹ. Cả hai nước vẫn có sự kiềm chế nhau, vì thế chắc chắn Trung Quốc sẽ không để tình hình đi quá giới hạn và tạo cho Mỹ một cơ hội để can thiệp sâu vào khu vực, nhất là trong lúc này Mỹ đã gắn kết được các đồng minh tại châu Á và quan hệ hữu nghị với các nước khác ở khu vực.

Ngoài ra Trung Quốc còn có nhiều vấn đề nội bộ, do họ phát triển quá nhanh nên cũng tạo ra sự phân hóa xã hội rất lớn. Các giai tầng, hay các sắc tộc và khác khu vực cũng phân hóa rõ rệt... Sự phân hóa này nếu để kéo dài sẽ gây bất ổn vô cùng nặng nề. Nếu Trung Quốc cứ cố tình lao vào một cuộc tranh chấp lớn sẽ dẫn đến không kiểm soát được, đặc biệt nếu dẫn đến xung đột quân sự dẫn đến tiêu phí nguồn lực đất nước thì chắc chắn rối loạn nội bộ sẽ bùng nổ.

- Về khả năng khởi kiện Trung Quốc, theo ông đ.ánh giá, Việt Nam đã từng có nghiên cứu chưa và khả năng thực hiện theo đúng quy tắc tố tụng của một cơ quan tài phán quốc tế phức tạp tới mức nào?

- Tôi khẳng định cho tới thời điểm này, khả năng Việt Nam khởi kiện Trung Quốc đã sẵn sàng. Về mặt pháp lý là chúng ta đúng. Tôi lấy ví dụ, bấy lâu nay Trung Quốc vẫn rêu rao 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Rồi họ lấy đảo Tri Tôn làm chuẩn và vẽ ra xung quanh phạm vi 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Đó là điều vô lý bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định rất rõ các đảo chỉ có vùng đặc quyền kinh tế khi có đời sống kinh tế riêng, trong khi Tri Tôn không thể đáp ứng các điều kiện đó. Thêm nữa, về mặt lịch sử chúng ta cũng có bằng chứng rõ ràng. Bản thân Hoàng Sa của chúng ta bị họ sử dụng vũ lực cưỡng chiếm từ năm 1974 hay một số đảo trong quần đảo Trường Sa bị họ đ.ánh chiếm từ năm 1988.

Chính ông Đặng Tiểu Bình cũng đã từng tuyên bố, những lãnh thổ bị đ.ánh chiếm bằng vũ lực thì không bao giờ được công nhận chủ quyền. Những tài liệu và bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản cũng chỉ ghi nhận điểm cực Nam của họ đến đảo Hải Nam là hết. Những bản đồ chúng ta có và những bản đồ mà các nước trên thế giới hiện còn lưu giữ cũng thể hiện trong lịch sử Trung Quốc không có và chưa bao giờ có bất cứ quyền gì với 2 quần đảo này. Vấn đề Trung Quốc đòi chủ quyền mới chỉ đặt ra về sau này khi từ năm 1947 bỗng dưng một nhân vật trong chính giới của Trung Quốc đưa ra một bản đồ có vẽ đường lưỡi bò. Nhưng đường lưỡi bò này cũng không có giá trị bởi nó không hề nêu được kinh độ, vĩ độ một cách chính xác. Nói tóm lại đây là sự xuyên tạc một cách tùy tiện và không có cơ sở.

-Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Người Việt có thể học từ cả Nhật và Mỹ

- PV: Từ thời Minh Trị, Nhật Bản đã có chủ trương hướng sang phương Tây để phá bỏ những rào cản cũ ảnh hưởng Nho giáo của Trung Quốc? Việt Nam có nên đi theo hướng đó?

- Ông Nguyễn Phú Bình: Người Nhật quan niệm thoát khỏi ảnh hưởng của Nho giáo là thoát khỏi những tư tưởng cổ hủ, những cách học theo kiểu "tầm chương trích cú". Họ hướng tới phương Tây nhằm hướng tới cái thực học, những ý tưởng sáng tạo có thể giúp ích để có thể đưa vào ứng dụng được chứ không phải theo lối mòn. Việt Nam cũng cần học tập điều đó. Cách đây hơn 100 năm, tác giả Fuzukawa Yukichi đã đăng tải một luận thuyết gọi là "Thoát Á luận". Bối cảnh nước Nhật lúc đó rất tối tăm, nhưng chính nhờ tư tưởng này nước Nhật đã đổi mới và phát triển hùng mạnh như hiện nay. Vì thế trước mắt chúng ta cần thay đổi, nhưng phải linh hoạt và có định hướng trước tiên là ở vấn đề giáo dục nâng cao dân trí. Đây chính là nền tảng đưa đến những thay đổi cơ bản trong một đất nước. Tôi lấy ví dụ: nếu người dân chúng ta cũng có được sự hiểu biết, có dân trí cao thì sẽ không có những vụ đ.ập p.há doanh nghiệp như vừa xảy ra tại Hà Tĩnh, Bình Dương. Dân trí cao cũng sẽ xây dựng được một tinh thần thượng tôn pháp luật và vì cộng đồng. Nếu nước Mỹ đề cao tính cá nhân thì người Nhật lại đề cao tính tập thể, cộng đồng. Tôi cho rằng người Việt chúng ta có thể học tất cả những điều hay ở cả Mỹ và Nhật theo hướng có chọn lọc, đó là ta học sự năng động của phương Tây và cả ý thức cộng đồng của người Nhật. Chúng ta không nên đề quá cao một hình mẫu nào đó làm chuẩn mực và rập khuôn theo. Bởi vì người Nhật cũng có những nhược điểm nhất định, đó là sự máy móc cứng nhắc, quy định như thế nào thì họ làm đúng như vậy và không có sự linh hoạt, uyển chuyển. Như vậy, tôi cho rằng việc thay đổi trước tiên nằm ở vấn đề giáo dục, đây là nhân tố quan trọng nhất.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi
09:38:15 28/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu
09:20:16 28/06/2024
Diễn biến mới vụ b.é t.rai người Nhật bị đuối nước tại resort ở Mũi Né
14:50:42 27/06/2024
Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét
15:02:46 27/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp
18:12:10 28/06/2024

Tin đang nóng

Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024
Thông tin chính thức về nghi vấn Thúy Ngân đã âm thầm sinh con đầu lòng
19:32:08 28/06/2024
Thảm đỏ thất vọng nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi bị 1 sao nữ lấn át hoàn toàn, Đường Yên lộ dáng gầy g.ây s.ốc
19:27:32 28/06/2024
2 quý tử nhà Jeon Ji Hyun lần đầu lộ diện, visual ra sao mà gây bão mạng?
20:51:26 28/06/2024
Mỹ nhân phim Việt xuống sắc đến không nhận ra, bị chê già đi vài t.uổi chỉ vì thay đổi kiểu tóc
19:44:35 28/06/2024
Sao nữ gen Z bị tố là "tiểu tam", thản nhiên cùng chồng mỹ nhân Câu Chuyện Hoa Hồng vào khách sạn
19:37:07 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
Anh Jae Hyun sau 5 năm ly hôn Goo Hye Sun
21:12:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy

17:23:03 28/06/2024
Trước sự việc trên, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức lại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị chức năng để giải quyết dứt điểm các nội dung được dư luận phản ánh.

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?

17:15:46 28/06/2024
Theo phản ánh của phụ huynh, mã đề thi 119 môn toán kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đắk Đắk bị lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi.

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Tài xế xe đầu kéo chấp tay lạy vợ chồng người đi xe máy bị nạn

19:43:00 27/06/2024
Chiều 27-6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 14 đoạn qua phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột làm hai vợ chồng thương vong.

Một n.ữ s.inh lỡ thi do tai nạn giao thông

19:40:46 27/06/2024
Vụ tai nạn khiến 2 bố con ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu. Người bố bị thương khá nặng còn con gái bị thương nhẹ nhưng lỡ mất buổi thi môn toán.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm

16:12:28 27/06/2024
Thông tin từ lãnh đạo phường Minh Phương (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Công an TP. Việt Trì đang điều tra nghi vấn cháu bé 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành.

70 công nhân ở một nhà máy đóng tàu tại Hải Phòng đi cấp cứu sau bữa trưa

16:00:24 27/06/2024
Tuy nhiên, những người này vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi sức khỏe ổn định. Đồng thời, cần làm rõ tác nhân gây ra biểu hiện bệnh lý của 70 công nhân này.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động du lịch ở Tuần Du lịch Quảng Bình năm 2024

Du lịch

00:55:09 29/06/2024
Tuần du lịch Quảng Bình sẽ được tổ chức từ ngày 6 - 13/7 với nhiều hoạt động về du lịch, văn hóa, nghệ thuật độc đáo, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới.

11 ngôi sao gây thất vọng sau vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

23:44:34 28/06/2024
Câu chuyện của các bảng đấu của EURO 2024 đã khép lại với những bất ngờ thú vị từ những ngựa ô, cũng như sự sa sút khó hiểu của những ông lớn.

Khai quật ngôi mộ cổ bí ẩn tìm thấy 'kho báu' chứa đầy vàng

Lạ vui

23:18:26 28/06/2024
Một nhóm khảo cổ học người Ba Lan và Armenia đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng trong quá trình khai quật ở Metsamor, Armenia.

Review The Secret Of Us tập 2: Earn xin lỗi bác sĩ, tình địch xuất hiện

Phim châu á

23:14:13 28/06/2024
Đoạn đối thoại giữa bà Russamee Thananusak và Earn là nút thắt kịch tính bởi tạo thêm tình huống để diễn viên thể hiện tâm lý nhân vật. Khi hay tin Fahlada đang hẹn hò, Earn rơi vào trạng thái băn khoăn, ngờ vực.

Chông gai đầu tiên của các "Anh tài": Dài cổ chờ 2 tiếng chưa thấy MV đâu!

Tv show

23:12:59 28/06/2024
Vào tầm lúc 19h30, fanpage chương trình đã đưa ra thông báo MV hoãn giờ công chiếu nhưng không nói cụ thể cột mốc thời gian mới, chỉ khẳng định vẫn sẽ lên sóng trong tối 28/6.

MC Minh Trang thời sự 19h ngoài đời khác hẳn trên sóng VTV, Võ Hoài Nam suy tư

Sao việt

23:09:43 28/06/2024
MC Minh Trang - gương mặt quen thuộc của bản tin Thời sự 19h của VTV cuốn hút khi đăng ảnh ngoài đời. Vua bãi rác Võ Hoài Nam triết lý về hạnh phúc.

3 món ngon dễ làm lại cực kỳ đưa cơm từ loại quả mùa hè thanh mát, giải nhiệt

Ẩm thực

22:37:56 28/06/2024
Đang vào mùa sấu, bạn có thể tranh thủ làm 3 món ngon từ loại quả mùa hè này. Quả sấu thanh mát, giải nhiệt dùng để chế biến món ăn ngon cực kỳ đưa cơm dưới đây.

Em Chè ĐTCL livestream giải đề thi THPT quốc gia, điểm số khiến người xem phải giật mình bất ngờ

Netizen

22:25:32 28/06/2024
Là một trong những nhân tố đầy triển vọng trong bộ mônĐấu Trường Chân Lý,Em Chèluôn biết cách thu hút người xem bằng những content đầy sáng tạo và thậm chí, không kém phần độc lạ ở thời điểm hiện tại.

Sốc: Jisoo (BLACKPINK) xuất hiện trong hồ sơ tội phạm ở phim tài liệu

Hậu trường phim

22:14:51 28/06/2024
Trong 1 phân cảnh, ekip Detective Brooks Stories g.ây s.ốc khi sử dụng hình ảnh Jisoo (BLACKPINK) để minh họa cho phần hồ sơ của... 1 nữ tội phạm.

Cosplay sát thủ Akali, người đẹp khoe lưng trần nuột hơn AI

Cosplay

22:14:02 28/06/2024
Trong LMHT,Akalilà vị tướng nữ được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Không những có tạo hình mạnh mẽ, xinh đẹp và đầy cá tính, nữ ninja còn sở hữu cho mình bộ kỹ năng rất mạnh.

Dàn sao trẻ sáng bừng màn ảnh trong bom tấn phòng vé dịp hè 'Lốc xoáy tử thần'

Phim âu mỹ

21:54:09 28/06/2024
Mùa hè năm nay, điện ảnh Hollywood sẽ mang trở lại màn ảnh một tác phẩm hứa hẹn của thể loại phim thảm họa, với quy mô và kinh phí đầu tư khủng.