“Các vấn đề và giải pháp an toàn bảo mật thông tin cho cơ quan báo chí”
Ngày 14/7/2014, tại Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức khóa học “Các vấn đề và giải pháp an toàn bảo mật thông tin cho cơ quan báo chí”.
ảnh minh họa
Với mục đích hỗ trợ, chia sẻ kiến thức nhằm tăng cường kỹ năng an toàn bảo mật thông tin phục vụ hoạt động tác nghiệp của đội ngũ phóng viên Báo Nhân dân, khóa học được Học viện thiết kế với hai mảng nội dung chính gồm: Đánh giá tổng quan về nguy cơ, tác hại của mất an toàn an ninh thông tin cũng như thực trạng an toàn an ninh thông tin trên thế giới; Vấn đề về bảo mật an toàn thông tin cho tổ chức, cá nhân; Bảo mật hạ tầng mạng; Các kỹ thuật bảo mật ứng dụng… Khóa học trong 2 ngày, các học viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản, thông tin cập nhật về lĩnh vực an toàn thông tin để các phóng viên có thể vận dụng hiệu quả, thuận lợi cho hoạt động tác nghiệp hàng ngày.
Video đang HOT
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Khánh đánh giá cao sự giúp đỡ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đối với hoạt động quan trọng và rất ý nghĩa này. Ông Lê Quốc Khánh mong muốn qua khóa học này, các phóng viên của Báo vừa tăng cường, cập nhật nâng cao kỹ năng an toàn thông tin vừa nâng cao ý thức trong việc đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. Và Báo Nhân dân mong muốn tiếp tục có những hợp tác chặt chẽ với Học viện trong hoạt động về an toàn thông tin trong thời gian tới.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: Trong giai đoạn hiện nay, khi vai trò của công tác an toàn thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội việc phối hợp giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với Báo Nhân dân là hoạt động có ý thiết thực và kịp thời. Cũng theo Thứ trưởng, trong thời gian tới, với vai trò, nhiệm vụ là đơn vị nghiên cứu, đào tạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện cần tăng cường hơn nữa hoạt động hỗ trợ các cơ quan báo chí truyền thông mở rộng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng an toàn bảo mật thông tin cho đội ngũ cán bộ, phóng viên.
Theo Việt Báo
Sự khác nhau giữa tội phạm mạng và chiến tranh mạng
Có những khái niệm khác nhau của một cuộc tấn công mạng có thể giúp chúng ta hiểu được sự khác nhau này, đó là chính các mục tiêu và những kẻ đứng cuộc tấn công cũng như các công cụ được sử dụng. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất mà gây ảnh hưởng tới các yếu tố trên là mục định.
Tôi tin rằng sự khác biệt này quan trọng bởi vì chính nó sẽ giúp chúng ta xác định được các mối đe dọa. Có rất nhiều báo cáo về những tổ chức khác nhau đang là nạn nhân của các cuộc tấn công, hay các báo cáo về các tổ chức tội phạm mạng đang bị phanh phui. Và mặc dù biết được những kẻ tội phạm là ai thì có thể cũng không giúp chúng ta ngăn chặn một cuộc tấn công mạng xảy ra nhưng nó có thể cho phép chúng ta đánh giá và năm được tình hình được nếu chúng ta trở thành một mục tiêu tiềm năng.
Sự khác nhau giữa tội phạm mạng và chiến tranh mạng
Ví dụ, khi một mối đe dọa từ nước A đang tiến hành một cuộc tấn công nhắm vào một số công ty nào đó trong nước B, nó sẽ được tính là chiến tranh không gian mạng hay tội phạm mạng? Câu trả lời, một lần nữa, phụ thuộc vào mục đích của cuộc tấn công đó.
Chiến tranh không gian mạng, đó là các cuộc tấn công có động cơ chính trị nhằm vào một tổ chức nào đó, cuộc tấn công có thể phá hủy dữ liệu hoặc thậm chí gây thiệt hại cả về vật chất và cơ sở hạ tầng của một quốc gia cụ thể. Vì vậy, trong ví dụ ở trên, nếu mục tiêu của cuộc tấn công là để phá hủy dữ liệu của công ty hoặc cơ sở hạ tầng của họ với một mục đích chính trị, nó có thể được coi là một hành động chiến tranh không gian mạng.
Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công được thực hiện để ăn cắp thông tin từ các công ty với mục đích tài chính hoặc chỉ là để thể hiện thì nó nên được coi là một hình thức của tội phạm mạng. Trước đây, các cuộc tấn công của tội phạm mạng chủ yếu nhằm ảnh hưởng đến càng nhiều người dùng cá nhân càng tốt, tuy nhiên hiện nay tội phạm mạng đang nhắm đến một mục tiêu lớn hơn và tốt hơn là các công ty, doanh nghiệp.
Kết luận và ý nghĩa
Mặc dù mục tiêu cuối cùng là khác nhau nhưng có một sự trùng lặp rõ ràng giữa hai khái niệm, đó là thu thập thông tin. Ví dụ, thu thập thông tin nội bộ để có được tiền là mục tiêu của tội phạm mạng, nhưng với chiến tranh mạng, các chương trình tương tự có thể chỉ là một phần nhỏ của cuộc trinh sát cho một hoạt động lớn lao hơn. Vì vậy, nếu chúng ta nhìn nhận chính xác hơn về nó, một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu riêng lẻ chỉ đơn giản là một công cụ để đạt được mục đích. Các cấu trúc, kỹ thuật và các công cụ sử dụng có thể giống nhau, nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, việc phân biệt hai thuật ngũ này không hẳn là quan trọng, nhưng nó lại quan trọng để biết làm thế nào bạn có thể tự bảo vệ mình cũng như hệ thống mạng của mình, doanh nghiệp mình.
Thep NTD/Security Daily
Dùng smartphone an toàn, cách nào? Trước tình trạng ngày càng nhiều smartphone bị tấn công bằng mã độc, chuyên gia bảo mật bày cách sử dụng smartphone an toàn. Hình minh họa Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng công ty Bkav cho hay, tội phạm mạng đang tích cực sử dụng các mã độc tấn công điện thoại để tiến hành đánh...