Các ứng dụng “hàng giả, hàng nhái” tràn lan trên iOS, Android
Tội phạm mạng đang sử dụng các trang web ứng dụng của bên thứ ba để rao bán các phiên bản giả mạo, hoặc vi phạm bản quyền của hầu như tất cả các ứng dụng trả tiền phổ biến khác trên kho ứng dụng Google Play và Apple App Stores.
Theo phát hiện của hãng phần mềm Arxan (Mỹ), hành vi này cũng giống như những gì mà nghiên cứu hồi năm ngoái phát hiện ra. Trong tổng số 230 ứng dụng – bao gồm 100 ứng dụng trả phí hàng đầu và 15 ứng dụng miễn phí hàng đầu của hai kho ứng dụng dành cho Android và iOS – Arxan đã phát hiện ra 100% các ứng dụng trả phí hàng đầu trên Android và 56% ứng dụng trên iOS đều đã bị giả mạo trên chợ đen.
Đối với các ứng dụng miễn phí, hãng phân tích nhận ra có tới 73% trong số 15 ứng dụng Android hàng đầu xuất hiện dưới dạng các phiên bản “ma” trên các kho ứng dụng của bên thứ ba, tỷ lệ này trên iOS là 53%. Arxan cũng xem xét 20 ứng dụng tài chính phổ biến trên mỗi nền tảng và phát hiện ra một nửa trong số các ứng dụng Android tồn tại ở các phiên bản bị tấn công.
Video đang HOT
“Việc các ứng dụng “bẻ khoá” được sử dụng phổ biến đã đặt ra mối nguy hiểm thực sự vì hiện nay tỷ lệ sử dụng smartphone và tablet đã tăng cao tại công sở và ở nhà”, Giám đốc công nghệ Kevin Morgan của Arxan nói.
“Không chỉ việc đánh cắp IP khiến các tổ chức mất hàng triệu USD mỗi năm, mà các ứng dụng không được bảo vệ này ẩn chứa nhiều rủi ro, như bị cài mã độc hoặc cài đặt đảo ngược – cho phép hacker phân tích mã và phá vỡ hàng rào bảo mật hoặc phát hiện các nguyên tắc kinh doanh, cho phép chúng truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm của công ty”.
Chính vì thế, người dùng cần thận trọng với những mối đe doạ này. Trên iOS, mọi người thậm chí không thể sử dụng cửa hàng bên thứ ba trừ phi là thiết bị bẻ khoá ( jailbreak). Apple kiểm soát mọi ứng dụng trong App Store của hãng và loại bỏ bất cứ ứng dụng nào bị phát hiện là hàng giả hoặc hàng nhái.
Mặc dù với nền tảng Android, phần lớn người dùng không mấy khi gặp phải các ứng dụng dởm này, tuy nhiên Google vẫn không đảm bảo an toàn tuyệt đối được cho các ứng dụng trong kho của hãng.
Nhưng gần đây, Arxan đã dò ra một số ứng dụng “đen” được tải tới nửa triệu lượt, hầu hết là về các smartphone tại các nước nơi mà các trang web ứng dụng của bên thứ ba có sự hiện diện mạnh mẽ và thường được người dùng sử dụng.
Ngoài thông điệp gửi đến người dùng, Arxan còn muốn nhắn nhủ đến chính các nhà phát triển, rằng họ nên chống lại hành vi cài đặt đảo ngược của hacker bằng cách triển khai công nghệ bảo vệ mã nguồn. Các ứng dụng bất hợp pháp phụ thuộc vào khả năng sao chép các ứng dụng hợp pháp, vì thế hình thức bảo mật này là cần thiết.
Theo Vnreview
Google đã thay đổi Android như thế nào khi iPhone xuất hiện?
Khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào tháng 01/2007, nó đã vĩnh viễn thay đổi smartphone. Các đối thủ cạnh tranh có thể thích ứng với kiểu dáng mới, như Samsung, đã phát triển mạnh mẽ, trong khi những hãng thay đổi quá chậm, giống như BlackBerry và Nokia, đã vấp phải vô vàn khó khăn.
Google, chủ sở hữu và điều hành nền tảng Android là một trong những hãng đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của iPhone. Ngay sau khi Steve Jobs giới thiệu iPhone với thế giới, Chris DeSalvo, một kỹ sư của Google đã nói rằng đội Android cần phải bắt đầu lại từ đầu. Những chi tiết này vừa được tiết lộ trong cuốn sách: Dogfight: How Apple and Google Went to War and Started a Revolution (Tạm dịch là "Cuộc chiến không khoan nhượng: Apple và Google trở thành đối thủ và bắt đầu một cuộc cách mạng như thế nào") của tác giả Fred Vogelstein
Sáu tháng trước khi chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu, DeSalvo cùng trưởng bộ phận Android Andy Rubin và những thành viên còn lại của đội Android đang phát triển một điện thoại nguyên mẫu. Dự kiến thiết bị này sẽ được ra mắt vào cuối năm 2007. Nhưng rồi tất cả kế hoạch này đã bị loại bỏ sau khi iPhone ra mắt.
Trong khi phần mềm (Android) của nguyên mẫu có nhiều điểm nổi bật như kết nối điện toán đám mây và đa nhiệm thì phần cứng của nó lại rất xấu xí. Nó trông giống một chiếc BlackBerry hơn và khác xa so với kiểu dáng bóng bẩy với kim loại và kính trên chiếc iPhone mà Steve Jobs vừa công bố.
Đội Android của Google sau đó đã ngay lập tức chuyển hướng sang tập trung vào điện thoại với màn hình cảm ứng và kết quả là tạo ra HTC Dream (hay còn gọi là T-Mobile G1 ở Mỹ). Ngày ra mắt đã được dời sang mùa thu năm 2008, một tháng sau khi chiếc iPhone thế hệ thứ hai, iPhone 3G, được bán ra. Và như chúng ta đã biết, cuộc chiến dai giẳng ấy vẫn tiếp diễn tới tận bây giờ...
Theo Mashable
Amazon đã không quảng cáo sai khi dùng từ AppStore Tòa bác bỏ cáo buộc của Apple cho rằng Amazon đã vi phạm thương hiệu và quảng cáo sai lệch khi sử dụng tên "Appstore". Theo hãng tin Reuter, Tòa án Mỹ vừa bác bỏ cáo buộc của Apple cho rằng Amazon đã dùng quảng cáo sai lệch liên quan đến tên thương mại "App Store" của mình. Amazon đã đề nghị một...