Các trường hợp không được tiêm và hoãn tiêm phòng Covid-19
TS.BS Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương có báo cáo hướng dẫn về an toàn tiêm phòng tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc.
Báo cáo nêu rõ những trường hợp chống chỉ định tiêm, hoãn tiêm phòng vắc xin Covid-19.
Ảnh minh họa.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng Covid-19
- Có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng nặng sau tiêm phòng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): Sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái khó thở.
- Suy giảm miễn dịch (bẩm sinh, nhiễm HIV giai đoạn IV, suy giảm miễn dịch nặng): Chống chỉ định tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Video đang HOT
Các trường hợp tạm hoãn tiêm phòng Covid-19
- Có tình trạng suy chức năng cơ quan.
- Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng.
- Sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (tại nách).
- Người mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) thì tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Người đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (prednisolon 2mg/kg/ngày) hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày thì tạm hoãn vắc xin sống giảm độc lực.
- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin.
- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi… chưa ổn định.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Tiêm vắc-xin không có nghĩa là miễn dịch hoàn toàn
Cùng với cả nước, tỉnh đang triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Tuy vậy, không ít người hiểu chưa đúng về tiêm phòng, dẫn đến có tư tưởng chủ quan trong phòng, chống dịch.
Để hiểu rõ về vấn đề này, phóng viên Báo Thái Nguyên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Đên nay, toàn tỉnh đã hoàn thành tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mũi thứ nhất, đợt đầu tiên. Trong ảnh: Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
PV: Xin ông cho biết những thông tin cơ bản về tiêm vắc-xin phòng COVID-19?
Ông Nguyễn Văn Trường: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định vắc-xin phòng COVID-19 an toàn, tiêm vắc-xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người được tiêm vắc-xin sẽ loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ mắc COVID-19. Hiện tại, WHO đang cho phép các loại vắc-xin phòng COVID-19 có hiệu quả hơn 50% được thông qua quy trình khẩn cấp để sử dụng cho chống dịch.
Tức là sau khi tiêm vắc-xin, người tiêm vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi-rút SARS-CoV-2, nhưng sẽ hạn chế được tỷ lệ người mắc bệnh nặng hoặc nhập viện nếu không may bị nhiễm.
PV: Hiện nay, đang có nhiều nguồn thông tin khác nhau về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Vậy từ góc độ chuyên môn, ông phân tích như thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Trường: Sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của COVID-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng ba tháng sau tiêm. Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy, thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi 1 với hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.
Về các phản ứng sau tiêm, tính đến hết ngày 5/5/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho 675.956 người. Theo ghi nhận đến nay có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ... và hầu hết các triệu chứng này hết sau 24 giờ. Tỷ lê này thấp hơn so với nhiều nước khác, trong bối cảnh thế giới đã tiêm trên 250 triệu liều vắc-xin AstraZenaca, góp phần bảo vệ hàng triệu người khỏi mắc COVID-19 nặng hoặc tử vong.
Thực tế công tác tiêm chủng nhiều năm qua ở Việt Nam cũng như thế giới đã ghi nhận các trường hợp vẫn bị nhiễm vi-rút sau khi tiêm vắc-xin, nhất là khi mới chỉ tiêm một mũi. Do không có loại vắc-xin nào bảo đảm phòng nhiễm vi-rút 100% nên người được tiêm vẫn có thể nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây cho những người khác. Chính vì vậy, người đã được tiêm phòng vắc-xin, kể cả 1 hay đủ 2 mũi, vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Với dịch COVID-19 hiện nay, đó là quy định 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế).
PV: Như vậy, kể cả sau khi tiêm phòng trên diện rộng, vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế?
Ông Nguyễn Văn Trường: Vâng, đúng vậy! Mục tiêu Quốc gia nêu rõ: Việc tiêm chủng phải đạt trên 70% dân số để có miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người được tiêm chủng ở Việt Nam còn rất ít do chưa có đủ nguồn cung vắc-xin, chưa đạt miễn dịch. Vì vậy, mọi người vẫn cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch được Bộ Y tế khuyến cáo.
Theo WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, cho dù số người được tiêm phòng COVID-19 tăng lên, các quốc gia cũng không được lơ là, mất cảnh giác. Không quốc gia nào an toàn cho tới khi mọi quốc gia được an toàn. Cho tới khi phần lớn dân số của mọi quốc gia được tiêm chủng thì mọi người vẫn phải áp dụng, hoặc sẵn sàng áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, khi vaccine đã được tiêm chủng đại trà thì chúng ta vẫn phải duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác như khuyến cáo 5K của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn sự lây truyền COVID-19.
Xin cảm ơn ông!
Vì sao tiêm phòng thủy đậu vẫn mắc bệnh? Bé nhà em 2 tuổi, cháu đã tiêm phòng thủy đậu nhưng vẫn mắc bệnh. Mong bác sĩ giải thích giúp quang@yahoo.com.vn Ảnh minh họa Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch. Bệnh lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc với chất dịch nốt thủy đậu của người...