Các trường hợp bị thu giữ bằng lái xe máy
Thu giữ giấy phép lái xe máy là một trong những hình phạt khá nặng đối với người điều khiển xe máy vi phạm quy định an toàn giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các trường hợp nào CSGT được và không được phép tịch thu bằng lái.
Theo Nghị Định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi thực hiện các hành vi phạm được quy định ở Khoản 10, Điều 6. Cụ thể như sau:
1. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng trong các trường hợp sau:
- Chở theo từ 3 người trở lên trên xe;
- Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
Những hành vi vi phạm giao thông như thế này đều bị thu bằng lái (ảnh minh họa)
2. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng trong các trường hợp sau:
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
- Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
- Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Video đang HOT
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
Ngoài ra, người điều khiển xe cũng sẽ bị thu giữ giấy phép lái xe 2 tháng trong trường hợp gây tai nạn giao thông khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
- Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
- Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
- Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
- Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
- Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô;
- Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên;
Chở theo từ 3 người trở lên trên xe
- Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
- Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
- Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
- Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe;
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
- Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên;
- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
- Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
- Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
- Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 4 tháng trong các trường hợp sau:
Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, hoặc gây tai nạn giao thông, hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ khi thực hiện các hành vi vi phạm sau đây:
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
4. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng: đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Theo Tin Mới
Bí mật giám sát cảnh sát vẫy xe
Cùng với việc thành lập các tổ giám sát, Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an cũng công bố số điện thoại đường dây nóng để nhân dân cùng giám sát khi CSGT được chỉ đạo bỏ cắm chốt sang tuần lưu.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), cho biết như vậy khi trao đổi với PV Tiền Phong khi Bộ Công an vừa có công điện yêu cầu CSGT cần nâng cao hiệu quả công tác.
Thưa ông, đâu là nguyên nhân để Bộ Công an ra công điện trên. Ông có suy nghĩ gì khi Chính phủ đánh giá một trong những nguyên nhân làm TNGT nghiêm trọng xảy ra nhiều vừa qua là do công tác tuần tra, xử lý yếu?
Trước tình hình giao thông diễn biến phức tạp vừa qua, từ công tác nắm tình hình từ các địa phương và trực tiếp đi thị sát, chỉ đạo lãnh đạo Bộ Công an thấy rằng, hiện trên các tuyến QL và đường đô thị, nơi thì có quá nhiều lực lượng, nơi thì để trống địa bàn; lực lượng CSGT ít tổ chức tuần tra cơ động, nhiều nơi có biểu hiện lập chốt cố định trên đường dẫn đến nhiều lái xe chỉ chấp hành giao thông mang tính đối phó, thông tin cho các xe khác. Khi dừng xe thì kiểm tra giấy tờ qua loa, không thực hiện đúng quy trình công tác.
Ở một số địa phương công tác phối hợp với các lực lượng khác chưa được thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình đi lại và hoạt động vận tải diễn biến phức tạp vừa qua.
Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của CSGT, ngày 27/7 vừa qua Bộ Công an đã có công điện yêu cầu C67 và Công an các địa phương kiểm tra và chấn chỉnh lại công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của CSGT.
Thay vì lập chốt trên đường từ nay CSGT phải tuần tra lưu động. Ảnh: Trọng Đảng
Ngoài không được vẫy xe kiểm tra qua loa, công điện còn yêu cầu CSGT bỏ cắm chốt, đi tuần tra trên đường. Việc thay đổi cách làm này có hiệu quả trong giám sát, xử lý vi phạm?
Việc yêu cầu CSGT tăng cường tuần lưu là nhằm khắc phục tình trạng anh em cắm chốt ngoài đường quá lâu. Thẳng thắn mà nói cắm chốt cố định cũng có cái hay là kiểm tra được nhiều phương tiện, tuy nhiên lại làm cho anh em lái xe dễ đối phó, khi xe qua chốt thì đi từ tốn, hết chốt lại chạy vô tội vạ. Cùng với đó, lái xe thông báo cho nhau về vị trí CSGT đứng làm nhiệm vụ. Chuyển sang kiểm tra lưu động dù có kiểm tra được ít phương tiện nhưng việc này sẽ hạn chế được những tồn tại ở trên. Lúc đó khiến người tham gia giao thông phải ý thức được rằng luôn có CSGT theo dõi. Như vậy về cơ bản sẽ chuyển được ý thức lái xe và người tham gia giao thông từ đối phó sang tự giác. Khi đã tạo được ý thức chấp hành luật thì TNGT sẽ giảm.
Các trường hợp CSGT vi phạm đều bị xử lý theo các mức kỷ luật: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo, tước quân tịch đuổi khỏi ngành. Với trường hợp CSGT vẫy xe kiểm tra qua loa thì khiển trách, nhưng vẫy xe kiểm tra qua loa rồi nhận tiền cho đi thì sẽ đuổi khỏi ngành.
Thiếu tướng, Nguyễn Văn Tuyên
Công điện có nói, nếu phát hiện CSGT vi phạm sẽ xử lý nghiêm. C67 có biện pháp gì để giám sát; người dân, lái xe nếu phát hiện CSGT vi phạm cần làm gì?
Công điện có hiệu lực thực hiện từ 27/7, do đó C67 đã thành lập các tổ công tác vừa công khai, vừa bí mật đi giám sát, kiểm tra việc CSGT địa phương thực hiện.
Ngoài giám sát trên đường, các tổ công tác còn căn cứ vào sổ nhật ký, biên bản làm việc để xác định các tổ làm nhiệm vụ có thực đúng quy định của Bộ Công an không.
Với người dân, lái xe khi tham gia giao thông trên đường, nếu phát hiện CSGT làm sai quy trình, điều lệnh, sau khi xác định vị trí, số hiệu xe hoặc số hiệu ngành CSGT đeo trên người cần báo cho C67 qua số điện thoại đường dây nóng 24/24h: 069 42608. Sau khi tiếp nhận thông tin, trực ban sẽ báo cáo lãnh đạo Cục, thông tin nào cần đưa về địa phương thì Cục sẽ chuyển về địa phương, thông tin nào Cục cần trực tiếp điều tra, xử lý thì Cục sẽ xác minh.
Các trường hợp CSGT vi phạm đều bị xử lý theo các mức kỷ luật: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo, tước quân tịch đuổi khỏi ngành. Với trường hợp CSGT vẫy xe kiểm tra qua loa thì khiển trách, nhưng vẫy xe kiểm tra qua loa rồi nhận tiền cho đi thì sẽ đuổi khỏi ngành.
Cảm ơn ông.
Theo Trọng Đảng (Tiền Phong)
Cấm CSGT lập chốt kiểm tra cố định CSGT phải tuần tra cơ động là chính. Nghiêm cấm CSGT lập chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm để kiểm tra xử lý. Văn phòng Bộ Công an vừa có thông báo về Điện của lãnh đạo Bộ chỉ đạo tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu lực công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý...