Các trường học tạm đóng cửa do dịch Covid 19, Thiên Long Group (TLG) lần đầu báo lỗ kể từ khi niêm yết
Dựa trên giả định kịch bản học sinh đi học trở lại vào tháng 5, HĐQT của TLG dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 với Doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng, Cổ tức 20%/mệnh giá.
CTCP Tập đoàn Thiên Long ( Thiên Long Group, TLG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với con số lỗ ròng gần 20 tỷ đồng; đánh dấu quý kinh doanh thua lỗ đầu tiên của TLG kể từ năm 2010.
Cụ thể, TLG ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2020 468,5 tỷ đồng, giảm hơn 19% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp theo đó sụt giảm đến 30% xuống còn 135,5 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu cung doanh thu từ bán thành phẩm giảm từ 387 tỷ về 293 tỷ, doanh thu bán hàng hóa cũng giảm 10% về hơn 175 tỷ đồng. Phía Tập đoàn cho biết, do dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng. Tại thị trường trong nước và quốc tế, do các trường học đóng cửa trong thời gian dài và giãn cách xã hội diễn ra ở nhiều nơi, nên việc tiêu thụ sản phẩm đã chậm lại đáng kể.
Video đang HOT
Doanh thu tài chính trong quý của TLG tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước, lên gần 9 tỷ, chủ yếu nhờ khoản lãi tiền gửi tăng gấp 7 lần lên 7,4 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính chỉ tăng 12% lên 4,3 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng tăng hơn 14% lên mức 100 tỷ đồng, chi phí QLDN đi ngang so với cùng kỳ ở mức 65 tỷ đồng. Kết quả sau khi khấu trừ chi phí thuế, TLG lỗ ròng 20 tỷ đồng (quý 1/2019 lãi ròng 32,7 tỷ đồng) và đây cũng là quý đầu tiên TLG ghi nhận lỗ kể từ khi lên sàn niêm yết từ năm 2010 đến nay.
Trước đó, trong Báo cáo thường niên 2019, HĐQT của TLG dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 với Doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng, Cổ tức 20%/mệnh giá. Kế hoạch 2020 được Công ty xây dựng dựa trên giả định kịch bản học sinh đi học trở lại vào tháng 5, thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường đầu quý 3. Do diễn biến khó lường của dịch bệnh, trường hợp diễn bến dịch thay đổi, Công ty sẽ điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tế kinh doanh tại từng thời điểm cụ thể.
Gánh nặng chi phí, Tín Nghĩa (TID) quý 1 báo lỗ tới 61 tỷ đồng
Năm 2020 TID đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất từ 6.000-7.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ dự kiến 4.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ hòa vốn, và năm 2020 sẽ không thực hiện chi trả cổ tức.
Công ty Cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa (mã CK: TID) đã công bố BCTC quý 1/2020 với khoản lỗ gần 61 tỷ đồng.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 1.879 tỷ đồng tăng 15,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí giá vốn tăng mạnh 17,6% lên mức 1.775,5 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp giảm 11,6% xuống mức 103,5 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong quý tăng 53,6% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 22,1 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính lại tăng mạnh gấp 2,4 lần lên hơn 56 tỷ chủ yếu do khoản lãi tiền vay tăng 62% lên 33,8 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ tăng gấp 10 lần lên 19 tỷ.
Chi phí bán hàng và chi phí QLDN của TID đều ở mức cao so với cùng kỳ trong đó chi phí bán hàng tăng từ 35,4 tỷ đồng lên 62 tỷ đồng, chi phí QLDN cũng tăng thêm 8% lên 72,2 tỷ đồng, hoạt động khác cũng lỗ 3,1 tỷ đồng nên kết quả TID báo lỗ ròng 60,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 6,8 tỷ đồng, trong đó lỗ công ty mẹ là hơn 52,5 tỷ đồng.
Ngay từ những ngày đầu năm, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid 19, kinh tế Việt Nam cũng không thoát khỏi những khó khăn. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ngay từ đầu năm đã bị ảnh hưởng đáng kể khi giá xăng dầu giảm nhiều đợt liên tục, tình hình thu hút đầu tư và thực hiện các hợp đồng cho thuê hạ tầng đã ký kết cũng tạm ngưng, thu mua xuất khẩu nông sản và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tiếp tục khó khăn. Trong bối cảnh đó, HĐQT của TID đã mạnh dạn trình ĐHĐCĐ thường niên hệ thống chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất từ 6.000-7.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ dự kiến 4.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ hòa vốn, và năm 2020 sẽ không thực hiện chi trả cổ tức.
Năm 2020 TID lên nhiệm vụ sẽ giải quyết cơ bản công tác đền bù KCN Ông Kèo và triển khai đầu tư các hạng mục hạ tầng chính để đủ điều kiện thu hút nhà đầu tư. Tổng công ty cũng sẽ hỗ trợ các công ty con triển khai các dự án lớn như Dự án Tổng kho Xăng dầu Phú Hữu, dự án Khu nhà ở Cù lao Tân vạn, dự án Khu dịch vụ Logististic, thương mại, dịch vụ Xã hội 25 và dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn.
Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) dự kiến chia cổ tức 10% trong năm 2020 HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (AGM - sàn HOSE) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 2.198,5 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế giữ nguyên ở mức 47,4 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 10%. Theo kế hoạch trước đó, Xuất nhập...