Các trường ĐH Mỹ muốn lấy lại hình ảnh bằng… vắc-xin
Lượng sinh viên tại các trường ĐH đang sụt giảm vì các em không muốn trả học phí cho việc học online không hiệu quả.
Các trường ĐH yêu cầu sinh viên tiêm chủng Covid-19.
Điều này dẫn tới những khó khăn tài chính để các trường duy trì hoạt động và trả lương cho giảng viên, nhân viên nhà trường. Do đó, tiêm chủng có thể là bước tiến hướng đến trạng thái “bình thường mới” cho các trường ĐH.
Trường Đại học Rutgers, bang New Jersey và Trường Đại học Cornell, New York, là hai trường đầu tiên thông báo sinh viên bắt buộc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nếu muốn học trực tiếp trong học kỳ mùa thu 2021. Ngay sau đó, ĐH Brown, ĐH Nova Southeastern, Cao đẳng Fort Lewis đã công bố chính sách tương tự.
Antonio Calcado, Giám đốc điều hành ĐH Rutgers, cho biết đưa ra quyết định trên sau khi Tổng thống Joe Biden thông báo người trưởng thành nếu đạt điều kiện sẽ được tiêm chủng từ ngày 19/4. Với khoảng 36.000 sinh viên đại học, 16.000 học viên cao học, ĐH Rutgers là một trong những trường công lập lớn nhất cả nước.
Ông Calcado bày tỏ: “Vắc-xin không chỉ đem lại an toàn cho người dân, nó giúp các trường học sớm trở lại hoạt động bình thường. Đó là lý do chúng tôi yêu cầu thay vì khuyến khích sinh viên tiêm chủng”.
Giám đốc Rutgers chỉ ra ba lý do chính cho việc yêu cầu sinh viên tiêm chủng gồm: Sinh viên tương tác thường xuyên với cộng đồng ngoài trường học; sinh viên có xu hướng di chuyển liên tục; sinh viên thường xem nhẹ các biện pháp bảo vệ an toàn như đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc đông người.
Các cơ sở giáo dục đại học khác hy vọng yêu cầu sinh viên tiêm chủng sẽ tạo ra mức độ an toàn nhất định để các em trở lại trường học tập. Một số trường như ĐH Florida tổ chức các điểm tiêm chủng quy mô lớn dành cho sinh viên. Trường dự kiến tiêm phòng cho 20.000 sinh viên mỗi tuần và liên tục trong ba tuần. Hầu hết sinh viên nhà trường bày tỏ hào hứng trước kế hoạch này.
Tuy nhiên, Gerri Taylor, Đồng Chủ tịch Đội phòng chống Covid-19 tại Hiệp hội Y tế đại học Mỹ, cho biết chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở giáo dục đại học chưa ban hành hướng dẫn về việc tiêm vắc-xin phục vụ học trực tiếp. Mục đích của tiêm vắc-xin hiện nay là ngăn các em lan truyền virus khi trở về nhà vào kỳ nghỉ hè. Dù không học trực tiếp, các em vẫn thuê nhà gần trường học hoặc sống trong ký túc xá và học online.
Việc tiêm vắc-xin chưa thể hướng đến hoạt động tái mở cửa trường học vào học kỳ mùa thu năm nay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vẫn chưa có chỉ đạo về việc yêu cầu sinh viên tiêm vắc-xin mà thông báo hiện nay đều là do các trường tự quyết. CDC vẫn đang thảo luận, đánh giá mức độ an toàn của việc tái mở cửa trường học nếu sinh viên tiêm phòng vắc-xin.
Ngoài ra, thái độ từ phía phụ huynh trước yêu cầu sinh viên tiêm vắc-xin cũng rất đáng lưu tâm. Hầu hết phụ huynh cho biết ủng hộ kế hoạch tiêm vắc-xin nhưng một bộ phận nhỏ lo ngại về tác dụng phụ của vắc-xin.
Số khác cho rằng việc bắt buộc sinh viên tiêm vắc-xin là xâm phạm quyền tự do dân sự của các em. Kế hoạch tiêm chủng của các trường tư thục được phụ huynh ủng hộ nhiều hơn bởi những trường này lắng nghe và tôn trọng ý kiến của sinh viên trước việc tiêm hay loại vắc-xin được sử dụng. Trong khi các trường công lập không ban hành quy định cụ thể mà bắt buộc theo số đông.
Video đang HOT
Dù vậy, nếu phụ huynh, học sinh hoàn toàn thống nhất với yêu cầu tiêm vắc-xin, các chuyên gia giáo dục nhận định trường đại học chưa thể bước vào trạng thái “bình thường mới”. Ông Calcado cho biết khi tái mở cửa, trường vẫn yêu cầu sinh viên đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như trước đây.
COVID-19 tại ASEAN hết 23/3: Campuchia miễn phí vaccine cho người nước ngoài; Thái Lan tăng vọt ca nhiễm
Ngày 23/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 13.000 ca mắc mới và 182 ca tử vong. Campuchia triển khai tiêm chủng COVID-19 cho các nhân viên ngoại giao nước ngoài, trong đó có Việt Nam, trong khi Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới vọt lên trên 400 ca/ngày.
Người dân Campuchia và người nước ngoài chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Nhi quốc gia Campuchia. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng - PV TTXVN tại Campuchia
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.031 ca mắc COVID-19 và 182 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 2.720.104 trường hợp và 57.469 ca tử vong. Toàn khối có 1.425.395 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 154 ca. Philippines ghi nhận 20 ca tử vong và Malaysia thêm 6 ca.
Với 5.297 ca nhiễm mới Indonesia ghi nhận tổng cộng 1.471.225 ca bệnh và 39.865 ca tử vong, tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN.
Trong khi đó, Philippines ghi nhận số ca nhiễm mới giảm hơn 2.000 ca so với ngày 22/3, nhưng vẫn ở mức cao, với 5.867 ca.
Tình hình tại Thái Lan bất ngờ "nóng" trở lại với số ca nhiễm mới tăng vọt lên 401 ca trong ngày 23/3, gấp hơn 5 lần một ngày trước. Dịch bệnh tại Campuchia tiếp tục lây lan trong cộng đồng, với 35 ca nhiễm mới. Timor Leste cũng ghi nhận 16 ca nhiễm mới và hiện có tổng ca bệnh lên tới 351 trường hợp.
Công nhân bắt đầu dọn dẹp Chợ Marikina ở Manila, Philippines, ngày 22/3/2021. Ảnh: The Star
Campuchia tiêm chủng cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài
Sáng 23/3, Bộ Y tế Campuchia đã triển khai đợt tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho cán bộ, nhân viên Đại sứ quán; các Tổng lãnh sự quán nước ngoài; văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế tại Campuchia.
Theo một văn bản đề ngày 24/2/2021, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia khẳng định sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 miễn phí cho tất cả những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Campuchia.
Đợt tiêm chủng này được tổ chức tại Bệnh viện Nhi Quốc gia Campuchia tại thủ đô Phnom Penh từ ngày 23-26/3. Đại sứ quán Việt Nam là cơ quan ngoại giao đầu tiên được tiêm chủng trong số 18 Đại sứ quán nước ngoài tại Campuchia, trong đó có Đức, Pháp, Australia, Candada, Thụy Điển, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...
Theo ghi nhận của phóng viên, trong buổi tiêm chủng đầu tiên cho 90 người vào sáng 23/3, sau khi tiêm, sức khỏe của những người được tiêm ổn định. Công tác tổ chức tiêm chủng của Bộ Y tế Campuchia chu đáo, kỹ càng và thuận tiện.
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh được tiêm vaccine AstraZeneca. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng - PV TTXVN tại Campuchia
Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, trong chiến dịch tiêm phòng COVID-19 triển khai từ ngày 10/2 đến ngày 13/3, hơn 170.800 người dân Campuchia đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 9.000 người được tiêm mũi thứ hai và 161.800 người tiêm mũi đầu tiên. Hai loại vaccine được sử dụng là Sinopharm và AstraZeneca. Cũng trong thời gian trên, hơn 108.000 quân nhân và công an đã được tiêm vaccine Sinopharm, trong đó hơn 47.700 người đã tiêm mũi thứ hai.
Ngày 19/3, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen thông báo Bộ Y tế nước này sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine AstraZeneca trong 15 ngày cho hơn 50.000 người trên 60 tuổi ở tất cả các quận thuộc thủ đô Phnom Penh. Thủ tướng Hun Sen cho biết thêm nước này sẽ tiếp nhận một lô vaccine Sinovac của Trung Quốc trong ngày 26/3.
Từ tháng 12/2020, Thủ tướng Hun Sen đặt mục tiêu tiêm phòng vaccine COVID-19 cho ít nhất 80% dân số, tương đương với gần 13 triệu người. Tính đến cuối năm ngoái, Chính phủ Campuchia đã nhận được đóng góp của các cá nhân và tổ chức khoảng 55 triệu USD để mua vaccine. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Campuchia đã nhận khoảng 80 triệu USD tiền tài trợ mua vaccine, Bộ Y tế vẫn muốn huy động thêm nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 đang lan nhanh trong cộng đồng sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2".
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trong lớp học tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, ngày 23/3, Campuchia đã ghi nhận thêm 1 ca tử vong và 35 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 1.788 ca.
Bộ Y tế Campuchia cho hay trong số ca mắc mới trên, hầu hết là các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Cụ thể tỉnh Preah Sihanouk ghi nhận 17 ca, thủ đô Phnom Penh là 14 ca và 2 ca tại tỉnh Siem Reap. 2 ca còn lại là các trường hợp nhập cảnh. Quốc vụ khanh đồng thời là người phát ngôn Bộ Y tế Or Vandine cho hay ở nhà là sự lựa chọn tốt nhất trong thời gian dịch bệnh bùng phát này và khuyến cáo người dân thủ đô nên tránh các chuyến đi không cần thiết ra tỉnh khác và ngược lại.
Quốc gia Đông Nam Á này đang chứng kiến đợt đợt lây nhiễm cộng đồng thứ ba với ít nhất 1.266 ca mắc liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2".
Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, Campuchia đã yêu cầu đóng cửa toàn bộ trường học, trung tâm thể thao, bảo tàng, rạp chiếu phim và các khu vui chơi trên cả nước. Nước này cũng đã triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 kể từ ngày 10/2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 19/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan: Tăng vọt ca nhiễm mới lên trên 400 ca/ngày
Cùng ngày, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho hay đã ghi nhận thêm 401 ca mắc mới. Trong số các ca mắc mới, 383 trường hợp là lây nhiễm trong cộng đồng. Thủ đô Bangkok chiếm nhiều nhất với 352 ca, tiếp đó 17 ca tại Samut Sakhon và 11 ca tại Nakhon Pathom. Điều đáng nói đa phần số ca mắc tại thủ đô Bangkok là những người nhập cư bất hợp pháp, bị Cơ quan Di trú bắt giữ. Phó Thủ tướng Thái Lan đồng thời Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết hầu hết những người di cư trẻ tuổi bị mắc COVID-19 không có triệu chứng và đã được chuyển đến bệnh viện điều trị. Ông nhấn mạnh Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Thái Lan đã kiểm soát được tình hình.
Trong ngày 23/3, Thái Lan cũng ghi nhận thêm 1 ca tử vong do COVID-19. Cho tới nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 28.277 ca mắc, trong đó có 92 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 19/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Philippines: Gần 13.000 ca tử vong
Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận 5.867 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 677.653 ca. Số ca tử vong tại Philippines tăng thêm 20 người, nâng tổng số bệnh nhân thiệt mạng do COVID-19 lên 12.992 ca.
Tình trạng số ca lây nhiễm mới tăng cao gần đây đã buộc Chính phủ Philippines tái áp đặt các biện pháp hạn chế tại Vùng đô thị Manila và 4 tỉnh lân cận kể từ ngày 22/3, song không hạn chế gắt gao hoạt động đi lại của người dân. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạng nền kinh tế sẽ tiếp tục mở cửa song song với việc áp dụng các biện pháp phòng dịch trong 2 tuần, qua đó vừa đảm bảo phòng dịch vừa phát triển kinh tế.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quyền Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế xã hội Karl Kendrick Chua, cách tiếp cận cẩn trọng là cần thiết trong việc giải quyết các nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất thông qua cách ly theo khu vực và các biện pháp phòng dịch bổ sung, do vậy kế sinh nhai của người dân sẽ không bị ảnh hưởng.
Ông Karl Kendrick Chua nêu rõ trong các quy định cách ly, vốn có hiệu lực đến ngày 4/4 tới, vẫn cho phép các doanh nghiệp và dịch vụ chủ chốt hoạt động. Tăng trưởng kinh tế Philippines đã giảm 9,5% trong năm ngoái do tác động kéo dài của đại dịch.
Người dân ngồi chờ đợi tại Trung tâm y tế East Avenue, thành phố Quezon, Philippines vào ngày 18/3/2021. Ảnh: The Star
Indonesia: Bất chấp đại dịch, hơn 70% người dân hài lòng với chính quyền
Kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông chính trị của Indonesia (CPCS) thực hiện, cho thấy mức độ hài lòng của công chúng đối với kết quả hoạt động của Tổng thống Joko Widodo và Phó Tổng thống Ma'ruf Amin lên đến 70,7%.
Giám đốc điều hành CPCS Tri Okta ngày 23/3 cho biết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và tăng trưởng kinh tế vẫn đang diễn biến tiêu cực, công chúng Indonesia cho rằng Tổng thống Widodo và các quan chức chính phủ đã có những bước đi phù hợp nhất và đã nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng do dịch bệnh này gây ra.
Đại dịch COVID-19 lây lan toàn cầu và mỗi quốc gia cần phải tìm ra giải pháp phù hợp nhất trong điều kiện nguồn lực sẵn có và những rủi ro có thể gây ra. Khi bắt đầu đại dịch, một số người dân Indonesia kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh, theo đó phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn dịch lây lan. Tuy nhiên, Tổng thống Widodo đã quyết định lựa chọn các biện pháp hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB), do vậy mức độ ảnh hưởng đối với các lĩnh vực kinh tế không quá lớn so với biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Người dân xếp hàng tiêm vaccine COVID-19 tại Sanur, đảo Bali ngày 19/3/2021. Ảnh: EPA-EFE
Cũng theo ông Okta, hiện người dân Indonesia đang theo dõi xem chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 đang được chính phủ thúc đẩy như thế nào để giảm tốc độ lây lan của đại dịch, cũng như các biện pháp của chính phủ nhằm đưa tăng trưởng kinh tế quay trở lại mức trước khi đại dịch bùng phát.
Châu Âu ghen tỵ với chiến dịch vaccine Covid-19 Mỹ Tốc độ tiêm chủng Covid-19 tại Mỹ đang ngày càng được đẩy nhanh, trong khi châu Âu lại gặp đầy những vấp váp, khiến người dân không khỏi chán nản. Một năm qua, chiến lược chống Covid-19 của Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, không khiến người dân châu Âu phải cảm thấy ghen tỵ hay ngưỡng mộ. Nhưng điều này bắt...