Các trọng tài Việt đi lại, ăn ở thế nào khi đi làm nhiệm vụ?
Theo quy định, các trọng tài không được tiếp xúc với lãnh đạo cũng như cầu thủ hai đội trước và sau trận đấu. Tuy nhiên, các vị vua sân cỏ giờ không bị thu giữ điện thoại hay máy tính như trước đây.
Chuyện ăn ở, đi lại của “Vua”
Ở những mùa giải trước, chi phí cho trọng tài như tiền công, tiền đi lại, ăn ở… do các CLB lo. Tuy nhiên, sau khi VPF ra đời vào tháng 12/2011, mọi khoản tiền trên được quy về cho VPF chịu.
VPF có trách nhiệm đặt vé máy bay, tàu xe cũng như chỗ ở, ăn uống cho các trọng tài. Theo quy định, 24h trước khi trận đấu diễn ra, tổ trọng tài phải có mặt tại địa phương tổ chức trận đấu mà họ được phân công làm nhiệm vụ.
“Buổi sáng ngày diễn ra trận đấu, các trọng tài phải có mặt tại sân, tập thể lực nhẹ và kiểm tra sân bãi. Trọng tài phải gửi mail về báo cáo tình hình sân, thậm chí là phải gửi cả ảnh chụp sân. Đây là một cách để VPF kiểm soát trọng tài”, một cựu trọng tài nay đã làm giám sát cho hay.
Trọng tài là nghề nguy hiểm
“Các giám sát chính là cánh tay nối dài của VPF, chịu trách nhiệm kiểm soát trọng tài. Giám sát dễ tính thì anh em trọng tài được sinh hoạt thoải mái một chút, giám sát mà khó tính thì các trọng tài phải sinh hoạt theo quy định nghiêm ngặt. Trước đây từng có chuyện 10h tối giám sát đi gõ cửa phòng trọng tài, đề nghị tắt đèn đi ngủ để đảm bảo thể lực cho ngày hôm sau”.
Video đang HOT
Theo quy định, khi ở địa phương tổ chức trận đấu, các trọng tài không được tự ý đi ra ngoài. Đặc biệt, các trọng tài bị cấm tuyệt đối tiếp xúc với lãnh đạo cũng như cầu thủ hai đội trước và sau trận đấu. Thế nên là dù có thân quen tới mấy, các trọng tài cũng không dám ngồi cafe với thành viên của các đội bóng.
Tuy nhiên, hiện tại các trọng tài không bị thu điện thoại và máy tính như trước đây. Trong quá khứ, trước những trận đấu bị đánh giá là nhạy cảm, các trọng tài bị thu giữ hết thiết bị điện tử để tránh xảy ra điều đáng tiếc.
Ngay sau khi trận đấu kết thúc, giám sát trọng tài và giám sát trận đấu phải gửi báo cáo về cho Ban trọng tài và VPF. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, các trọng tài phải làm thêm một báo cáo chi tiết về vụ việc để gửi về cho VPF và Phòng tổ chức thi đấu.
Việc đảm bảo an toàn cho các trọng tài khi ra về đang là vấn đề nan giải. Theo quy định, nếu trận đấu có sự cố, an ninh sân sẽ phải lo an toàn cho trọng tài ra khỏi địa phận địa phương. Tuy nhiên, khi ra khỏi địa phương đó, trọng tài không còn nhận được bất cứ sự bảo vệ nào. Thế mới có chuyện trọng tài Võ Minh Trí bị CĐV Hải Phòng hành hung khi ra khỏi địa phận Đồng Tháp hồi tháng 5/2012.
Một cổ, ba bốn tròng
Tâm sự với một cựu trọng tài cấp FIFA, ông bảo thu nhập của trọng tài giờ khá cao, tuy nhiên, cái khổ mà ông vua sân cỏ phải chịu thì cũng lắm, ít ai biết được.
Làm Vua sân cỏ cũng phải chịu không ít ấm ức.
“Trọng tài một cổ nhưng phải chịu ba, bốn tròng. Thắng hay thua thì các CĐV, các ông bầu, cầu thủ hai đội…cũng có thể “soi” ra vài tình huống nào đó để đổ lỗi cho trọng tài. Trọng tài toàn ăn chửi, tôi chưa bao giờ thấy khán giả vỗ tay khen trọng tài bắt một tình huống hoặc một trận đấu hay cả”.
Đặc biệt, từ khi Ban trọng tài ra đời thay cho Hội đồng trọng tài QG để hợp với quy định của FIFA, các trọng tài lại càng khổ hơn vì chuyện phe phái trong nội bộ. Số là ông Dương Vũ Lâm nắm ghế Trưởng Ban trọng tài nhưng ông Phó ban Đoàn Phú Tấn lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Đặc biệt, ông Đoàn Phú Tấn nắm quyền phân công trọng tài bắt các trận đấu nên các trọng tài lại càng phải “nể” bởi lớ ngớ có thể không được làm nhiệm vụ nhiều, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
Nổi bật như trường hợp của trọng tài Võ Minh Trí. Ông Trí được đánh giá là trọng tài có chuyên môn cứng nhất Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, trong cả lượt đi ông chỉ được làm nhiệm vụ có vài trận mà toàn là ngồi bàn chứ không được bắt chính. Lý do mà lãnh đạo Ban trọng tài đưa ra để gạt ông Trí ra nghe hết sức buồn cười: “Cứng tay rồi, giỏi rồi thì cần gì bắt nhiều”.
Khi ký quyết định đình chỉ công tác với ông Dương Vũ Lâm và Đoàn Phú Tấn sau vụ 4 trọng tài dính nghi án nhận hối lộ 100 triệu trong trận đấu giữa Thanh Hóa và HAGL tại vòng 3 V-League 2013, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ có nói “các trọng tài sợ ông Lâm và ông Tấn lắm”, đó là sự thực. Nội bộ chia rẽ như vậy nên không có gì là ngạc nhiên khi Ban trọng tài hoạt động chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Sau khi trưởng BTC giải Dương Vũ Lâm công khai danh tính 4 trọng tài dính nghi ắn tiêu cực, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ lập tức ký quyết định đình chỉ công tác của Trưởng, Phó Ban trọng tài Dương Vũ Lâm và Đoàn Phú Tấn.
Trong buổi trả lời cách đây một ngày, Phó Ban trọng tài Đoàn Phú Tấn cho rằng VFF đình chỉ nhiệm vụ Trưởng, Phó Ban trọng tài với lý do “vi phạm rất nặng nguyên tắc làm việc” là sai bởi cơ quan Công an chưa có kết luận. Vị Phó ban này còn tuyên bố đang cân nhắc kiện lại VFF.
Tuy nhiên, đến thời điểm này ông Đoàn Phú Tấn vẫn chưa gửi đơn hay nhờ luật sư khởi kiện VFF.
Trong một diễn biến khác, C45 cũng đã bắt đầu tiến hành làm việc với Đinh Hải Dương, Kiều Việt Hùng, Phạm Đắc Chiến và Đỗ Mạnh Hà, 4 trọng tài bị tố nhận hối lộ 100 triệu đồng trong trận đấu giữa Thanh Hóa và HAGL tại vòng 3 V-League 2013. Chi tiết các buổi làm việc trên được phía cơ quan điều tra giữ kín.
Theo TTVH
SVĐ Đồng Nai chuẩn bị có dàn đèn
Đúng như dự đoán, BTC SVĐ Đồng Nai không thể đưa dàn đèn kịp vận hành trong giai đoạn đầu lượt về của mùa giải. Sáng qua, dàn đèn của sân này mới chính thức được khởi công xây dựng để đội bóng đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu chơi ở V-League 2013.
Đồng Nai (phải) sẽ bị đánh mất đáng kể lợi thế sân nhà nếu không còn được đá sớm vì chưa có dàn đèn. Ảnh: Quang Nhựt
BTC sân cho biết, dàn đèn trên sân Đồng Nai dự kiến sẽ được hoàn thành trong thời gian 16 ngày kể từ ngày khởi công, mỗi cột đèn cao 38,5 mét. Theo tuyên bố của người trong cuộc, chi phí để làm dàn đèn này lên đến 20 tỷ đồng và SVĐ Đồng Nai sẽ có dàn đèn hiện đại nhất Việt Nam.
Trước động thái đó của BTC sân Đồng Nai, BTC giải chuyên nghiệp quốc gia đã đồng ý cho đội bóng của HLV Trần Bình Sự tiếp Thanh Hóa trên sân nhà ở vòng 12. Nếu sân Đồng Nai chưa xây dựng xong dàn đèn bắt đầu từ vòng 14, BTC giải sẽ yêu cầu Đồng Nai đá trên sân trung lập.
Tuy nhiên, có vẻ như 16 ngày là quãng thời gian quá ngắn để dàn đèn SVĐ Đồng Nai được đưa vào hoạt động, bởi cách đây một năm, SVĐ Đồng Tháp phải mất 45 ngày để hoàn thiện dàn đèn. Do đó, khả năng Đồng Nai phải thi đấu trên sân trung lập do không có dàn đèn vẫn bỏ ngỏ.
Có tin, một lý do khiến đội bóng miền Đông Nam Bộ chậm chạp trong việc đưa dàn đèn vào hoạt động là bởi thầy trò HLV Trần Bình Sự không muốn đánh mất đi lợi thế được thi đấu sớm. Nhiều năm qua, Đồng Nai luôn chơi ổn định ở sân nhà vào lúc 15h30 đến 16h chiều, thời điểm mà thời tiết nắng nóng oi bức khiến các đội bóng đến đây làm khách phải choáng ngợp. Đó là một lợi thế của Đồng Nai với đối thủ.
Nếu dàn đèn đi vào hoạt động, Đồng Nai phải thi đấu ở khung giờ mát mẻ hơn, CLB này sẽ mất đi lợi thế về thể lực. Nhưng bù lại, các CĐV của họ sẽ không phải chịu cảnh phơi mình dưới cái nắng oi bức để cổ vũ cho đội nhà đến mức có CĐV đã ngất xỉu.
Theo TTVH
Lộ diện tổ trọng tài V-League nghi nhận hối lộ Tổ trọng tài bị nghi nhận hối lộ 100 triệu đồng từ một đội bóng được xác định là 4 trọng tài Hà Nội: Đinh Hải Dương, Phạm Đắc Chiến, Đỗ Mạnh Hà và Kiều Việt Hùng. Trọng tài Đinh Hải Dương bắt chính trận đấu Thanh Hóa thắng HAGL 1-0. Ảnh: Đức Đồng. Trước đó, các thành viên Ban trọng tài không...