Các triệu phú YouTube có thực sự hưởng thu nhập ‘khủng’?
Kiếm triệu đô từ các video là khả thi với phù thủy trang điểm gốc Việt MichellePhan, đồng sáng lập viên kênh CollegeHumor Ricky Van Veen hay người sở hữu kênh YouTube 5 tỉ lượt xem Felix Kjellberg. Tuy nhiên, tất cả họ không thực sự nhận lương “khủng” từ YouTube. Hành trình kiếm tiền của họ cũng không hề đơn giản.
Ngôi sao YouTube Felix Kjellberg – Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Theo trang Business Insider, cách đây một tháng, ngôi sao YouTube Felix Kjellberg, người sở hữu kênh “PewDiePie” thu hút 5 tỉ lượt xem, đã gây xôn xao khi có thông tin anh kiếm được đến 7,4 triệu USD/năm từ kênh chia sẻ video này.
Trang web xây dựng các thống kê về YouTube Statsheep cho hay với lượng truy cập hiện tại, kênh “PewDiePie” kiếm được 3,5 triệu USD mỗi 4 tháng, hay nói cách khác là 10,5 triệu USD/năm, chỉ từ việc sản xuất và đăng tải video hài hước về các trò chơi điện tử. Kjellberg thậm chí còn làm một video đặc biệt “dành tặng” những người có ý cho rằng anh đã được trả tiền quá nhiều.
Tuy vậy, cuộc chơi trên YouTube không phải là kiếm được thu nhập bao nhiêu, mà là giữ lại được mấy phần trong tổng thu nhập đó.
Trên khoản tiền bạn kiếm được ban đầu – tức số tiền chưa tính thuế và chi phí điều hành tài khoản, chỉnh sửa video – YouTube luôn giữ lại 45% doanh thu quảng cáo trên các video của bạn. Vì vậy, trên thực tế, kênh “PewDiePie” không đem lại cho chủ nhân của nó nhiều tiền như ước tính.
10,5 triệu USD tổng doanh thu của “PewDiePie” chỉ còn lại 5,775 triệu USD sau khi YouTube lấy 45% tiền quảng cáo. Lấy số tiền đó trừ đi 30% thuế, Kjellberg còn lại khoản tiền 4,0425 triệu USD.
Video đang HOT
Khoảng 4 triệu USD có thể được xem là mức lương khá cao. Song không phải tất cả các ngôi sao YouTube đều may mắn như Kjellberg. Phù thủy trang điểm gốc Việt Michelle Phan, người sở hữu kênh YouTube 1 tỉ lượt xem, là một trong số đó.
Phù thủy trang điểm gốc Việt Michelle Phan – Ảnh: YouTube
Theo ước tính của Statsheep trên số liệu truy cập hiện tại, Michelle Phan sẽ kiếm được 126.000 USD trong 4 tháng tới, tương đương 378.000 USD/năm từ YouTube. Sau khi bị YouTube lấy 45% và trừ tiếp 30% thuế, cô còn lại 145.530 USD/năm.
Thêm vào đó, thu nhập ròng kể trên chưa được trừ đi chi phí chỉnh sửa video đắt đỏ. Lấy ví dụ trường hợp của Olga Kay, một ngôi sao YouTube thường đăng tải video độc thoại về cuộc sống của phụ nữ Mỹ.
Olga Kay không quá nổi tiếng như Phan và Kjellberg. Cô có 1 triệu người theo dõi, kiếm được từ 100.000 USD đến 300.000 USD trong 3 năm qua.
Kay đăng tải khoảng 20 video/tuần, tất cả đều được lấp đầy bằng quảng cáo thông qua chương trình đối tác YouTube tự động của Google. Quảng cáo chỉ chạy trên một lượng nhỏ video và ước tính, chủ nhân video thường nhận được 2.000 USD cho mỗi 1 triệu lượt xem quảng cáo khi YouTube chưa lấy đi 45%. Áp dụng cho trường hợp của Kay, cô kiếm được chừng 7,6 USD cho mỗi 1.000 lượt xem quảng cáo.
Song chi phí mà Kay bỏ ra để chỉnh sửa video vào khoảng 500 USD đến 700 USD/tuần. Do đó, nếu thu nhập của cô là 100.000 USD/năm, thì số tiền thực sự còn lại chỉ là 13.500 USD/năm.
Jason Calacanis, doanh nhân nổi tiếng ở Thung lũng Silicon, người tham gia chương trình đối tác chuyên nghiệp của YouTube, cũng cho hay để có 10 video chất lượng, anh phải bỏ ra từ 25.000 USD đế 75.000 USD chỉnh sửa chúng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Người phụ nữ nào được trả lương cao nhất nước Mỹ?
Angela Ahrendts, người phụ nữ đầu tiên đứng vào đội ngũ quản lý của hãng Apple là nữ nhân sự cấp cao được trả lương khủng nhất ở Mỹ năm ngoái.
Angela Ahrendts - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách các cửa hàng bán lẻ và trực tuyến của Apple - Ảnh: Reuters
Bloomberg ngày 5.5 đưa tin bà Angela Ahrendts, 54 tuổi, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách các cửa hàng bán lẻ và trực tuyến của hãng Apple, được nhận 82,6 triệu USD lương thưởng trong năm 2014.
Bà là cựu CEO của hãng thời trang Burberry, gia nhập hãng Apple vào tháng 5.2014 và trở thành người phụ nữ đầu tiên có mặt trong đội ngũ quản lý của công ty có giá trị nhất hành tinh.
Sau Ahrendts là bà Safra Catz, Giám đốc tài chính của hãng phần mềm Oracle, với mức lương trong năm tài khóa 2014 là 71,2 triệu USD.
Về phía nữ giám đốc điều hành Yahoo! Marissa Mayer, 39 tuổi, là người được trả lương thưởng cao nhất. Bà nhận được 59,1 triệu USD trong năm ngoái. Tiền bồi thường của Mayer, khoản tiền mà 95% là bao gồm cổ phiếu và quyền mua bán chứng khoán, đã giảm đến 45 triệu USD trong năm qua.
CEO Yahoo! Marissa Mayer - Ảnh: Reuters
Marillyn Hewson, CEO hãng chế tạo kỹ thuật quốc phòng Lockheed Martin cũng nằm trong số các nữ nhân sự cấp cao có thu nhập "khủng". Tính đến cuối năm 2014, Hewson nhận 36,7 triệu USD, tương đương 2,9% lợi nhuận kinh tế bình quân ba năm của Lockheed's.
Howard Rubel, nhà phân tích ở New York (Mỹ) cho biết: "Hewson rất được các khách hàng tôn trọng và điều đó giúp con đường bà ấy đi bằng phẳng hơn dù nó phải định kỳ đối mặt với nhiều thách thức".
Những cái tên còn lại trong danh sách nữ nhân sự nhận lương cao nhất nước Mỹ bao gồm Heather Bresch, CEO hãng dược Mylan NV với mức lương 40 triệu USD và Martine Rothblatt, CEO kiêm chủ tịch hãng công nghệ sinh học United Therapeutics - với mức lương thưởng 33,3 triệu USD.
Trước đây, các nữ điều hành bao gồm Giám đốc điều hành hoạt động Sheryl Sandberg của Facebook và Tổng cố vấn Vijaya Gadde của Twitter có mặt trong danh sách này. Song với mức lương thưởng lần lượt 17,6 triệu USD và 5,8 triệu USD hiện tại, cả hai người đều lọt khỏi top nữ nhân sự cấp cao được nhận lương thưởng khủng nhất nước Mỹ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Một phụ nữ Mỹ gốc Việt thiệt mạng trong vụ tai nạn hy hữu Một người phụ nữ Mỹ gốc Việt đã thiệt mạng sau khi tấm gỗ từ một công trình xây dựng ở trung tâm thành phố New York (Mỹ) bị gió thổi bay trúng đầu. Ảnh chụp màn hình bản tin về cái chết của Trang Thuy &'Tina' Nguyen, một người Mỹ gốc Việt trên trang web của tờ Daily Mail (Anh) Tờ Daily...