Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.
Với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước trước đây và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo được nâng lên, đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo tự do tín ngưỡng, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo…
Đáng tiếc là một số người đã lợi dụng một số vụ việc vi phạm pháp luật, trong đó có sự tham gia của một số tín đồ tôn giáo, như các vụ từng xảy ra ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung, Hà Nội; hay mới đây ở xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An… để đưa ra những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí vu cáo chính quyền “đàn áp tôn giáo”… Những việc làm này đi ngược lại với nguyện vọng, ý chí của đại đa số chức sắc, tín đồ và bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá, cổ súy cho cái gọi là “tự do tôn giáo”, đòi “tôn giáo độc lập với Nhà nước”, gây sức ép, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp.
Phải khẳng định rằng, việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ cuộc sống bình thường của người dân là sự thể hiện tính pháp quyền của một nhà nước dân chủ, phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Hiến pháp năm 1992 của Nhà nước ta đã quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật”. Điều đó có nghĩa, bất cứ ai dù ở cương vị nào, có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, đều có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật và đều bị xử lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, như Điều 29 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã nêu: “Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung…”.
Vì vậy, việc một số tín đồ tôn giáo có hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí phạm tội, như gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản của Nhà nước và của công dân, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích cho người khác… thì đương nhiên phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là đòi hỏi của công lý, của mọi người dân, trong đó có các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Ai đó đứng ra bênh vực, cổ súy, thậm chí kích động những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên có nhận thức được điều này? Và, cần xử lý nghiêm các hành động này theo pháp luật
Nguyễn Đoàn Kết
Theo ANTD
Thành phố luôn lắng nghe ý kiến của báo chí
Ngày 31-1, nhân dịp đón xuân Quý Tỵ 2013, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt đại diện trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo; bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái cho biết, những kết quả nổi bật mà Thủ đô đạt được trong năm 2012 có phần đóng góp rất quan trọng của các ngành, các giới, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, các vị chức sắc tôn giáo... Phó Bí thư Thường trực Thành ủy mong muốn, trong năm 2013, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, các vị chức sắc đại diện cho đồng bào các tôn giáo... tiếp tục tăng thêm sự đồng thuận, phát huy tốt nhất những tiềm năng, thế mạnh để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo TP Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn. Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao sự đóng góp của báo chí cho Hà Nội. Chủ tịch UBND TP ghi nhận, "Báo chí đã đồng hành cùng Thủ đô, luôn chia sẻ, động viên thành phố vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ nêu những gương người tốt, việc tốt, báo chí cũng chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế để thành phố tập trung khắc phục, tạo sự đồng thuận trong dư luận. TP luôn lắng nghe ý kiến của báo chí và có bố trí bộ phận cập nhật, tổng hợp lại các vấn đề báo chí nêu và hàng ngày đặt lên bàn lãnh đạo thành phố để chúng tôi trực tiếp chỉ đạo xử lý, giải quyết kịp thời...". Hướng tới năm 2013, Chủ tịch UBND TP mong báo chí tiếp tục quan tâm tới Hà Nội: "TP muốn báo chí tiếp tục là cầu nối quan trọng. Hà Nội mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện, cả thành tích và yếu kém để cùng nhau tìm hướng giải quyết, vì sự phát triển chung của Thủ đô".
Theo ANTD
Nhà nước không cấm hôn nhân đồng tính, mang thai hộ Chiều 10/9, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình, Thường vụ Quốc hội đồng tình với quy định "Nhà nước không cấmhôn nhân đồng tính ". Đa số thành viên Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và...