Các tổ chức của Hàn Quốc gửi hàng viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 15/12 cho biết 3 tổ chức dân sự nước này đã gửi hàng thực phẩm trị giá 1,2 tỷ won (922.000 USD) đến Triều Tiên kể từ tháng 9/2021 theo chương trình cứu trợ của chính phủ nhằm hỗ trợ những người Triều Tiên dễ bị tổn thương.
Xe chở gạo viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc đi qua trạm kiểm soát ở thành phố biên giới liên Triều Paju để vào Triều Tiên. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông báo, 2 chuyến hàng được cho là dầu đậu nành đã được bàn giao cho Triều Tiên sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhậm chức hồi tháng 5 năm nay.
Một quan chức Bộ Thống nhất cho biết cũng tương tự các chính phủ trước, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol có nguyên tắc nhất quán là sẽ nỗ lực cung cấp cứu trợ nhân đạo cho Triều Tiên bất chấp mọi tình hình chính trị và quân sự.
Chương trình viện trợ được khởi động vào tháng 9/2021 và được triển khai đến hết ngày 10/12. Chương trình này kêu gọi Bộ Thống nhất cung cấp 10 tỷ won cho các tổ chức dân sự để hỗ trợ nỗ lực cung cấp cứu trợ dinh dưỡng cho Triều Tiên trong bối cảnh thiếu lương thực kéo dài và dịch COVID-19 tại nước này.
Video đang HOT
Trước đó ngày 13/12, trong cuộc họp báo cuối năm, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se tuyên bố Hàn Quốc sẽ tiếp tục thuyết phục Triều Tiên ngừng các hành động quân sự làm gia tăng căng thẳng, đồng thời nỗ lực xúc tiến việc nối lại tiếp xúc liên Triều vào năm 2023. Theo Bộ trưởng Kwon Young-se, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tìm kiếm các biện pháp để xây dựng lòng tin với Triều Tiên, đồng thời tạo điều kiện để Bình Nhưỡng lựa chọn đối thoại và tiếp xúc với Seoul.
Hàn Quốc cũng sẽ thiết lập quan hệ hợp tác liên Triều thông qua việc cho phép nối lại các hoạt động trao đổi trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa và nhân đạo vào đầu năm tới. Cũng theo quan chức này, Hàn Quốc sẵn sàng cung cấp viện trợ lương thực hoặc các hỗ trợ nhân đạo khác cho Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị đối thoại của Seoul.
Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang có xu hướng trở nên căng thẳng trong khi các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đều đi vào bế tắc. Trên thực tế, từ đầu tháng 10 đến nay, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt tập trận quy mô lớn bao gồm cuộc tập trận đa quốc gia, tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ, tập trận ba bên Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Về phần mình, Triều Tiên đã thực hiện các vụ thử vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo, với tần suất chưa từng có trong năm nay.
Hàn Quốc chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm truyền thông Triều Tiên
Hàn Quốc sẵn sàng chấm dứt lệnh cấm công dân nước này truy cập vào các nền tảng truyền thông của Triều Tiên suốt hàng chục năm qua.
Người dân tại ga Seoul xem cảnh quay từ chương trình truyền hình Triều Tiên được phát trên bản tin của Hàn Quốc. Ảnh: Getty Images
Dẫn một bài viết đăng trên trang Korea Times, kênh truyền hình RT đưa tin Hàn Quốc đang chuẩn bị ban hành quy định cho phép công dân nước này tiếp cận các phương tiện truyền thông của Triều Tiên, chấm dứt lệnh cấm từ thời Chiến tranh Lạnh. Lệnh cấm này coi việc xem trực tiếp nội dung từ các đài truyền hình và báo chí của Bình Nhưỡng là bất hợp pháp.
Gần ba tháng kể từ khi trình đề xuất chính sách lên Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đang tích cực phối hợp với các cơ quan chính phủ và các nhà lập pháp để xây dựng bộ quy tắc hủy bỏ lệnh cấm với truyền thông Triều Tiên.
Theo phát biểu của Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young trước quốc hội ngày 7/10, quá trình dỡ bỏ lệnh cấm sẽ được thực hiện dần dần, bắt đầu từ việc người dân Hàn Quốc có thể xem nội dung truyền hình phát sóng của Triều Tiên như hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA). Những phương tiện báo chí khác như báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, sẽ được quyền tiếp cận sau.
Bộ trưởng Kwon nói thêm bộ này vẫn chưa quyết định liệu công dân Hàn Quốc có được phép truy cập vào các trang website do chính phủ Triều Tiên vận hành hay không.
Lệnh cấm các phương tiện truyền thông Triều Tiên nằm trong Đạo luật An ninh Quốc gia của Hàn Quốc được ban hành từ năm 1948. Vào thời điểm đó, hai quốc gia ngăn công dân nước mình tiếp cận thông tin liên lạc và phương tiện truyền thông của nước còn lại. Cụ thể, vào những năm 1960-1970, khi Triều Tiên gửi các tờ rơi tuyên truyền qua biên giới, những người Hàn Quốc tìm thấy các tờ rơi này phải báo cáo cho chính quyền.
Trước đây, người Hàn Quốc vẫn có thể lách lệnh cấm bằng cách sử dụng VPN hoặc máy chủ proxy để truy cập các website của Triều Tiên. Một số nội dung của Triều Tiên cũng được đăng trên nền tảng phát video YouTube.
Mục đích đằng sau động thái chấm dứt lệnh cấm là thúc đẩy tự do ngôn luận và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà quan sát như Giáo sư Jeon Young-sun làm việc tại Đại học Konkuk cho rằng Bình Nhưỡng có khả năng sẽ không có phản ứng tương tự.
Sáng kiến này được cho là sẽ nhận được sự ủng hộ từ đảng Dân chủ đối lập của Hàn Quốc đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Đảng này từ lâu luôn tìm cách sửa đổi hoặc bãi bỏ Đạo luật An ninh Quốc gia.
Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục leo thang trong những tháng gần đây, cùng với việc Seoul thực hiện các cuộc tập trận chung với lực lượng Mỹ và Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa.
Hồi tháng 8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đề nghị hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên để đổi lấy việc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã bác bỏ các cuộc đàm phán hòa bình.
Triều Tiên tuyên bố toàn bộ bệnh nhân trong làn sóng COVID-19 đầu tiên đã hồi phục Hôm 5/8, Triều Tiên lần đầu tiên thông báo tất cả các bệnh nhân sốt của nước này đã hoàn toàn hồi phục, đánh dấu làn sóng COVID-19 đầu tiên đã kết thúc. Người dân xem TV phát bản tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Elon Musk: Bi kịch tuổi thơ và bước đổi đời thành siêu giàu

Quy định cấm khách tới kỳ kinh nguyệt không được vào đền thờ gây tranh cãi

Trung Quốc đáp trả "tối hậu thư" về thuế của ông Trump

Ukraine rút chạy ở Kursk, Nga ồ ạt tấn công "đốt nóng" mặt trận biên giới

Những trí thức bằng cấp cao đi làm công việc chân tay gây xôn xao

Fed đang họp kín

Thuế quan sẽ tác động như thế nào đến ngành công nghiệp ô tô Mỹ?

Chứng khoán Mỹ biến động như tàu lượn vì tin giả ông Trump hoãn áp thuế

Ukraine dọa tấn công cầu Crimea

Mỹ lo ngại bị EU "gạt khỏi" kế hoạch quốc phòng 150 tỷ euro

Ukraine giăng bẫy, đánh lừa quân Nga vào trận địa phục kích

Châu Âu chuẩn bị tung gói thuế 28 tỷ USD để trả đũa Mỹ?
Có thể bạn quan tâm

Công viên 'nhà 7 màu' gây sốt tại Hong Kong
Du lịch
08:30:50 08/04/2025
Nhìn rất Kim Seon Ho nhưng lại là Bạch Lộc: Ngoan xinh yêu hết phần thiên hạ, netizen "xỉu up xỉu down"
Hậu trường phim
08:21:22 08/04/2025
Sao nữ Thiên Long Bát Bộ tuyên bố ly hôn, lí do gì mà phát biểu: "Tôi nhẫn nhịn đủ rồi!"
Sao việt
08:10:16 08/04/2025
Lén xem lịch sử mua sắm của bạn trai, tôi quyết định hủy hôn ngay lập tức
Góc tâm tình
07:56:56 08/04/2025
T1 tiếp tục lập "cột mốc" mới nhưng chưa hẳn hoàn toàn vì Faker
Mọt game
07:56:37 08/04/2025
Nữ thạc sỹ giấu bằng, xin làm nhân viên phục vụ ở căn tin
Netizen
07:52:37 08/04/2025
Nhóm thanh niên mua gậy cao su, dùi cui điện giả danh 141 đi tuần tra
Pháp luật
07:48:55 08/04/2025
Dấu chấm hết của nhóm nữ đẹp nhất Hàn Quốc: 10 năm đổi lại cái kết không trọn vẹn
Nhạc quốc tế
07:09:05 08/04/2025
Chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) trên người
Sức khỏe
06:30:54 08/04/2025
Có khai thác ngay 40 mỏ vàng Tây Bắc khi giá vàng đang cao: Cục Địa chất nói gì?
Tin nổi bật
06:29:18 08/04/2025