Các tỉnh phía bắc đề phòng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, hiện nay một vùng nhiễu động gió đông ở rìa nam áp cao cận nhiệt đới vẫn đang dịch chuyển về phía tây .
Hôm nay (8-10), ở khu vực phía đông Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (lượng mưa phổ biến 50 đến 150 mm/đợt, riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình có nơi hơn 250 mm/đợt). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo dõi mưa lớn đề phòng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Không khí lạnh ở phía bắc có xu hướng hoạt động mạnh từ nửa cuối tháng 10. Các tỉnh Nam Bộ tiếp tục khắc phục hậu quả ngập lụt, triều cường, ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất.
Lực lượng chức năng giúp người dân thị trấn Dương ông, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) làm bờ kè chống sạt lở. Ảnh: HOÀNG TRUNG
Mưa lớn chiều tối 6-10 đã làm ngập cục bộ tại một số vị trí trên quốc lộ 51 đoạn qua TP Biên Hòa (ồng Nai) và quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Dĩ An (Bình Dương) gây ách tắc giao thông; đến 20 giờ ngày 6-10 nước rút, các phương tiện đã di chuyển được.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh có 80 trong số 200 km bờ biển đang bị sạt lở, nhiều đoạn sạt lở rất nghiêm trọng. UBND tỉnh ban hành quyết định tình huống khẩn cấp đối với ba vị trí, tổng chiều dài 15,7 km. Các vị trí đã có quyết định tình huống khẩn cấp của tỉnh gồm: Khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên; Xẻo Nhàu và vàm Kim Quy đến Tiểu Dừa, huyện An Minh. Toàn tỉnh hiện cần hơn 1.600 tỷ đồng để chống sạt lở bờ biển.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang yêu cầu phòng nông nghiệp các địa phương rà soát diện tích mía đã ngập lũ có thể bị ảnh hưởng năng suất và chất lượng, để phối hợp Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ sớm thu mua mía cho người dân. Niên vụ mía 2018 – 2019, toàn tỉnh xuống giống gần 8.200 ha, đạt hơn 92% kế hoạch, giảm gần 2.500 ha so cùng kỳ; đến nay đã thu hoạch hơn 1.800 ha tại thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.
Video đang HOT
Thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện cù lao Tân Phú ông, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi gần 500 ha đất trồng lúa một vụ sang trồng rau màu và cây ăn trái đặc sản; trong đó, riêng cây sả đạt gần 360 ha, còn lại là mãng cầu xiêm. ây là những cây trồng chịu hạn mặn, cho năng suất, sản lượng cao và được thị trường ưa chuộng.
Chiều 6-10, tàu cá Na 30833 TS đang hoạt động tại vị trí thuộc vùng biển Thừa Thiên – Huế, cách bờ Phú Lộc 8 hải lý, cách Hòn Chỏ khoảng 7 hải lý bị hỏng máy, phải neo tại chỗ. Trên tàu có hai thuyền viên, không có máy định vị. Thời tiết khu vực có mưa dông, tàu yêu cầu trợ giúp khẩn cấp. Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đã chuyển báo cáo tới đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực để có phương án hỗ trợ kịp thời, đồng thời tiếp tục theo dõi và trợ giúp thông tin cho tàu cá Na 30833 TS.
Trước đó, sáng 6-10, ài thông tin duyên hải à Nẵng tiếp nhận thông tin tàu cá B 99137 TS bị chìm cùng 12 thuyền viên tại khu vực quần đảo Trường Sa. Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đã báo cáo tới đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực để có phương án hỗ trợ. ến 12 giờ cùng ngày, 12 thuyền viên của tàu B 99137 TS đã được tàu BTh 97393 TS cứu an toàn và bàn giao cho tàu trục 624 Lữ đoàn 192 đưa vào đảo á Tây.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Cuối tuần, Bắc Bộ có đợt không khí lạnh
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (18-9) các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 40 đến 80 mm/24 giờ, có nơi hơn 120 mm/24 giờ. ợt mưa này có khả năng kéo dài trong một đến hai ngày tới.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ xảy ra lũ cục bộ, lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ông Nam Bộ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi tại xã Nghi Kim, TP Vinh (Nghệ An). Ảnh: Quang An
Theo dự báo, cuối tuần này (từ ngày 21 đến 22-9), các tỉnh Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh yếu. Khu vực ảnh hưởng trước tiên là khu đông bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh...
Từ ngày 18-9 đến 20-9, trên các sông nhỏ ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ ở mức B1 - B2. Nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tuyến kè Vân Cốc tại xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) đang bị sạt lở nghiêm trọng từ K3 120 đến K3 470. Khu vực sạt cơ kè có chiều dài khoảng 350 m, rộng cung sạt từ 0,5 đến 2 m; cao trình đỉnh cơ kè dương 6 m. Chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo người dân chủ động đề phòng sạt lở lên kế hoạch sửa chữa khẩn trương sự cố này.
Hiện, lượng nước tại các hồ chứa tại tỉnh Ninh Thuận đang cạn kiệt. Lượng nước tích được tại 21 hồ chứa do Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận quản lý chỉ đạt 97,35/194,49 triệu m3, đạt khoảng 50% dung tích thiết kế...
Trước những thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra đầu tháng 9, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành hỗ trợ 300 tỷ đồng để khắc phục cơ sở hạ tầng, đồng thời hỗ trợ người dân 750 tấn giống lúa các loại, 35 tấn giống rau để gieo trồng kịp thời vụ; 50 nghìn lít hóa chất tiêu độc, 22 thuyền vượt sông nhẹ và máy đẩy Yamaha 40 mã lực để các địa phương vùng lũ chủ động cứu hộ, cứu nạn...
Chính quyền TP Long Xuyên (An Giang) đã đến thăm hỏi, hỗ trợ hộ ông Võ Văn Xiểm 20 triệu đồng; hỗ trợ ba hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng sẵn sàng di dời khi cần thiết. Trước đó, ngày 15-9, bờ sông Hậu, thuộc tổ 6, ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa Hưng bị sạt lở dài 40 m, sâu vào đất liền 5 m đã làm gia đình ông Xiểm phải khẩn cấp di dời nhà ra khỏi khu vực sạt lở.
Mưa lớn từ ngày 15 đến 17-9 đã làm tỉnh lộ 707, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) sạt lở nghiêm trọng. Tại Km 32, đoạn ngang qua Bẫy đá Pinăng Tắc, hàng trăm khối đất đá đổ xuống làm giao thông tắc nghẽn. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục sự cố, đến 11 giờ ngày 17-9, người dân tạm thời đi lại được.
Sau khi tạm thời khống chế dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), một số địa phương đã triển khai hỗ trợ người chăn nuôi khôi phục nghề nuôi lợn. Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt mức hỗ trợ thiệt hại cho hơn 7.200 hộ dân có hơn 62 nghìn con lợn nhiễm DTLCP, với tổng kinh phí gần 120 tỷ đồng. Hiện, các huyện đã chi trả cho hơn 3.000 hộ với kinh phí hơn 71 tỷ đồng, đạt gần 60% kế hoạch. ến nay, tỉnh An Giang đã chi hơn 16 tỷ đồng hỗ trợ hộ chăn nuôi lợn bị tiêu hủy vì DTLCP ở năm huyện: Phú Tân, Châu Phú, An Phú, TX Tân Châu, TP Long Xuyên. Tính đến giữa tháng 9, tỉnh đã tiêu hủy hơn 1,6 triệu kg lợn nhiễm dịch. Tỉnh Tiền Giang có 4.777 hộ chăn nuôi đề xuất hỗ trợ kinh phí do nhiễm DTLCP. Trong số này, hộ chăn nuôi đã được thẩm định hồ sơ (cấp huyện) đạt 1.413 hộ (30,71%), hộ được hưởng kinh phí hỗ trợ mới đạt 50 hộ (1,05%).
Chưa đầy một tháng sau khi công bố hết DTLCP, tại TP Vinh (Nghệ An), DTLCP đã xuất hiện trở lại. Ngày 16-9, lực lượng chức năng tiêu hủy 64 con lợn của hai hộ gia đình tại xã Nghi Kim nhiễm bệnh.
Từ ngày phát sinh ổ DTLCP đầu tiên (23-2) đến nay, dịch đã xảy ra tại 12.796 hộ chăn nuôi ở 1.597 thôn, 420 xã, thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 96.964 con lợn. Có 81 xã tái phát DTLCP. Toàn tỉnh có 1.102 thôn đang còn dịch.
Toàn tỉnh ồng Nai có 676 ha bị dịch khảm lá mì. Các địa phương trong tỉnh đang tập trung công tác tuyên truyền, vận động nông dân quan tâm việc phòng, chống dịch; thực hiện tiêu hủy đối với những diện tích nhiễm nặng.
Theo NDĐT
Tin mới nhất cơn bão số 4: Bão cách Quảng Bình - Quảng Trị 480km Theo TT Dự báo Khí tượng thủy văn, hồi 04 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông....