Các tiện ích của Google dành cho doanh nhân
Không chỉ là công cụ tìm kiếm đắc lực, ‘ông lớn’ Google còn cung cấp những chức năng miễn phí, hiệu quả phục vụ quá trình làm việc của các doanh nhân.
Từ tạo ghi chú, vẽ biểu đồ cho đến phân tích dữ liệu, cập nhật xu hướng thị trường… đều là những tiện ích Google có thể đem lại cho doanh nhân
Google Keep là công cụ hoàn hảo giúp các doanh nhân quản lý các đầu việc hằng ngày. Giao diện Google Keep nổi bật bởi sự đơn giản và tiện dụng, không hề thua kém tính năng ghi chú trên smartphone hay các ứng dụng lập kế hoạch thông thường. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng tạo lời nhắc công việc, thêm nhãn dán, màu sắc, chụp ảnh, vẽ và ghi âm cho phần ghi chú của mình thêm sinh động và dễ nhớ hơn. Ngoài ra, Google Keep còn liên kết với các dịch vụ khác của Google như Drive, Mail… Người dùng có thể tạo lời nhắc công việc và yêu cầu Keep gửi thông báo vào hộp thư cho mình.
Thuyết trình, làm báo cáo là những công việc bình thường đối với mỗi doanh nhân, nhưng không phải ai cũng có thời gian tìm kiếm, chắt lọc thông tin một cách chính xác từ kho dữ liệu bao la của Internet. Do đó, trang web tìm kiếm trực tuyến Google Scholar ra đời với mục đích cung cấp cho người dùng các tài liệu chuyên ngành từ những tạp chí, giấy tờ và sách vở đã qua kiểm định, được phân loại theo ngày tháng, nơi xuất bản, số lượng chữ và số lượng trích dẫn sang các tài liệu khác.
Video đang HOT
Think with Google là môi trường trực tuyến chuyên cập nhật những xu hướng tiêu dùng mới, những thông tin về thị trường kinh doanh. Trang web liên tục cung cấp vô số nội dung hữu ích mà các doanh nhân có thể tận dụng nhằm phát triển doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, Think With Google cũng có bộ sưu tập các chiến dịch quảng cáo để người dùng tham khảo lấy ý tưởng.
Hơn 100 tỉ lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi tháng, do đó, nếu doanh nghiệp của bạn không góp mặt trên Google tức là bạn đang đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh. Google Bussinesss là công cụ miễn phí cho phép bạn tự giới thiệu doanh nghiệp của mình, tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn, giúp doanh nghiệp nhỏ dễ dàng niêm yết địa chỉ trên Maps, Google và trên thanh công cụ tìm kiếm.
Google Analytics là công cụ đắc lực cho phép các nhà quảng cáo trên nền tảng số theo dõi hoạt động từ trang web của mình. Google Analytics đưa ra thống kê về lưu lượng truy cập, vị trí địa lý, thời gian trung bình của một phiên truy cập, tỉ lệ thoát trang… Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thu hút và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng. Dựa trên dữ liệu miễn phí mà Google Analytics cung cấp, doanh nghiệp có thể phân tích và điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Keyword Planner là một phần của Google Adwords – nơi các doanh nhân thực hiện chiến dịch SEO trên Google. Nhưng trước khi bước vào giai đoạn chạy quảng cáo, Keyword Planner sẽ giúp bạn đặt những viên gạch đầu tiên cho chiến dịch thông qua việc khám phá các từ khóa phổ biến cùng các chỉ số quan trọng như lưu lượng tìm kiếm, độ khó từ khóa, mức độ cạnh tranh của chúng… Bạn cũng có thể bước đầu xác định đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên những thông tin khác như vùng miền, giới tính, thiết bị mà họ sử dụng để tìm kiếm các từ khóa.
Google Drawing cũng hỗ trợ các doanh nhân trong việc tạo hình ảnh sinh động, trực quan cho thuyết trình và báo cáo. Các công cụ Google Docs, Sheets và Slides đã quá phổ biến nên nhiều người thường bỏ quên Google Drawing – công cụ giúp vẽ biểu đồ, cho phép tạo biểu đồ, thiết kế Infographic, mời người tham gia chỉnh sửa bản vẽ trực tuyến… một cách dễ dàng và tiện dụng. Sau khi tạo xong, ta có thể chèn bản vẽ vào Docs hay các trang web khác.
Hiện nay dịch vụ viết blog của Google dường như chỉ phổ biến với những blogger chứ ít doanh nghiệp nào chịu khai phá hết tiềm năng của nó. Các doanh nghiệp có thể dùng Google Blogger để giới thiệu sản phẩm, cập nhật tin tức mới nhất của công ty… Dịch vụ này cũng cho phép bạn chạy SEO dễ dàng hơn trên thanh tìm kiếm của Google.
Đại dịch càng làm 4 'ông lớn' công nghệ giàu có
Amazon, Facebook, Apple và Google công bố báo cáo tài chính cho thấy kết quả kinh doanh khả quan, bất chấp đại dịch.
Facebook ngày 30/7 thông báo nền tảng này đã thu hút hơn 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Con số này được tính đến hết quý II, gộp cả người dùng của Instagram và WhatsApp. Facebook cho biết kết quả này phản ánh "nhu cầu kết nối gia tăng khi mọi người trên thế giới dành nhiều thời gian ở nhà hơn".
Vui mừng nhất có lẽ là Amazon. Hãng khổng lồ bán lẻ trực tuyến Mỹ báo cáo doanh thu sau thuế quý vừa qua đạt 88,9 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Khoản doanh thu này đã vượt 8 tỷ USD so với dự đoán trước đó, do nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng mạnh.
Apple những năm gần đây chứng kiến doanh thu chững lại, thậm chí suy giảm ở một số thị trường. Tuy nhiên, hãng vẫn có kết quả kinh doanh tích cực khi tăng 11% doanh số bán hàng trong quý vừa qua. Doanh thu chủ yếu đến từ tăng trưởng trong mảng phần cứng và dịch vụ điện tử. CEO Apple, Tim Cook, gọi kết quả này là "bằng chứng thuyết phục về vai trò của sản phẩm Apple trong cuộc sống của khách hàng, dù trong khoảng thời gian khó khăn".
Ngược lại, Alphabet, công ty mẹ của Google, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động có doanh thu giảm hai năm liên tiếp. Nguyên nhân được cho là do mảng kinh doanh quảng cáo bị tổn thất nghiêm trọng vì đại dịch và suy thoái kinh tế.
Bốn công ty công nghệ lớn của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tình hình kinh doanh của nhóm ngành công nghệ được coi là điểm sáng trong bức tranh kinh tế u ám của Mỹ. Theo số liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA), GDP quý II của Mỹ giảm 33% - mức giảm cao nhất trong lịch sử của nền kinh tế này. Kết quả kinh doanh của các ông lớn công nghệ có thể làm hài lòng các nhà đầu tư, nhưng lại khiến các công ty này lọt vào tầm ngắm của cơ quan chức trách Mỹ.
Tiểu ban chống độc quyền - Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ - hôm 29/7 đã chất vấn 4 CEO của Amazon, Facebook, Apple và Google liên quan đến hành vi cạnh tranh.
Phiên điều trần đề cập tới mọi thứ, từ chiến lược của Facebook sau vụ mua lại các công ty đối thủ, cho tới việc liệu Amazon có sử dụng thông tin sản phẩm được bán trên nền tảng để làm lợi cho riêng hãng không. Theo một số chuyên gia phân tích chính sách, phần trả lời của bốn vị CEO sẽ là bàn đạp cho việc sửa đổi, bổ sung luật chống độc quyền hiện hành hoặc thậm chí tách nhỏ các công ty này trong tương lai.
Có lẽ nhận ra rằng trong đại dịch, các công ty công nghệ vẫn có thể lớn mạnh hơn, các CEO đã nhấn mạnh vào đóng góp của doanh nghiệp mình với nước Mỹ.
Trong báo cáo tài chính của Amazon, CEO Bezos đề cập tới việc công ty đã tạo cho nền kinh tế Mỹ 175.000 việc làm mới tính từ tháng 3. Ngoài ra, Amazon còn bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế thông qua nhiều dự án đầu tư vốn khác nhau.
CEO Tim Cook trong cuộc gọi với giới phân tích nhấn mạnh Apple tập trung vào tăng kích thước "miếng bánh". "Công ty luôn đảm bảo thành công của chúng tôi cũng là thành công của bạn và mong muốn mọi thứ chúng tôi tạo ra đều hướng tới mục tiêu mang lại cơ hội cho người khác", Cook nói.
Cook cũng không quên nói về vai trò của App Store, chủ đề được nhiều nhà làm luật chất vấn trong phiên điều trần. Cook chia sẻ: "Trong giai đoạn Covid-19, bạn có thể biết được sức chống chịu của nền kinh tế và làm thế nào App Store hỗ trợ đặt hàng từ xa cho các nhà hàng. Chúng tôi thậm chí còn giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ triển khai dịch vụ thương mại điện tử và tạo cơ hội cho các nhà sáng tạo nội dung". Cook cũng lấy làm tiếc dù kết quả kinh doanh của Apple thành công nhưng ngoài kia còn rất nhiều doanh nghiệp đang phải đấu tranh từng ngày.
Cũng trong cuộc thoại với các nhà phân tích hôm 30/7, CEO Facebook, Mark Zuckerberg miêu tả ngành công nghệ nước này là "câu chuyện thành công của Mỹ". "Những sản phẩm chúng tôi tạo ra đã thay đổi thế giới, tạo nên một nơi tốt đẹp hơn cho con người. Kể từ khi Covid-19 bùng phát, mọi người sử dụng các dịch vụ của chúng tôi để kết nối với bạn bè và gia đình. Cũng nhờ nó, nhiều doanh nghiệp có thể hoạt động online khi cửa hàng bị đóng cửa", Zuckerberg nói. "Bằng nhiều cách khác nhau, các dịch vụ của chúng tôi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết".
iOS 14 Beta nâng cấp tính năng cảnh báo Covid-19 Bản cập nhật phần mềm mới nhất của Apple tách riêng tính năng Exposure Notification, thêm thiết lập quyền chia sẻ dữ liệu. Công nghệ truy vết người nhiễm Covid-19 Exposure Notification mà Apple và Google cùng phát triển đã được tung ra từ tháng 5, nhưng tới bản cập nhật iOS 14 Beta 4, mới được tách riêng thành một tính năng...