Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 14/4
Khép lại phiên 14/4, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo tăng hơn 3,1% lên 19.638,81 điểm, mức cao nhất một tháng qua, trong khi chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải tăng 1,6% lên 2.827,28 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch 14/4, khi số liệu thương mại có phần khả quan hơn dự đoán của Trung Quốc cho thấy nước này đã phần nào phục hồi từ thiệt hại kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Khép lại phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo tăng hơn 3,1% lên 19.638,81 điểm, mức cao nhất một tháng qua. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải tăng 1,6% lên 2.827,28 điểm, còn chỉ số Hang Seng trên thị trường Hong Kong ghi thêm 0,6% lên 24.435,40 điểm sau bốn ngày nghỉ.
Video đang HOT
Thị trường Sydney cũng đóng phiên với mức tăng 1,9%, dù tỷ lệ thất nghiệp của Australia được dự đoán sẽ tăng gấp đôi lên 10% trong quý 2/2020, và một khảo sát của Ngân hàng National Australia Bank cho thấy niềm tin kinh doanh đang ở mức thấp kỷ lục.
Trung Quốc nhìn chung đã có thể kiểm soát được dịch COVID-19, nhưng các biện pháp chống dịch mạnh mẽ cùng đã làm tê liệt phần lớn nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại và các lệnh hạn chế đi lại cũng dần được nới lỏng ở trung tâm công nghiệp Vũ Hán, số liệu thương mại được công bố ngày 14/3 đã khả quan hơn so với các dự đoán trước đó của thị trường.
Theo đó, trong tháng Ba, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 6,6% và nhập khẩu giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức giảm dự đoán giảm từ 10% trở lên trong cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg.
Nhưng chuyên gia Julian Evans-Pritchard của Capital Economics cảnh báo “điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước” đối với các công ty xuất khẩu của Trung Quốc, khi nhiều “cơn gió ngược” có thể sẽ xuất hiện trong những tháng tiếp theo do các đối tác thương mại lớn của nước này đều đang chống chọi với dịch COVID-19.
Giới đầu tư đang đón đợi số liệu GDP hàng quý của Trung Quốc, dự kiến được công bố vào ngày 17/4 tới. Giới quan sát dự đoán kinh tế nước này có thể đã giảm 6,2% trong quý I/2020.
Phiên này, tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-INDEX tăng 1,62 điểm, hay 0,21% lên 767,41 điểm, trong khi chỉ số HNX-INDEX lại giảm nhẹ 0,01 điểm, hay 0,01% xuống 107,15 điểm./.
Khánh Ly
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 13/4
Các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên 13/4, khi các nhà đầu tư thận trọng trước thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, và những dấu hiệu ban đầu cho thấy tiến triển trong nỗ lực đẩy lùi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bảng điện tử thông báo chỉ số Hang Seng tại sàn giao dịch chứng khoán ở Hong Kong, Trung Quốc ngày 9/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,3%, hay 455,1 điểm, xuống 19.043,4 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,49%, hay 13,58 điểm, xuống 2.783,05 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,88%, hay 34,94 điểm, xuống 1.825,76 điểm. Thị trường Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ.
Các nước thành viên OPEC, đứng đầu là Saudi Arabia, và các nước đồng minh, dẫn đầu là Nga ngày 11/4 đã đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày từ tháng 5/2020.
Giá dầu kỳ hạn tại châu Á tăng mạnh vào đầu phiên, với giá dầu WTI tăng gần 8% và giá dầu Brent tăng 5%, trước khi tăng nhẹ hơn trong phiên chiều. Giá dầu phục hồi sau nhiều tháng sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh đến nhu cầu và cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga, khi cả hai nước tăng sản lượng để duy trì thị phần.
Tổng thư ký OPEC, Mohammad Barkindo, cho rằng mức cắt giảm sản lượng như vậy là lớn chưa từng có, nhưng các nhà phân tích nhận định mức này có thể là chưa đủ để duy trì sự phục hồi trong dài hạn.
Người phụ trách chiến lược thị trường của AxiCorp, Stephen Innes, cho rằng vẫn có lo ngại rằng thỏa thuận là chưa đủ và quá muộn để có thể ngăn chặn giá dầu giảm trong những tuần tới khi các kho dự trữ đầy lên.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi những dấu hiệu cho thấy thế giới sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch, khi hơn 1,8 triệu người trên toàn cầu được xác nhận mắc COVID-19, trong đó có hơn 112.500 ca tử vong. Cuối tuần qua đã có những tia hy vọng rằng cuộc khủng hoảng có thể đã đạt đỉnh ở một số nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Italy đã ghi nhận số ca tử vong thấp nhất trong ba tuần vào ngày Lễ Phục sinh và số ca tử vong giảm tại Pháp.
Trong khi đó, cố vấn y tế của Nhà Trắng Anthony Fauci nói rằng Mỹ có thể sẵn sàng từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế từ tháng tới, dù nước này vẫn đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong.
Theo ông Innes, vấn đề quan trọng nhất hiện nay về triển vọng của nền kinh tế là tốc độ kiểm soát dịch sẽ nhanh đến đâu. Ông cho rằng, các nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng các hoạt động bị đóng cửa sẽ không gây ra thiệt hại vĩnh viễn và kéo dài đối với các nền kinh tế.
Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch 13/4, chỉ số HNX-Index tăng 0,92% (0,99 điểm) lên 107,16 điểm và VN-Index tăng 1,04% (7,85 điểm) lên 765,79 điểm.
Lê Minh
Chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Á tăng điểm trong phiên 9/4 Việc tốc độ lây nhiễm mới chậm lại đã "tiếp sức" cho các chỉ số chứng khoán khi các nhà đầu tư cho rằng các biện pháp phong tỏa, vốn đang làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, sẽ được nới lỏng. Ảnh minh họa. (Nguồn: pulse.zerodha.com) Thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên 9/4, theo chân đà tăng...