Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 9/6
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên giao dịch 9/6, khi tâm lý lạc quan về việc tái mở cửa các nền kinh tế đã “lấn át” hoạt động chốt lời trước đó.
Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 9/6. Ảnh minh họa: AFP
Hiện tại, tâm lý trên thị trường khá tích cực, trong bối cảnh chính phủ nhiều nước đang dần dỡ bỏ các lệnh giới hạn được áp dụng trước đó để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Nổi bật trong phiên này là hai thị trường chứng khoán Sydney và Hong Kong, khi giới giao dịch nhận được lực đẩy từ Phố Wall, nơi chỉ số Nasdaq đã khép phiên trước đó ở mức cao kỷ lục, còn chỉ số S&P 500 đã bù đắp được toàn bộ đà giảm trong năm nay.
Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,1% lên 25.057,22 điểm, còn thị trường Sydney tăng hơn 2% khi giới đầu tư quay lại sau kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài trước đó.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6% lên 2.956,11 điểm. Thị trường Đài Bắc ghi thêm 0,2%, Mumbai tăng 0,4%, trong khi các thị trường Singapore và Manila đều tăng hơn 1%. Thị trường Seoul cũng tiến thêm 0,2% bất chấp những lo ngại địa chính trị sau động thái tiêu cực mới đây của Triều Tiên.
Nhưng hoạt động bán ra chốt lời vẫn đè nặng lên thị trường Tokyo, khiến chỉ số Nikkei 225 mất 0,4% xuống 23.091,03 điểm. Thị trường Wellington cũng giảm 2% sau khi tăng đến hơn 3% trong phiên trước.
Phiên này, thị trường Việt Nam chứng kiến sự biến động trái chiều của hai chỉ số chính, trong đó chỉ số VN-INDEX giảm nhẹ 0,49 điểm, hay 0,05% xuống 899,43 điểm, trong khi chỉ số HNX-INDEX nhích thêm 0,03 điểm, hay 0,02% lên 120,13 điểm.
Trong khi giới đầu tư đang kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại, nhiều chuyên gia vẫn đưa nhiều cảnh báo. Chuyên gia Tai Hui của công ty JP Morgan Asset Management cho rằng, điều đáng ngại hơn là hoạt động kinh tế toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước đại dịch.
Ông Tai Hui cảnh báo phải mất thời gian dài thì kinh tế thế giới mới phục hồi hoàn toàn, và điều này còn đòi hỏi phải có phải pháp về mặt y tế như có vắc-xin hay phương pháp xét nghiệm COVID-19 chính xác và hiệu quả. Chuyên gia này nhấn mạnh nguy cơ đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai vẫn chưa bị đẩy lùi.
Bên cạnh đó, ông Tai Hui còn đề cập đến những nguy cơ khác đối với nền kinh tế, như sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, cũng như tác động của tình trạng phá sản và thất nghiệp tràn lan./.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào chứng khoán
VN-Index áp sát mốc 900 điểm; Tiếp tục gỡ khó giãn nợ vay cho khách hàng; Margin nóng theo dòng chảy tiền mới; Sóng ngắn tin đồn; Dòng tiền vẫn khỏe; Chứng khoán châu Á tiếp tục nới rộng đà tăng; Chứng khoán Hồng Kông tìm luồng sinh khí mới...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Video đang HOT
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/6 tăng 30.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 70.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 48,35 - 48,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 28,9 USD xuống 1.684 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá nhích dần và lên gần 1.695 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 7 trên sàn Comex New York tăng 16,7 USD lên 1.695,2 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,05% xuống 96,89 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.240 đồng, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.320 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,28 USD ( 0,71%), lên 39,83 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,41 USD ( 0,97%), lên 42,71 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Thanh khoản gia tăng VN-Index tiếp cận mốc 900 điểm
Đà tăng của thị trường tiếp tục mạnh lên hơn trong phiên sáng nay khi được tiếp thêm động lực sau thông tin Quốc hội chính thức thông qua EVFTA và EVIPA. VN-Index theo đó thẳng lên mốc 900 điểm.
Bước sang phiên chiều, sau khi nới đà đi lên, thị trường đã dần hạ nhiệt do sự suy yếu của một số bluechip. Mặc dù có nỗ lực về cuối phiên nhưng VN-Index vẫn lỗi hẹn với ngưỡng 900 điểm khi đóng cửa.
Một số mã lớn trở nên suy yếu như VCB, VHM chỉ còn tăng trên dưới 0,5%, VIC, CTG và SAB cũng chỉ còn tăng hơn 1%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã nhà FLC như ROS, FLC, AMD, KLF vẫn nóng khi đều tăng kịch trần, trong đó ROS khớp 44,37 triệu đơn vị và dư mua trần 11,56 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, HQC, ITA, HSG, DLG, HAG, HHS, IDI, TTF, ASM, SCR, TTB, EVG..cúng đóng cửa trong sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 13,72 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 373,65 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/6: VN-Index tăng 13,7 điểm ( 1,55%), lên 899,92 điểm; HNX-Index tăng 2,02 điểm ( 1,71%), lên 120,1 điểm; UpCoM-Index tăng 0,87 điểm ( 1,54%), lên 57,3 điểm.
Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 5 giảm xuống còn 13,3% từ mức kỷ lục 14,7% trong tháng 4.
Cũng theo báo cáo, trong tháng 5 có 2,51 triệu việc làm được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp, sau khi sụt giảm kỷ lục 20,7 triệu việc làm trong tháng 4. Trong khi đó, các nhà kinh tế dự báo sẽ có thêm 8 triệu việc làm bị mất trong tháng 5, nâng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lên mức kỷ lục 19,8%.
Thông tin kinh tế tích cực trên cùng với đà tăng mạnh của giá dầu thô sau khi OPEC thông báo gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục đến tháng 9 thay vì đến tháng 7 như ban đầu đã giúp phố Wall có phiên giao dịch thăng hoa cuối tuần.
Kết thúc phiên 5/6, chỉ số Dow Jones tăng 829,16 điểm ( 3,15%), lên 27.110,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 81,58 điểm ( 2,62%), lên 3.193,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 198,27 điểm ( 2,06%), lên 9.814,08 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng nhờ động lực từ phiên thăng hoa của phố Wall phiên cuối tuần trước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,37% lên 23.178,10 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,13% lên 1.630,72 điểm.
Phản ánh niềm tin vào sự hồi sinh của nền kinh tế toàn cầu tăng lên, đồng yên trú ẩn đã tiếp tục giảm so với đồng USD ở mức 109,85 yên/USD, mức cao nhất trong hơn 2 tháng qua.
Đồng yên yếu hơn thúc đẩy các nhà sản xuất Nhật Bản với 2 cổ phiếu lớn của Nissan và Mazda lần lượt tăng 7,8% và 5,7%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn tăng mạnh vào thứ Sáu cũng khiến nhóm cổ phiếu tài chính nhảy vọt với Dai-ichi Life Holdings đã tăng 6,5% và Mitsubishi UFJ (MUFG) tăng 4,5%.
Sau tin OPEC đống cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, các công ty khai thác dầu khí hàng đầu của nhật Inpex và Japan Petroleum Exploration lần lượt tăng 5,1% và 3,8%, trong khi các nhà bán buôn dầu JXTG Holdings và Idemitsu Kosan Showa Shell tăng 2,7% và 3%.
Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ, khi dữ liệu xuất nhập khẩu trong nước yếu kém đã củng cố hy vọng về việc có thêm nhiều biện pháp kích thích chính sách hơn nữa từ chính phủ để củng cố nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,24% lên 2.937,77 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,52% lên 4.021,95 điểm.
Sau khi tăng bất ngờ 3,5% trong tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 3,3% trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với mức 7% được Reuters dự báo trước đó.
Còn nhập khẩu tháng 5 trượt dốc 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm 14,2% trong tháng 4 và đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2016.
Trước đó, các nhà kinh tế dự báo với Reuters rằng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm 9,7% trong tháng 5.
Chứng khoán Hồng Kông đảo chiểu và suýt đánh mất tham chiếu khi giới đầu tư chốt lời mạnh nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng chưa đến 0,03% lên 24.776,77 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,57% xuống 10.008,88 điểm.
Trong phiên sáng, thị trường tích cực nhờ nhóm cổ phiếu vật liệu, xây dựng tăng 2,2% nhờ dự báo sẽ được hưởng lợi nhờ các chính sách mới của Trung Quốc về cơ sở hạ tầng.
Mặc dù vậy, thị trường về cuối phiên suy giảm do chịu áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, khi giảm 1,8%, do đã tăng mạnh 7,6% trong tuần trước.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng phiên thứ 7 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, khi dữ liệu việc làm của Mỹ tăng lên làm tăng hy vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,11% lên 2.184,29 điểm.
Cổ phiếu của Samsung Electronics Co Ltd giảm 1,08% khi Chủ tịch Jay Lee xuất hiện trước tòa án Hàn Quốc, chờ phán quyết về việc liệu các cáo buộc mới có khiến ông này phải trở lại nhà tù hay không.
Kết thúc phiên 8/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 314,37 điểm ( 1,34%), lên 23.178,10 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,97 điểm ( 0,24%), lên 2.937,77 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 6,36 điểm ( 0,23%), lên 24.776,77 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,42 điểm ( 0,11%), lên 2.184,29 điểm.
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới hơn 100.000 tài khoản trong 3 tháng Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới đã chững lại trong tháng 5 với 33.953 đơn vị. Chỉ trong 3 tháng (3, 4 và 5), lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới lên đến con số 102.427 đơn vị. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng...