Các thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi
Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 4/2.
Diễn biến này có được nhờ hoạt động mua vào sau khi phiên trước giảm mạnh, dù các nhà giao dịch vẫn lo ngại khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc.
Các thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Sự khởi sắc của các thị trường ở châu Á tiếp bước đà tăng trên phố Wall và tại châu Âu, dù tâm điểm chú ý vẫn hướng đến những nỗ lực của các nhà chức trách trong việc kiểm soát dịch bệnh do virus Corona.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, với số ca nhiễm mới và số người tử vong không ngừng tăng. Dịch bệnh vốn làm chao đảo các thị trường toàn cầu đã lan tới hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số nước đã thắt chặt quy định về việc đi lại, trong đó có việc cấm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Trong một động thái hiếm thấy, Trung Quốc đã thừa nhận những thiếu sót và khó khăn trong việc đối phó với dịch bệnh, khi nhiều người lo ngại dịch có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tác động đến các nước khác phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng của nước này.
Một số nhà quan sát cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cân nhắc khả năng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay do tác động từ dịch virus Corona.
Video đang HOT
Sau khi giảm gần 8% trong phiên 3/2, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải chốt phiên này tăng 1,3%, lên 2.783,29 điểm, nhờ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tiếp tục bơm gần 60 tỷ USD vào các thị trường tài chính ngày 4/2, sau khi bơm 173 tỷ USD hôm 3/2.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,21%, lên 26.675,98 điểm, một ngày sau khi số liệu cho thấy kinh tế của đặc khu hành chính này năm ngoái giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009. Thị trường này tăng điểm dù Hong Kong đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do virus Corona.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,5%, lên 23.084,59 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã chấm dứt chuỗi giảm điểm ba phiên liên tiếp khi tăng gần 2% trong phiên này, nhờ các nhà đầu tư nước ngoài mua vào sau khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp kích thích để hạn chế tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới. Chỉ số này tăng 1,84%, lên 2.157,9 điểm.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/2, chỉ số VN – Index tăng 0,95 điểm lên 929,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 197,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 3.941,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 114 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 187 mã giảm giá.
HNX – Index tăng 1,26 điểm lên 102,57 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 31 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 314,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 69 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 61 mã giảm giá./.
Lê Minh (Theo AFP)
Apple lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ châu Á hưởng lây
Nhiều chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán châu Á đều "bơi" vào vùng tích cực trong phiên giao dịch 10/1 sau khi căng thẳng Mỹ - Iran dịu đi và chứng khoán Mỹ thiết lập đỉnh mới.
Ngược sóng với khu vực, chứng khoán Trung Quốc đại lục chiều nay 10/1 "tụt ga" với chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt mất 0,26% và 0,22%. Ảnh: AFP
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% còn Topix nhích 0,26%. Cổ phiếu của Familymart - chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ 2 Nhật Bản là tâm điểm thị trường hôm nay khi bật tăng 2% trước thềm tập đoàn này công bố báo cáo lợi nhuận quý III/2019.
Trái với sóng tăng của Familymart, cổ phiếu "ông lớn" bán lẻ khác tại Nhật Bản - Fast Retailing - chiều nay mất 2,73%. Fast Retailing hôm 9/1 hạ dự báo kết quả kinh doanh trong năm 2019 do tình hình biểu tình và bạo loạn tại Hong Kong và làn sóng tẩy chay hàng Nhật của người tiêu dùng Hàn Quốc đã tác động xấu tới doanh số của chuỗi bán lẻ Uniqlo.
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng 0,57%. Trong khi đó, chỉ số Taiex của Đài Loan nhích lên 0,23% và hiện giới đầu tư đang giao dịch dè dặt để đợi kết quả bầu cử lãnh đạo hành pháp và tư pháp của Đài Loan diễn ra ngày mai 11/1.
Ngược sóng khu vực, chứng khoán Trung Quốc đại lục quay đầu giảm điểm với chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt trượt 0,26% và 0,22%, trong khi chứng khoán Hong Kong đi ngang.
Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,33%.
Diễn biến cổ phiếu các nhà cung cấp của Apple tại châu Á đang được theo sát sau khi cổ phiếu Apple đêm qua lập đỉnh mới với mức tăng 2,1%. Giới phân tích cho rằng cú bật tăng của cổ phiếu Apple là nhờ số liệu khả quan do chính phủ Trung Quốc công bố rằng doanh số iPhone tại thị trường này tăng 18% trong tháng 12/2019.
Tại Nhật Bản, cổ phiếu của Sharp và Alps Alpine lần lượt đi lên 0,87% và 1%, trong khi cổ phiếu LG (Hàn Quốc) bật mạnh hơn với 1,27% còn cổ phiếu Samsung Electronics lập kỷ lục mới trong phiên giao dịch khi tăng thêm 0,51%. Cổ phiếu công ty công nghệ Sunny Optical (Hong Kong) và Hon Hai Precision Industry (Đài Loan) hồi phục 1,42% và 1,72%.
Chứng khoán Australia cũng hồi phục với chỉ số S&P/ASX 200 lên điểm 0,75%, nhưng xuất hiện làn sóng bán tháo cổ phiếu khai khoáng trên thị trường này. Cổ phiếu Evolution Mining lao dốc mạnh nhất khi "bốc hơi" hơn 6%, theo sau là cổ phiếu của Kingsgate Consolidated và Newcrest Mining mất 2,22% và 1,43%.
Doanh số bán lẻ tháng 12/2019 của Australia vượt xa dự báo khi tăng tới 0,9% - mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2019 và bỏ xa dự báo tăng 0,4% của Reuters trước đó.
Sau những cú trượt giảm đầu tuần, chứng khoán Mỹ đêm qua hồi phục mạnh mẽ và lập đỉnh mới. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng phiên tăng 211,81 điểm lên sát nút mốc 29.000 khi đạt 28.956.90, còn S&P 500 nhích 0,7% lên 3.274,70 điểm và Nasdaq Composite lên điểm 0,8% và chốt phiên với 9.203,43 điểm.
Sức tăng của giá vàng phần nào bị hãm lại khi rủi ro chiến tranh lan rộng tại Trung Đông đã giảm sút sau khi cả Mỹ và Iran đều dịu giọng.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tiếp tục tăng cao lên 97,407 và tạo mạch tăng liên tục cho cả tuần. Đồng yên Nhật Bản trượt giá nhẹ so đầu tuần và giao dịch ở mức 109,53 JPY đổi 1 USD. Tiếp đà mất giá trong tuần, đô la Australia chiều nay giao dịch 1 AUD đổi 0,6874 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á tiếp tục sụt giảm sau khi căng thẳng Mỹ - Iran hạ nhiệt. Dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt giá 0,35% còn 59,34 USD/thùng còn giá dầu Brent giao kỳ hạn quốc tế giảm 0,34% còn 65,15 USD/thùng.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu.vn
Chứng khoán châu Á đi lên khi căng thẳng Mỹ-Iran dịu xuống Căng thẳng dịu xuống sẽ cho phép các nhà giao dịch chuyển sự chú ý đến báo cáo việc làm của Mỹ, dự kiến công bố ngày 10/1. Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm, còn các tài sản an toàn trong đó có vàng xuống giá trong phiên ngày 9/1, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran dịu...