Các thành viên chủ chốt đảng cầm quyền ủng hộ Thủ tướng Wickremesinghe làm Tổng thống
Theo hãng tin Reuters, một số thành viên chủ chốt của đảng cầm quyền ở Sri Lanka ngày 13/7 bày tỏ ủng hộ Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, người tuyên bố sẽ từ chức, lên làm tổng thống. Tuy nhiên, hiện chưa có quyết định chính thức được đưa ra.
Ông Ranil Wickremesinghe phát biểu trước những người ủng hộ tại Colombo, Sri Lanka, ngày 2/8/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo một nguồn tin giấu tên, các thành viên chủ chốt của đảng Nhân dân Sri Lanka (SLPP) đã nhóm họp tối 12/7 và “sự đồng thuận lớn” của họ là ông Wickremesinghe sẽ thay thế Tổng thống Gotabaya Rajapaksa sau khi ông này từ chức. Tin cho biết Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena sẽ nhận được đơn từ chức của Tổng thống Rajapaksa trong ngày 13/7. Theo kế hoạch, Quốc hội Sri Lanka sẽ bầu tổng thống mới vào ngày 20/7.
Hiện Tổng thống Rajapaksa đã rời Sri Lanka và đến Maldives sau khi chịu nhiều sức ép từ những người biểu tình. Người biểu tình cũng yêu cầu ông Wickremesinghe từ chức và ông này đã thông báo từ chức để mở đường thành lập một chính phủ đoàn kết.
Tình trạng hỗn loạn chính trị hiện nay có thể làm phức tạp hơn nữa nỗ lực nhằm giúp quốc gia Nam Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng khiến Sri Lanka không thể nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, thực phẩm và dược phẩm. Lạm phát ở Sri Lanka đã ở mức cao kỷ lục 54,6% trong tháng 6 và dự kiến sẽ tăng lên 70% trong những tháng tới.
Tổng thống Sri Lanka và vợ chạy khỏi đất nước giữa khủng hoảng
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, phu nhân và hai vệ sĩ đã lên máy bay của Không quân Sri Lanka để đến thành phố Male, thủ đô Maldives.
Video đang HOT
Người dân lũ lượt tới Văn phòng của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ba ngày sau khi nơi này bị người biểu tình tấn công, ngày 12/7/2022. Ảnh: AP
Tổng thống Sri Lanka đã bỏ trốn khỏi đất nước vào sáng sớm ngày 13/7, vài ngày sau khi những người biểu tình xông vào nhà riêng, dinh tổng thống và văn phòng thủ tướng trong cơn giận dữ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài 3 tháng gây ra tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu trầm trọng
Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách nhập cư giấu tên cho hay, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, phu nhân và hai vệ sĩ đã lên máy bay của Không quân Sri Lanka để đến thành phố Male, thủ đô Maldives.
Ông Rajapaksa đã đồng ý từ chức dưới áp lực từ người biểu tình. Trước đó, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết ông sẽ rời đi khi có chính phủ mới.
Các nhà lập pháp đã đồng ý bầu một tổng thống mới vào tuần tới nhưng vẫn đang chật vật quyết định thành lập chính phủ mới để đưa đất nước phá sản thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế và chính trị.
Những lời hứa từ chức của Tổng thống Rajapaksa đã không mang lại dấu hiệu chấm dứt cuộc khủng hoảng, và những người biểu tình thề sẽ chiếm các tòa nhà chính quyền cho đến khi các nhà lãnh đạo cao nhất không còn nắm quyền lực. Trong nhiều ngày qua, người dân đã đổ xô đến dinh tổng thống như thể đây là một điểm thu hút khách du lịch - họ bơi lội trong hồ, ngắm tranh và nằm dài trên những chiếc giường đầy gối. Có thời điểm, họ còn đốt phá tại nhà riêng của Thủ tướng Wickremesinghe.
Người biểu tình thoải mái bơi lội trong bể bơi tại Dinh Tổng thống Sri Lanka.
Mặc dù các nhà lập pháp Sri Lanka cuối ngày 11/7 đã đồng ý bầu tổng thống mới là một thành viên quốc hội vào ngày 20/7, nhưng họ vẫn chưa quyết định ai sẽ đảm nhận vị trí thủ tướng và tham gia nội các.
Tổng thống mới sẽ phục vụ phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông Rajapaksa, kết thúc vào năm 2024 - và có khả năng bổ nhiệm một thủ tướng mới, người sau đó sẽ phải được Quốc hội phê chuẩn.
Hiện tại, Thủ tướng Sri Lanka Wickremesinghe sẽ tạm giữ chức tổng thống cho đến khi chọn được người thay thế theo một thỏa thuận chắc chắn sẽ khiến những người biểu tình tức giận hơn nữa bởi họ yêu cầu ông Wickremesinghe phải ra đi ngay lập tức.
Tham nhũng và quản lý yếu kém đã khiến quốc đảo Sri Lanka chìm trong nợ nần và không có khả năng chi trả cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Sự thiếu hụt hàng hoá đã gieo rắc nỗi tuyệt vọng cho 22 triệu người của đất nước. Người Sri Lanka phải bỏ bữa và xếp hàng hàng giờ để tìm cách mua được chút nhiên liệu khan hiếm.
Cậu bé chật vật khênh bình gas khi chờ đợi nạp gas ở Colombo, Sri Lanka ngày 12/7/2022. Ảnh: AP
Trước khi cuộc khủng hoảng gần đây trở nên trầm trọng, nền kinh tế Sri Lanka đã được mở rộng và phát triển một tầng lớp trung lưu sống khá thoải mái.
Bế tắc chính trị đã đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc không có một chính phủ đoàn kết thay thế đã đe dọa trì hoãn một gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính phủ phải đệ trình một kế hoạch về tính bền vững nhằm trả nợ cho IMF vào tháng 8 trước khi đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, Sri Lanka đang phải dựa vào viện trợ từ nước láng giềng Ấn Độ và từ Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có đang đàm phán với Sri Lanka về các khoản vay khả thi hay không, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc không xác nhận thông tin về một cuộc thảo luận như vậy.
Người phát ngôn Vương Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết: "Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ vì khả năng của chúng tôi cho phép phát triển xã hội và phục hồi kinh tế của Sri Lanka".
Hôm 12/7, các nhà lãnh đạo tôn giáo của Sri Lanka đã kêu gọi người biểu tình rời khỏi các tòa nhà chính phủ. Tuy nhiên, nhóm này tuyên bố sẽ đợi cho đến khi cả Tổng thống Rajapaksa và Thủ tướng Wickremesinghe rời quyền lực.
Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng đã phá hủy triều đại chính trị Rajapaksa, vốn đã cai trị Sri Lanka trong phần lớn hai thập kỷ qua.
Những người biểu tình cáo buộc tổng thống và người thân của ông đã bòn rút tiền từ kho bạc của chính phủ trong nhiều năm và chính quyền của ông Rajapaksa đã đẩy nhanh sự sụp đổ của đất nước khi quản lý nền kinh tế yếu kém. Gia đình Tổng thống đã phủ nhận các cáo buộc tham nhũng, nhưng ông Rajakpaksa thừa nhận một số chính sách của ông đã góp phần vào cuộc khủng hoảng.
BREAKING NEWS: Tổng thống Sri Lanka sẽ từ chức vào ngày 13/7 Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Mahinda Abeywardana cho biết Tổng thống Sri Lanka, ông Gotabaya Rajapaksa, đã đồng ý từ chức vào tuần tới. Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa phát biểu tại lễ kỷ niệm 73 năm Ngày Độc lập ở Colombo, ngày 4/2/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Phát biểu trên truyền hình, ông Mahinda Abeywardana cho biết Tổng thống Gotabaya...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'
Có thể bạn quan tâm

Giá đắt cho những "yêng hùng đường phố"
Pháp luật
11:47:49 29/04/2025
Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn
Xe máy
11:47:20 29/04/2025
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu
Trắc nghiệm
11:46:15 29/04/2025
Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?
Sao âu mỹ
11:39:29 29/04/2025
Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5
Đồ 2-tek
11:39:05 29/04/2025
Duy Mạnh tròn 50 tuổi, sinh đúng năm đất nước thống nhất: "Mấy ông xem bóng đá ồn cỡ nào, nghe Quốc ca đều phải im phăng phắc"
Sao việt
11:33:46 29/04/2025
Cầu TH VTV: dùng AI khiến Trịnh Công Sơn 'sống lại', em gái lên tiếng, MXH ồn ào
Netizen
11:33:13 29/04/2025
SUV cùng phân khúc với Mitsubishi Xforce, trang bị lấn át Toyota Yaris Cross, giá hơn 320 triệu đồng
Ôtô
11:29:29 29/04/2025
G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?
Sao châu á
10:55:50 29/04/2025
Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết
Thế giới số
10:34:38 29/04/2025