Các thành phố Đông Nam Á thuộc nhóm ô nhiễm nhất thế giới
Mức độ ô nhiễm không khí tại một số thành phố lớn Đông Nam Á đang ở tình trạng nghiêm trọng nhất thế giới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Ô nhiễm không khí ở Bangkok ngày 24/1 (Ảnh: Reuters).
Theo báo cáo ngày 24/1 của tổ chức theo dõi chất lượng không khí IQAir, trong số 5 thành phố ô nhiễm nhất thế giới có một số thành phố Đông Nam Á gồm TPHCM (thứ hai), Phnom Penh (thứ tư) và Bangkok (thứ năm).
Tình trạng ô nhiễm không khí này do sự kết hợp của ô nhiễm công nghiệp, giao thông đông đúc, đốt rơm rạ.
Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, sương mù dày đặc bao phủ thành phố. Sức khỏe của người lao động, đặc biệt là những người dành phần lớn thời gian ở ngoài trời, đang bị ảnh hưởng.
Supot Sitthisiri, 55 tuổ.i, một tài xế, cho biết: “Mũi của tôi liên tục bị nghẹt. Tôi phải xì mũi liên tục”.
Video đang HOT
“Chính quyền nên hành động nhiều hơn, không chỉ công bố mức độ bụi cao và đóng cửa trường học. Cần phải làm nhiều hơn thế”, Khwannapat Intarit, 23 tuổ.i, nói.
Theo chính quyền thành phố, khoảng 300 trường học ở Bangkok đã đóng cửa trong tuần này.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Thái Lan Suriya Juangroongruangkit cho biết, trong nỗ lực hạn chế ô nhiễm, chính phủ sẽ cho phép giao thông công cộng miễn phí trong một tuần.
Trong bài viết trên mạng xã hội, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho hay các công ty và cơ quan chính phủ nên cho phép nhân viên làm việc tại nhà để giảm việc sử dụng ô tô và các công trường xây dựng nên sử dụng tấm chắn bụi.
Các chính phủ ở Đông Nam Á đang thúc đẩy các giải pháp dài hạn hơn để giảm thiểu ô nhiễm, bao gồm thuế carbon và khuyến khích sử dụng xe điện.
IQAir: Thế giới hiện chỉ có 7 nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO
Trong báo cáo mới nhất từ IQAir - công ty giám sát chất lượng không khí của Thụy Sĩ - chỉ có 7 quốc gia và 9% thành phố trên thế giới có chất lượng không khí đáp ứng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về ô nhiễm bụi mịn PM2.5.
Ấn Độ đứng trong 5 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất vào năm 2023. Ảnh: The New York Times
Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Tajikistan và Burkina Faso lần lượt được xếp hạng là 5 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất vào năm 2023, tính theo dân số. Trong khi đó, các thành phố có không khí tồi tệ nhất là New Delhi tại Ấn Độ, Dhaka tại Bangladesh, Ouagadougou tại Burkina Faso, Dushanbe tại Tajikistan và Baghdad của Iraq.
Ngược lại, Polynesia thuộc Pháp, Mauritius, Iceland, Grenada, Bermuda, New Zealand, Australia, Puerto Rico, Estonia và Phần Lan lần lượt là những quốc gia và vùng lãnh thổ đạt chuẩn chất lượng không khí và ghi nhận ít ô nhiễm nhất.
Các thành phố ghi nhận nồng độ bụi mịn PM2.5 (loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 micron), thấp nhất chủ yếu ở khu vực Châu Đại Dương, Scandinavia và Caribbean bao gồm Wellington tại New Zealand, Reykjavik tại Iceland và Hamilton tại Bermuda.
"Khoa học đã chứng minh khá rõ ràng về tác động của ô nhiễm không khí nhưng chúng ta đã quá quen với mức độ ô nhiễm nền quá cao để có thể khỏe mạnh", bà Glory Dolphin Hammes, giám đốc điều hành IQAir khu vực Bắc Mỹ cho biết.
Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới năm 2023 của IQAir cung cấp đán.h giá về chất lượng không khí dựa trên lượng bụi mịn PM2.5 từ 7.812 thành phố trải rộng trên 134 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ.
Dữ liệu được sử dụng để tạo báo cáo này được tổng hợp từ hơn 30.000 trạm giám sát chất lượng không khí do các tổ chức nghiên cứu, cơ quan chính phủ, trường đại học và cơ sở giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, công ty tư nhân và nhà khoa học công dân vận hành.
Hiện, nhiều khu vực đang có mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Báo cáo của IQAir cho thấy quốc gia ô nhiễm nhất thế giới hiện nay là Pakistan, với nồng độ bụi mịn PM2.5, cao hơn 14 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Tiếp theo đó là Ấn Độ, Tajikistan và Burkina Faso.
Thậm chí, ngay cả những quốc gia lớn đã đạt được tiến bộ trong hạn chế ô nhiễm không khí vẫn đang bị đ.e dọ.a. Từng được xem là nước có chất lượng không khí trong lành nhất trong số các quốc gia phương Tây, Canada hiện đang bị bao phủ bởi lượng bụi mịn PM2.5 dày đặc, phần lớn đến từ các vụ cháy rừng quy mô lớn.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, công cuộc cải thiện chất lượng không khí đã trở nên phức tạp hơn vào năm ngoái, do hoạt động phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, khi các báo cáo cho thấy mức bụi mịn PM2.5 đã tăng lên 6,5%.
Một báo cáo khác, do Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago (Epic) chỉ ra rằng ô nhiễm không khí giế.t chế.t khoảng 7 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới - nhiều hơn cả bệnh AIDS và bệnh sốt rét cộng lại - và gánh nặng này được cảm nhận rõ ràng nhất ở các nước đang phát triển vốn phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn để sưởi ấm, thắp sáng và nấu ăn.
Báo cáo thường niên lần thứ sáu của IQAir cho thấy khu vực ô nhiễm nhất thế giới vào năm ngoái là Begusarai ở Ấn Độ. Tuy nhiên, phần lớn các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi, đang thiếu các biện pháp đo chất lượng không khí đáng tin cậy.
Ngay cả khi WHO đã hạ tiêu chuẩn về mức bụi mịn PM2.5 an toàn vào năm 2021 xuống còn 2 microgam/m3, nhiều quốc gia, kể cả những nước châu Âu đã cải thiện chất lượng không khí đáng kể trong 20 năm qua, vẫn không thể đáp ứng yêu cầu.
Aidan Farrow, nhà khoa học cấp cao về chất lượng không khí tại Greenpeace International, cho biết cũng cần phải giám sát chất lượng không khí tốt hơn.
"Vào năm 2023, ô nhiễm không khí vẫn là thảm họa sức khỏe toàn cầu, bộ dữ liệu toàn cầu của IQAir đưa ra lời nhắc nhở quan trọng về những bất công nảy sinh và sự cần thiết phải thực hiện nhiều giải pháp hiện có cho vấn đề này", ông nói.
Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 có liên quan đến việc tăng tỷ lệ đau tim và đột quỵ, đồng thời có thể gây ra hiện tượng được gọi là oxidative stress - căng thẳng làm tổn thương các tế bào của cơ thể nhanh hơn khả năng chúng có thể tự sửa chữa.
Oxidative stress có liên quan đến nhiều loại bệnh khác nhau, từ bệnh Parkinson đến ung thư. Trong khi đó, Tiến sĩ Misbath Daouda, trợ lý giáo sư về công bằng y tế và công lý môi trường tại Đại học California ở Berkeley cho biết, nhiều nghiên cứu gần đây hơn đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Khói mù bao trùm nhiều nước Đông Nam Á Chất lượng không khí suy giảm và khói mù xuyên biên giới đang gây mâu thuẫn giữa một số nước Đông Nam Á và làm ảnh hưởng sức khỏe người dân. Theo bảng xếp hạng trực tiếp các thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới của Hãng IQAir, tính đến chiều 7.10, 3 thành phố của Đông Nam Á gồm Kuala Lumpur...